VĂN PHÒNG LUẬT SƯ MAI THỊ KIM SA https://luatsumaithikimsa.com Fri, 27 Sep 2024 01:34:46 +0000 vi hourly 1 TOÀN VĂN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) – LẤY Ý KIẾN LẦN 2 https://luatsumaithikimsa.com/toan-van-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-lay-y-kien-lan-2/ https://luatsumaithikimsa.com/toan-van-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-lay-y-kien-lan-2/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:28:05 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dat-dai/page-dat-dai-toan-van-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-lay-y-kien-lan-2.html

TOÀN VĂN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) – LẤY Ý KIẾN LẦN 2

QUỐC HỘI

Luật số: ……/2023/QH15

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LUẬT ĐẤT ĐAI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Đất đai.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, việc quản lý đất đai và chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.

3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất của thời kỳ quy hoạch.

4. Bồi thường quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là bồi thường về đất) là việc Nhà nước bồi hoàn cho người sử dụng đất bằng tiền hoặc bằng đất hoặc bằng lợi ích vật chất khác tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi theo quy định của Luật này.

5. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí hợp lý đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất, có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.

6. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất do Nhà nước đã quản lý theo quy định của pháp luật đất đai mà không được cơ quan có thẩm quyền quyền cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

7. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là sự thoả thuận giữa các cá nhân, theo đó các bên chuyển giao đất và đổi quyền sử dụng đất cho nhau theo hợp đồng hoặc theo phương án dồn điền đổi thửa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

8. Chuyển mục đích sử dụng đất là việc người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích đất đang được quyền sử dụng sang sử dụng vào mục đích đất khác theo quy định của Luật này.

9. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

10. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.

11. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

12. Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là việc sắp xếp lại các thửa đất nông nghiệp có diện tích nhỏ, phân tán thành các thửa đất mới có quy mô lớn hơn thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất gắn với quy hoạch lại giao thông, thuỷ lợi nội đồng nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.

13. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất là việc người sử dụng đất, người sở hữu tài sản, người được giao quản lý đất kê khai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận theo quy định của Luật này.

14. Đất để xây dựng công trình ngầm là phần đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.

15. Đất chưa giao, chưa cho thuê là đất, quỹ đất chưa sử dụng hoặc đất được phát triển theo các dự án của Nhà nước, được giao cho các tổ chức quản lý để phục vụ việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức cá nhân theo quy định.

16. Đất có mặt nước ven biển là đất có mặt nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (đường triều kiệt) đến đường sáu (06) hải lý theo quy định của pháp luật.

17. Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất là việc người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.

18. Gia hạn sử dụng đất là việc người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục sử dụng đất sau khi hết thời hạn theo mục đích đang sử dụng theo quy định của Luật này.

19. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất.

20. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, loại đất với thời hạn sử dụng đã được xác định.

21. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, loại đất với thời hạn sử dụng đã được xác định.

22. Giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp một số tiền cụ thể tính bằng tỷ lệ % số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

23. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

24. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên về chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc góp quyền sử dụng đất để tạo thành giá trị tài sản trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

25. Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.

26. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là chính sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của Luật này.

27. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân trực tiếp sản xuất và có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác.

28. Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, chủ thể khác mà không làm thay đổi quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

29. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

30. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân kỳ quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện.

31. Khu vực quản lý nghiêm ngặt chuyển mục đích sử dụng đất là khu vực không được thay đổi mục đích sử dụng đất, gồm: đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, đất trồng lúa 02 vụ trở lên, đất quốc phòng, đất an ninh cần bảo vệ trừ những trường hợp đặc biệt quan trọng cần thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và các công trình hạ tầng phục vụ quản lý chặt chẽ các khu vực này.

32. Khu vực hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất là khu vực hạn chế thay đổi mục đích sử dụng đất, gồm: đất khu công nghiệp, đất cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu chế xuất, khu dân cư tại đô thị và nông thôn, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình hạ tầng quốc gia.

33. Khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất là khu vực cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

34. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.

35. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

36. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

37. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cho thuê quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

38. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho người đang sử dụng đất ổn định đối với thửa đất xác định theo quy định của Luật này.

39. Nhà nước giao đất để quản lý là việc Nhà nước giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nước quản lý quỹ đất thông qua quy định của pháp luật hoặc quyết định hành chính.

40. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

41. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai hoặc thu hồi đất được Nhà nước giao quản lý.

42. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

43. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

44. Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua phương thức hợp tác, chuyển đổi hoặc thuê quyền sử dụng đất của người khác mà không làm mất đi quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

45. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.

46. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

47. Thửa đất chuẩn là thửa đất có các đặc tính về diện tích, hình thể, kích thước mang tính đại diện cho các thửa đất trong vùng giá trị, được chọn làm thửa đất chuẩn để định giá cho các thửa đất khác trong vùng giá trị.

48. Tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất để tổ chức sản xuất thông qua phương thức nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà có thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.

49. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

50. Tiền thuê đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước cho thuê đất.

51. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

52. Vùng giá trị là khu vực các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng và có các yếu tố tương đồng về vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất.

53. Vùng phụ cận là vùng đất tiếp giáp với các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 4. Áp dụng pháp luật

1. Quản lý và sử dụng đất đai phải thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các luật khác có liên quan. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đất đai và Luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, trừ các trường hợp sau đây:

a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.

b) Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu thầu.

c) Trường hợp đất đai được giao, cho thuê cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thì việc quản lý, sử dụng áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Việc sắp xếp lại, xử lý đất và các tài sản khác gắn liền với đất là tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trường hợp sau khi sắp xếp, xử lý tài sản công mà đất đai được xử lý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân để sử dụng thì việc quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp Luật khác ban hành sau ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về quản lý, sử dụng đất khác với quy định tại Luật Đất đai thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, nội dung thực hiện theo quy định của Luật khác đó; trường hợp Luật khác không xác định cụ thể thì áp dụng quy định của Luật Đất đai.

3. Việc giải quyết các quan hệ pháp luật về đất đai phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra hành vi quản lý và sử dụng đất đai.

Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;

b) Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;

c) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất (sau đây gọi chung là tổ chức tôn giáo).

2. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (sau đây gọi là hộ gia đình).

3. Cá nhân trong nước (sau đây gọi là cá nhân).

4. Cộng đồng dân cư.

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng mục đích sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất

1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của xã, phường, thị trấn.

3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.

4. Người đại diện tổ chức tôn giáo đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo.

5. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.

6. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.

Điều 8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý

1. Người đại diện của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức trong nước được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai, đê điều; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; hành lang an toàn các công trình theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức trong nước được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

d) Tổ chức trong nước được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.

4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

Điều 9. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai

1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm.

3. Khai hoang, phục hồi đất bị thoái hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.

4. Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm, công trình trên không theo quy hoạch.

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất chuyên trồng lúa, đất trồng lúa còn lại và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

d) Đất chăn nuôi tập trung;

đ) Đất nuôi trồng thủy sản;

e) Đất làm ruộng muối (sau đây gọi là đất làm muối);

g) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất nông nghiệp; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp và đất công trình khác trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp mà không nhằm mục đích phi nông nghiệp.

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, đất an ninh);

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất công trình giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, đường sắt, đường bộ và công trình giao thông khác); công trình thủy lợi; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tôn giáo, đất tín ngưỡng);

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; bảo quản lưu trữ tro cốt.

i) Đất có mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác.

3. Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa giao, chưa cho thuê gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi, núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây; đất có mặt nước nội địa; đất có mặt nước ven biển; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối chưa sử dụng và các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Điều 11. Căn cứ để xác định loại đất

1. Việc xác định loại đất dựa theo một trong các căn cứ sau đây:

a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 135 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản này;

c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này và trường hợp loại đất xác định trên giấy tờ đã cấp khác với phân loại đất theo quy định của Luật này hoặc khác với hiện trạng sử dụng đất thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Thực hiện không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật.

7. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

9. Làm trái quy định về quản lý, sử dụng đất đai.

10. Không ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

11. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

12. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

13. Phân biệt đối xử về giới trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai.

14. Sử dụng Quỹ phát triển đất không đúng mục đích.

Chương II

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC,

CÔNG DÂN ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

Mục 1

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC

LÀ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 13. Sở hữu đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.

Điều 14. Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai

Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai bao gồm:

1. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

4. Quyết định thu hồi đất

5. Quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết và cấp bách để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

6. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.

7. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

8. Công nhận quyền sử dụng đất.

9. Quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể; điều tiết thị trường quyền sử dụng đất theo quy luật cung, cầu của thị trường thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất.

10. Quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

11. Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Điều 15. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai

Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai thông qua các cơ quan:

1. Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước; quyết định giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền; thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất theo thẩm quyền quy định tại Luật này; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.

3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Điều 16. Trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1. Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.

2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có đất để sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sinh kế thông qua các chính sách:

a) Giao đất lần đầu không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức đối với những đồng bào dân tộc thiểu số chưa được giao đất để sản xuất, kinh doanh;

b) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm và thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất đối với những trường hợp đã được Nhà nước giao đất nhưng thiếu đất sản xuất.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách khung về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương, quy định cụ thể chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sống trên địa bàn.

Điều 18. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 19. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai

1. Bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

2. Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.

Điều 20. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trậntrong quản lý và sử dụng đất đai

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng, phản biện chính sách pháp luật về đất đai; cho ý kiến đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; tham gia ý kiến đối với dự án có sử dụng đất do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp:

a) Tham gia xây dựng, phản biện chính sách pháp luật về đất đai;

b) Cho ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp;

c) Tham gia ý kiến về trường hợp cần thiết phải thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất;

d) Tham gia xây dựng bảng giá đất, hội đồng thẩm định giá đất;

đ) Tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp về đất đai theo quy định của pháp luật.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mục 2

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 21. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

2. Phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.

3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.

4. Đo đạc, chỉnh lý, lập các bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề về quản lý, sử dụng đất;

5. Điều tra, đánh giá tài nguyên đất, bảo vệ và cải tạo đất;

6. Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

7. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

8. Điều tra xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất;

9. Quản lý tài chính về đất đai.

10. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

11. Phát triển quỹ đất.

12. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

13. Thống kê, kiểm kê đất đai.

14. Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.

15. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

16. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

17. Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.

18. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.

2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật này.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật này.

5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Điều 23. Cơ quan quản lý đất đai và công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn

1. Hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

3. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.

Mục 3

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

Điều 24. Quyền của công dân đối với đất đai

1. Tham gia xây dựng chính sách pháp luật về đất đai theo quy định của pháp luật.

2. Tham gia góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Tham gia góp ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

4. Giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về đất đai.

5. Tham gia quản lý nhà nước, thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về công tác quản lý, sử dụng đất đai.

6. Quyền về bình đẳng, bình đẳng giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

7. Tham gia đấu giá quyền sử dụng đất; tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất; đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

8. Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất; mua, bán, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Điều 25. Quyền tiếp cận thông tin đất đai

Công dân được quyền tiếp cận các thông tin đất đai sau đây:

1. Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch có sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; kết quả thống kê, kiểm kê đất đai; bảng giá đất đã được công bố; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

2. Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

4. Việc tiếp cận thông tin đất đai theo quy định của Luật này và pháp luật về tiếp cận thông tin.

Điều 26. Nghĩa vụ của công dân đối với quản lý, sử dụng đất đai

1. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai.

2. Tham gia góp ý, giám sát, phản biện xã hội trong việc hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai.

3. Giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên đất.

4. Tôn trọng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác.

Chương III

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 27. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.

7. Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều 28. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm thành viên hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 29. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Luật này.

Điều 30. Nhận quyền sử dụng đất

1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

a) Cá nhân được nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 của Luật này;

b) Tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

c) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

d) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

đ) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 và điểm e khoản 2 Điều 40 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 49 của Luật này;

e) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

g) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở;

h) Tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

i) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

k) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất;

l) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

m) Tổ chức trong nước, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với nhóm người có quyền sử dụng đất chung;

n) Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

o) Tổ chức trong nước là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi mô hình tổ chức theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi mô hình tổ chức của tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi.

2. Tổ chức trong nước, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định không phụ thuộc vào nơi cư trú, nơi đóng trụ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 49 và Điều 52 của Luật này.

3. Đối với khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì việc nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của Chính phủ.

Điều 31. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Điều 32. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 132 của Luật này.

Điều 33. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất

Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nhưng thuộc trường hợp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê theo quy định tại Luật này được chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và phải xác định lại giá đất cụ thể để tính tiền thuê đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này.

Mục 2

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC TRONG NƯỚC SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nướcđược Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

1. Tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này.

2. Tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nướcđược Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; việc thực hiện các quyền phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 34 của Luật này.

4. Tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

b) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trường hợp miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khi thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp bằng quyền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền tương ứng với thời gian được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lậpsử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

c) Bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này; người mua tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được tiếp tục sử dụng đất theo mục đích đã được xác định;

d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm được Nhà nước miễn tiền thuê đất có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích đã được giao phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Việc khai thác sử dụng quỹ đất đã được nhà nước cho thuê đất kết hợp vào mục đích khác thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với quỹ đất đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho thuê đất được phép chủ động khai thác, sử dụng kết hợp vào mục đích khác nhưng không được làm thay đổi mục đích sử dụng chính của quỹ đất đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Việc khai thác, kết hợp phải được hạch toán kinh doanh theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan.

b) Đối với quỹ đất do đơn vị sự nghiệp công lập đang sử dụng có hoạt động liên doanh liên kết với tổ chức kinh tế thì phải xây dựng Phương án khai thác sử dụng quỹ đất kết hợp vào mục đích khác trình cơ quan chủ quản xem xét chấp thuận.

3. Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ chức, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất

1. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc Nhà nước cho thuê đất trả trước tiền một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.

3. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp nhận chuyển nhượng và không chuyển mục đích sử dụng đất thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Trường hợp nhận chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

c) Trường hợp nhận chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 của Luật này.

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được quy định như sau:

a) Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế khi giải thể, phá sản

1. Tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Đất của cá nhân góp vốn mà không phải là đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

2. Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi giải thể, phá sản thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì Nhà nước thu hồi đất đó;

b) Đối với đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đất do thành viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất, quyền sử dụng đất đó là của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên.

3. Quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế là doanh nghiệp khi giải thể, phá sản được xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm, công trình trên không thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 34 của Luật này.

2. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 35 của Luật này.

3. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.

Mục 3

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN,

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với cá nhân là dân tộc thiểu số thì được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

2. Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân khác;

c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

d) Cho tổ chức, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này;

g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, góp quyền sử dụng đất với cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

i) Trường hợp đất không thuộc diện Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án nhà ở, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì có quyền tự đầu tư trên đất thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 128 của Luật này.

3. Cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, trừ trường hợp sử dụng đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này; người mua tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được tiếp tục sử dụng đất theo mục đích đã được xác định;

c) Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, cho thuê lại quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;

đ) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

4. Cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

6. Cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất

1. Cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này.

2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất được quy định như sau:

a) Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;

b) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư sử dụng đất

1. Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này.

2. Cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Mục 4

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI CÓ CHỨC NĂNG NGOẠI GIAO, TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

1. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Xây dựng các công trình trên đất theo giấy phép của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;

c) Sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuê trong thời hạn thuê đất;

d) Trường hợp không còn nhu cầu sử dụng phải chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam và được bồi hoàn giá trị còn lại của công trình theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có quyền và nghĩa vụ theo điều ước quốc tế đó.

Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.

2.  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất, người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước cho thuê đất theo đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn còn lại;

c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;

d) Cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;

c) Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn sử dụng đất.

4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do mua cổ phần, phần vốn góp thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tương ứng với hình thức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật này.

Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế liên doanh sử dụng đất do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài được chuyển đổi từ tổ chức kinh tế liên doanh

1. Tổ chức kinh tế liên doanh giữa tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế mà tổ chức kinh tế góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì tổ chức kinh tế liên doanh có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

b) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất như ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp, không phải ghi nhận nợ và không phải hoàn trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai để góp vốn liên doanh với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì tổ chức kinh tế liên doanh có quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này. Giá trị quyền sử dụng đất là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào tổ chức kinh tế liên doanh.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tư cách là tổ chức kinh tế trong nước vào liên doanh với tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì tổ chức kinh tế liên doanh có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này.

4. Tổ chức kinh tế liên doanh mà bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất nay chuyển thành tổ chức kinh tế có 100% vốn nước ngoài thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này đối với trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đó không thuộc trường hợp được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bán và tổ chức kinh tế có 100% vốn nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm theo quy định của Luật này;

b) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này đối với trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đó không thuộc trường hợp được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bán và tổ chức kinh tế có 100% vốn nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này;

c) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này đối với trường hợp quyền sử dụng đất do nhận góp vốn trước đó được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bán và tổ chức kinh tế có 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 35 của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 của Luật này.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 27 và Điều 31 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 40 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm, công trình trên không được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 44 và khoản 4 Điều 35 của Luật này;

2. Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này.

Mục 5

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC QUYỀN

CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 49. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa theo quy định Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều Điều 50, Điều 51, Điều 52, Điều 53 của Luật này.

3. Việc thực hiện quyền của người nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ được Nhà nước bảo hộ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4. Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên tổ chức kinh tế;

b) Địa điểm, diện tích đất sử dụng;

c) Mục đích sử dụng đất;

d) Phương thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp (lập dự án đầu tư hay không lập dự án đầu tư);

đ) Vốn đầu tư;

e) Thời hạn sử dụng đất mà tổ chức kinh tế đề nghị;

g) Tiến độ sử dụng đất.

5. Việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

6. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:

a) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất;

b) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Điều 50. Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm

1. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

b) Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận, trừ trường hợp phải thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành hoặc kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thanh tra, kiểm tra.

2. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước cho thuê đất được bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đã ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà chưa khấu trừ hết vào tiền thuê đất phải nộp.

3. Người mua tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;

b) Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư;

c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.

4. Người mua tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại, sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án và phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của Luật này.

5. Đối với trường hợp thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thì thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này.

Điều 51. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn hoặc xã, phường, thị trấn giáp ranh trong cùng một huyện cho cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Điều 52. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện

1. Cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho cá nhân sinh sống trong phân khu hoặc các phân khu lân cận giáp ranh thuộc địa phương đó.

2. Cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

3. Cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ. Cá nhân là dân tộc thiểu số không có nhu cầu sử dụng đất được Nhà nước cho thuê thì phải trả lại đất cho Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất xem xét giao đất cho người có nhu cầu sử dụng tại địa phương.

Điều 53. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê

1. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô;

b) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này để cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai;

c) Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở thì được chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện dự án đầu tư đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

2. Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm:

a) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;

b) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

3. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;

b) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

c) Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 122 của Luật này.

4. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không phải là dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về kinh doanh bất động sản và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;

b) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với toàn bộ dự án hoặc một phần diện tích đất dự án được chuyển nhượng cùng với chuyển nhượng dự án;

c) Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 122 của Luật này và phải sử dụng đất đúng mục đích.

Chương IV

 ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH,ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI

Mục 1

ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Điều 54. Địa giới hành chính

1. Địa giới hành chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Hồ sơ địa giới hành chính thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

3. Phạm vi quản lý đất đai được xác định theo đường địa giới hành chính của từng đơn vị hành chính được xác định theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác định địa giới, giải quyết tranh chấp địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Điều 55. Đo đạc, lập bản đồ địa chính

1. Bản đồ địa chính là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.

2. Bản đồ địa chính phải được chỉnh lý khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính và đồng thời được cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đo đạc, lập, chỉnh lý, quản lý bản đồ địa chính.

Mục 2

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

Điều 56. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai

1. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;

b) Điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất;

c) Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;

d) Xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống quan trắc tài nguyên đất.

đ) Điều tra đánh giá đất theo chuyên đề;

2. Định kỳ điều tra, đánh giá đất đai:

a) Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo định kỳ 05 năm một lần; điểm d khoản 1 Điều này thực hiện thường xuyên, hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

b) Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo yêu cầu đột xuất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

Điều 57. Bảo vệ cải tạo, phục hồi đất đai

1. Khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm phải được khoanh vùng bảo vệ, cải tạo, phục hồi.

2. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất thoái hóa

a) Phân loại mức độ phải bảo vệ cải tạo, phục hồi đất đối với diện tích đất bị thoái hóa đã được xác định;

b) Lập, thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;

c) Kiểm soát các khu vực đất bị thoái hóa chưa được bảo vệ, cải tạo theo điểm b, khoản 2 Điều này gồm: khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động trên đất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến đất.

3. Việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị ô nhiễm bao gồm đất có mặt nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 58. Tổ chức thực hiện điều tra đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai

1. Chính phủ quy định:

a) Điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai;

b) Điều kiện về năng lực, trách nhiệm và quyền lợi của nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực đất  bị ô nhiễm theo quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

a) Quy định cụ thể việc điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai theo quy định tại Điều 56 và Điều 57 của Luật này;

b) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo vùng và theo chuyên đề;

c) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh; khu vực đất ô nhiễm do lịch sử để lại, khu vực đất ô nhiễm không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm và đất ô nhiễm ở các khu vực công cộng khác;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh;

đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo phục hồi đất của địa phương;

e) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai và diện tích đất đã được bảo vệ, cải tạo, phục hồi của các vùng, cả nước.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất thoái hóa trên địa bàn tỉnh; cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;

b) Thống kê và công bố các khu vực ô nhiễm môi trường đất bao gồm đất có mặt nước; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực đất  bị ô nhiễm trên địa bàn;

4. Nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý, cải tạo phục hồi đất bị ô nhiễm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được khai thác, sử dụng toàn bộ hoặc một phần diện tích đất sau khi đã hoàn thành xử lý, cải tạo phục hồi đất, nước mặt bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường.

5.  Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.

6. Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ cải tạo phục hồi đất đai được thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp môi trường và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 59. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1. Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề.

2. Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

b) Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;

c) Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.

3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Chương V

QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 60. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất các cấp phải tổng hợp, cân đối, phân bổ nhu cầu sử dụng đất của các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất

2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

4. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện đến từng thửa đất.

6. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

6. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

7. Bảo đảm tính liên tục, kế thừa, ổn định, bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; phân bổ nguồn lực đất đai đảm bảo cân đối hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, giữa các thế hệ; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai.

8. Dân chủ, công khai, minh bạch.

Điều 61. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập đồng bộ, thống nhất, bao gồm:

1.  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.

5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Điều 62. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất các cấp là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất an ninh là từ 30 năm đến 50 năm; tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

2. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh và thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Điều 63. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, bao gồm:

a) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu của quốc gia; quy hoạch tổng thể quốc gia;

b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;

c) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;

d) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và tiềm năng đất đai;

đ) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia

a) Định hướng sử dụng đất quốc gia, vùng kinh tế – xã hội, tầm nhìn sử dụng đất đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;

b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất và phân bổ đến vùng kinh tế – xã hội đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất gồm đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu chế xuất, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia; đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn; đất có di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia;

c) Khoanh định, bố trí không gian sử dụng đất theo các khu vực gồm khu vực quản lý nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất;

d) Khoanh định đất khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ theo hướng tuyến phát triển hạ tầng và điểm kết nối giao thông;

đ) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia, bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn của cả nước;

c) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc gia

a) Xác định diện tích các loại đất quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm;

b) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm đến vùng kinh tế – xã hội;

5. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất quốc gia;

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;

7. Chính phủ quy định tiêu chí khu vực quản lý nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất

Điều 64. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu của cấp tỉnh; quy hoạch tỉnh;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của tỉnh;

đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, cấp huyện; nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực khác;

e) Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;

b) Xác định chỉ tiêu các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh, gồm: đất chăn nuôi tập trung, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất cụm công nghiệp; đất thương mại – dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất di tích lịch sử – văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh (trong đó xác định chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông); đất tôn giáo; đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất bãi thải, xử lý chất thải;

c) Khoanh định, bố trí không gian sử dụng đất theo các khu vực đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật này;

d) Khoanh định các khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ theo hướng tuyến phát triển hạ tầng và điểm kết nối giao thông;

đ) Khoanh định khu vực lấn biển;

e) Xác định chỉ tiêu các loại đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh;

c) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện;

d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh kỳ trước;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, bao gồm:

a) Xác định chỉ tiêu các loại đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

b) Xác định chỉ tiêu các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 121 của Luật này trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

c) Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này; các công trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; công trình, dự án đã có chủ trương đầu tư; thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.

Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để thực hiện dự án tái định cư tại chỗ, nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;

5. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Điều 65. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của cấp huyện;

d) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của huyện;

đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp xã; đối với việc xác định nhu cầu sử dụng đất ở, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn được xác định trên cơ sở dự báo dân số, điều kiện hạ tầng, cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng;

e) Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường; đảm bảo phù hợp, đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;

b) Xác định chỉ tiêu các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thể hiện thông tin đến cấp xã trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

c) Xác định chỉ tiêu các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã gồm: đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất nông nghiệp khác; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất phát triển hạ tầng (đất chợ, đất sinh hoạt cộng đồng, đất khu vui chơi, giải trí công cộng); đất cơ sở tín ngưỡng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác;

d) Khoanh định và xác định diện tích các khu vực đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và hướng tuyến phát triển hạ tầng và điểm kết nối giao thông theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 64 của Luật này;

đ) Xác định diện tích các khu dân cư, thương mại, dịch vụ theo định hướng giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt;

e) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.

3. Đối với quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và các chỉ tiêu sử dụng của địa phương.

4. Đối với những khu vực còn lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này đã có quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải cập nhật định hướng về hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo kỳ quy hoạch sử dụng đất.

5. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu đối với trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

b) Hiện trạng sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;

c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực của các cấp; của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

d) Kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt; chủ trương đầu tư để thực hiện các công trình, dự án trong năm kế hoạch;

đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

6. Tiêu chí lựa chọn các công trình, dự án ưu tiên trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

a) Bảo đảm quốc phòng, an ninh;

b) Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;

c) Tính khả thi của việc thực hiện.

7. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, bao gồm:

a) Diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch và được xác định đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

b) Danh mục các công trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; công trình, dự án đã có chủ trương đầu tư; công trình ngầm, công trình trên không mà không có cùng mục đích với mục đích sử dụng đất tầng bề mặt; diện tích đất để đấu giá quyền sử dụng đất, các dự án thu hồi đất trong năm, dự án tái định cư, đất sản xuất dự kiến bồi thường cho người có đất thu hồi và phải được xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đến từng thửa đất trên bản đồ địa chính.

Đối với khu đất nằm trong khu vực Nhà nước thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất thì phải đồng thời lập quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch 1/2000;

c) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép trong năm kế hoạch đến từng thửa đất trên bản đồ địa chính.

8. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

9. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Điều 66. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh

1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm:

a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

b) Chiến lược quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội;

d) Hiện trạng sử dụng đất, và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước;

đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;

e) Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm:

a) Định hướng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;

b) Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia;

c) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.

3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;

b) Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

c) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước;

d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.

4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước;

b) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm.

5. Chính phủ quy định tiêu chí và quyết định khoanh định khu vực hạn chế tiếp cận đất đai theo đối tượng sử dụng đất liên quan đến quốc phòng, an ninh.

6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.

Điều 67. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơ quan quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

4. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

5. Quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ quy hoạch.

6. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia và các địa phương có biển được lập bao gồm cả phần đất có mặt nước ven biển.

Điều 68. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia

a) Cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia; nội dung lấy ý kiến gồm báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b) Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phải công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của Cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia là 30 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến.

2. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

a) Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến các sở, ngành có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; nội dung lấy ý kiến gồm báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b) Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phải công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của Cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là 30 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến.

3. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

a) Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện lấy ý kiến các phòng, ban, ngành có liên quan, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, điểm dân cư, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội nghị, hội thảo và phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, cá nhân đại diện cho các xã, phường, thị trấn; nội dung lấy ý kiến gồm báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b) Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phải công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của Cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là 30 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến.

4. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 69. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;

b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.

Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

2. Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất, bao gồm:

a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để lập quy hoạch sử dụng đất;

b) Mức độ phù hợp của quy hoạch sử dụng đất với các căn cứ và nội dung quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường;

d) Tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất.

3. Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

a) Căn cứ, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất;

b) Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất, với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;

c) Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.

4. Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có trách nhiệm thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 67 của Luật này; cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

5. Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 70. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;

Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cho cấp huyện.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục công trình, dự án, các khu vực cần thu hồi đất theo quy hoạch trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Điều 71. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Rà soát quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn.

2. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

a) Có sự điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất;

b) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất;

c) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương;

d) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;

đ) Do biến động bất thường của tình hình kinh tế – xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất;

e) Do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất;

g) Do yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện có thể điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình hoặc nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng không làm thay đổi về chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và khu vực sử dụng đất theo chức năng trong quy hoạch sử dụng đất.

4. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

5. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt.

6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.

Trường hợp điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ đầu nhưng không làm thay đổi chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

7. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 72. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thuê tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 73. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.

2. Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyêt, phải thực hiện việc công bố công khai;

b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Điều 74. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Chính phủ tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia và quy định chi tiết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.

2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

4. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm kể từ ngày phê duyệt và được tiếp tục cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất của năm tiếp theo mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố công khai thì người sử dụng đất không bị hạn chế về các quyền sử dụng đất đã được pháp luật quy định.

5. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai việc hủy bỏ, thu hồi đất, chuyển mục đích đối với đất đã được ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6. Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Điều 75. Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Trách nhiệm báo cáo về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả ước thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 10 hàng năm;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả ước thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 10 hàng năm;

c) Định kỳ 05 năm một lần vào cuối mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.

2. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đối với năm cuối của kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch sử dụng đất.

Điều 76. Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thi hành

1. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện và được điều chỉnh trong kỳ rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 71 của Luật này.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo quy định của Luật này, trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải kế thừa nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh chưa được phê duyệt theo quy định của Luật này thì các địa phương tiếp tục sử dụng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh để thực hiện công tác quản lý đất đai.

3. Kế hoạch sử dụng đất được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cùng cấp. Đối với kế hoạch sử dụng đất năm đầu của kỳ quy hoạch sử dụng cấp huyện được lập đồng thời với lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Chương VI

THU HỒI ĐẤT, TRƯNG DỤNG ĐẤT

Điều 77. Thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

2. Làm căn cứ quân sự;

3. Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

4. Làm ga, cảng quân sự;

5. Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

6. Làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

8. Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, cơ sở khám chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;

9. Làm nhà công vụ, nhà khách của lực lượng vũ trang nhân dân;

10. Làm cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Điều 78. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là các dự án phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện chính sách về phát triển hạ tầng, đô thị, nông nghiệp, nông thôn; giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, phân bổ công bằng, hài hòa giá trị tăng thêm từ đất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nhằm phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng bao gồm:

1. Dự án công trình đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; dự án tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư; dự án xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;

2. Dự án công trình để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này bao gồm:

a) Dự án tái định cư; dự án xây dựng ký túc xá cho sinh viên; dự án xây dựng nhà ở xã hội; dự án xây dựng nhà ở công vụ; dự án xây dựng nhà ở tập trung cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp;

b) Dự án xây dựng công trình thu gom, xử lý chất thải;

c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư;

d) Dự án xây dựng cơ sở tôn giáo;

đ) Dự án xây dựng chợ tại các xã vùng nông thôn;

e) Dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;

g) Dự án khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung;

h) Dự án đô thị sử dụng các loại đất không phải là đất ở;

i) Dự án khu dân cư nông thôn sử dụng các loại đất không phải là đất ở;

k) Dự án lấn biển.

3. Dự án, công trình phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm:

a) Dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở;

c) Dự án khai thác khoáng sản;

d) Dự án chỉnh trang đô thị, chỉnh trang khu dân cư nông thôn.

4. Tiêu chí, điều kiện thu hồi đất đối với các quy định tại khoản 3 Điều này gồm:

a) Dự án quy định tại điểm a khoản 3 Điều này chỉ thu hồi đất để tạo quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất;

c) Dự án khai thác khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho hoạt động khoáng sản;

d) Dự án chỉnh trang đô thị, chỉnh trang khu dân cư nông thôn gồm dự án để cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, khu dân cư bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi thiên tai có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người dân; hoặc để di dời các công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc trường hợp phải di dời do ô nhiễm môi trường theo quy định hoặc để bố trí tái định cư; khu dân cư bị xuống cấp nghiêm trọng về hạ tầng và không phù hợp với quy hoạch.

Trường hợp phải thu hồi đất ở quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 81 Luật này thì việc thu hồi đất căn cứ vào văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

5. Các dự án, công trình không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của điều này thực hiện theo quy định tại Điều 121 và Điều 128 của Luật này.

Điều 79. Căn cứ thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hộilợi ích quốc gia, công cộng

Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này.

2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Điều 80. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm;

c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền hoặc không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, công khai tại thời điểm giao đất, cho thuê đất;

d) Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê mà người được giao đất, thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất sản xuất nông nghiệp không được sử dụng trong thời hạn 36 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng;

i) Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư mà không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư và tiền thuế tăng thêm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 147 của Luật này.

Việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư và tiền thuế tăng thêm theo quy định tại khoản này phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm phát hiện vi phạm, quá thời hạn này mà người sử dụng đất không nộp tiền thì Nhà nước thu hồi đất.

Trường hợp chậm tiến độ quá 48 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư mà chủ đầu tư chưa hoàn thành dự án đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 81. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn trừ trường hợp đất nông nghiệp giao có thời hạn cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong hạn mức giao đất;

đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người các loại đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không có khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định;

e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; các loại đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng;

g) Thu hồi đất trong trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư mà không thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản gắn liền với đất theo quy định.

2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này;

e) Văn bản chấm dứt dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 82. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, tổ chức tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

c) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

d) Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a, b và c khoản này.

Điều 83. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tếxã hộilợi ích quốc gia, công cộng

1. Trước khi ban hành quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải gửi văn bản thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Nội dung thông báo thu hồi đất gồm lý do thu hồi đất; diện tích, vị trí khu đất thu hồi; tiến độ thu hồi đất; kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; kế hoạch di dời người dân khỏi khu vực thu hồi đất; kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

3. Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Điều 84. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý, khai thác sử dụng quỹ đất đã thu hồi

1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm:

a) Đơn vị có chức năng thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

b) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập đối với từng dự án bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch; đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; đại diện cơ quan Tài chính, cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi; đại diện của người sử dụng đất có đất bị thu hồi. Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

2. Cơ quan được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm quản lý, khai thác sử dụng quỹ đất do Nhà nước đã thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 85. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh,phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm tổ chức họp để phổ biến, tiếp nhận ý kiến của người dân về các nội dung:

a) Chủ trương, chính sách có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tổ chức triển khai thực hiện dự án;

b) Dự kiến kế hoạch triển khai các bước để thực hiện; dự kiến nhu cầu, khu vực bố trí tái định cư, nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất;

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

d) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

3. Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Đối với trường hợp thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất thì trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải xác định quỹ đất bố trí tái định cư, bồi thường bằng đất trong khu vực dự án và phải thống nhất với người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất;

c) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

4. Việc quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định thu hồi đất sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 87 của Luật này.

5. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng trong khi chưa giao đất, cho thuê đất.

6. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành bố trí tái định cư, trừ trường hợp tái định cư tại chỗ hoặc người có đất bị thu hồi đồng ý nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở hoặc người có đất bị thu hồi đồng ý.

Điều 86. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc

1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc:

a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

2. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau:

a) Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;

b) Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều 87. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất

1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện như sau:

a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính;

c) Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết nguyên đán và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương;

d) Việc cưỡng chế thu hồi đất thực hiện với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và đối tượng khác có liên quan đến khu đất thu hồi (nếu có).

2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi;

c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất:

a) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế, gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban; thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;

b) Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

c) Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế quyết định thu hồi đất:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;

b) Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;

c) Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế quyết định thu hồi đất;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quyết định thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với Ban cưỡng chế niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;

đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu.

Điều 88. Trưng dụng đất

1. Nhà nước trưng dụng đất trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Error! Reference source not found. của Luật này.

2. Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.

Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

4. Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng. Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

6. Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.

7. Việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người có đất trưng dụng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;

b) Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán;

c) Trường hợp người có đất trưng dụng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng.

Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường;

đ) Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất.

Chương VII

BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Mục 1

BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT, CHI PHÍ ĐẦU TƯ CÒN LẠI VÀO ĐẤT

Điều 89. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

3. Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở.

4. Việc tổ chức xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất.

5. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

6. Chính phủ quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Điều 90. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hộilợi ích quốc gia, công cộng

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này và khoản 3 Điều 92 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

2. Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

7. Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Điều 91. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:

a) Chi phí san lấp mặt bằng;

b) Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

c) Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

d) Chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư đã ứng trước mà chưa khấu trừ hết vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp;

đ) Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 92. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 170 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 170 của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều 93. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo

1. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường về đất; mức bồi thường về đất được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

2. Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu chi phí này không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Trường hợp đất nông nghiệp không phải là đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tổ chức kinh tế đã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

3. Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

Điều 94. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bố trí tái định cư thông qua hình thức bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất và được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền mua nhà ở theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường về đất.

Điều 95. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại đối với đất sử dụng có thời hạn hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Điều 96. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng quy định tại khoản 5 Điều 119 của Luật này; tổ chức kinh tế liên doanh sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 45 của Luật này, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

3. Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường về đất theo thời hạn sử dụng đất còn lại.

4. Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

5. Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất phi nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường về đất.

Điều 97. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này.

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý.

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 80 và các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 81 của Luật này.

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này.

Mục 2

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN,

VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH

Điều 98. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

3. Việc thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Điều 99. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.

3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, công trình xây dựng quy định tại Điều này để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất.

Điều 100. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

b) Đối với cây lâu năm, được bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất; người có vườn cây bị thu hồi được thu hoạch sản phẩm còn lại;

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản được bồi thường thiệt hại thực tế theo mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng theo quy định của pháp luật về trồng trọt; đơn giá bồi thường thiệt hại về vật nuôi quy định tại Điều này để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất.

Điều 101. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường tại khoản 1 Điều này.

Điều 102. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất

1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và i khoản 1 Điều 80 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 81 của Luật này.

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Điều 103. Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn

Khi Nhà nước xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.

Mục 3

HỖ TRỢ

Điều 104. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;

b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho người có đất thu hồi có việc làm, có thu nhập ổn định để đảm bảo đời sống.

2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ cho trẻ em chưa đến tuổi lao động, người khuyết tật, người cao tuổi theo quy định của pháp luật.

đ) Hỗ trợ khác.

3. Quỹ hỗ trợ cho các trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Nguồn tài chính của Quỹ được trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 105. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

3. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của người có đất thu hồi.

Mục 4

TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 106. Lập và thực hiện dự án tái định cư

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.

2. Khu tái định cư bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông đảm bảo kết nối giao thông liên kết với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường;

b) Hạ tầng xã hội: đảm bảo trường học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ, khu thương mại – dịch vụ.

c) Phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

3. Lựa chọn địa điểm tái định cư thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi;

b) Tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất thu hồi đối với trường hợp tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi không có đất để bố trí tái định cư;

c) Tại địa bàn khác có điều kiện tương đương với trường hợp tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất thu hồi không có đất để bố trí tái định cư.

Điều 107. Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở

1. Hộ gia đình, cá nhân có đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất đủ điều kiện được bồi thường về đất ở thì được bố trí tái định cư.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.

Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.

3. Người có đất ở bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị, chỉnh trang đô thị, dự án nhà ở thì được bố trí tái định cư tại chỗ. Trường hợp thu hồi đất ở để thực hiện các mục đích khác thì được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có quỹ đất, quỹ nhà tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng. Có cơ chế thưởng đối với người có đất thu hồi bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

4. Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.

5. Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

6. Trường hợp người có đất ở thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường về đất ở không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.

Trường hợp người có nhà ở chung cư bị thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường về nhà ở chung cư không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.

7. Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương.

Điều 108. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt

1. Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng mà cần có chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo cam kết đó.

3. Đối với trường hợp thu hồi quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 81 của Luật này thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất theo quy định của Chính phủ.

Điều 109. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Điều 110. Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng trách nhiệm tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư

1. Trường hợp cần thiết, việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án riêng đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư. Việc quyết định tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án riêng đồng thời với phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền tách thành dự án độc lập.

Chương VIII

PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT

Điều 111. Phát triển quỹ đất

1. Nhà nước đầu tư phát triển quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư.

2. Việc phát triển quỹ đất, quản lý và sử dụng quỹ đất phải đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và theo quy định của pháp luật.

3. Đất đưa vào để tạo quỹ đất bao gồm:

a) Đất thu hồi để thực hiện dự án tạo quỹ đất quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này;

b) Đất thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 80 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 81 của Luật này;

c) Đất do Nhà nước quản lý nhưng chưa đưa vào sử dụng;

d) Đất được tạo lập từ việc thực hiện dự án lấn biển đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước;

đ) Đất thu hồi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; do sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường;

e) Đất có nguồn gốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm mà chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều này được thực hiện theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 112. Dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất

1. Các dự án tạo quỹ đất gồm:

a) Dự án do Nhà nước đầu tư để tạo quỹ đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này;

b) Dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 78 của Luật này.

2. Dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư thì đưa vào danh mục dự án thu hồi đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án thu hồi đất để tạo quỹ đất và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện.

Điều 113. Quỹ phát triển đất

1. Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương để tiếp nhận và ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy định tại Điều 111 của Luật này.

2. Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất.

4. Chính phủ quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ, và cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất.

Điều 114. Quản lý, khai thác quỹ đất

1. Quỹ đất theo quy định tại khoản 3 Điều 111 của Luật này do Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có tránh nhiệm phối hợp với Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, bảo vệ, chống lấn, chiếm đất.

2. Đất thuộc quỹ đất được giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Quỹ đất chưa giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì Tổ chức phát triển quỹ đất được cho các tổ chức, cá nhân thuê ngắn hạn để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của Chính phủ.

Điều 115. Tổ chức phát triển quỹ đất

1. Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công hoặc doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng thực hiện các dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này; thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các dự án khác; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp và các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

3. Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

4. Chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo quỹ đất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; định giá đất; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; quản lý quỹ đất sau tạo lập được khấu trừ vào tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất trước khi nộp vào ngân sách nhà nước.

5. Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất quy định tại khoản 3 Điều này và chi phí thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều này được sử dụng từ Quỹ phát triển đất.

6. Chi phí tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước; ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương IX

GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT,CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Mục 1

GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 116. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Căn cứ giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất là văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Căn cứ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này

b) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; điều kiện, tiêu chí sử dụng đất đối với các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

c) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

3. Hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở thì được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo hạn mức do Chính phủ quy định.

Điều 117. Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác

Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

Điều 118. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 170 của Luật này.

2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 119 của Luật này.

3. Người sử dụng đất để quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.

5. Giao đất để thực hiện dự án tái định cư theo dự án của Nhà nước; xây dựng nhà ở tập trung cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp thuê, ký túc xá sinh viên, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ.

6. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; tổ chức tôn giáo sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này.

Điều 119. Giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở.

2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất ở do được bồi thường hoặc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

5. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

6. Việc giao đất quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 của Luật này.

Điều 120. Cho thuê đất

1. Nhà nước cho thuê đất đối với các trường hợp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Luật này.

2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

b) Sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

3. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà có nhu cầu trả tiền thuê đất hàng năm.

4. Việc cho thuê đất quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 của Luật này.

Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:

a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;

b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung;

d) Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 118 sang các loại đất phi nông nghiệp quy định tại các Điều 119 hoặc Điều 120 của Luật này.

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

e) Chuyển sang đất thương mại, dịch vụ đối với các loại đất: đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

g) Chuyển sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp đối với các loại đất: đất thương mại, dịch vụ; đất xây dựng công trình sự nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

3. Việc chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài phù hợp quy định của pháp luật đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác mà nay có nhu cầu chuyển lại thành đất ở mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết, nhu cầu sử dụng đất tại địa phương để quy định cụ thể về hạn mức chuyển mục đích sử dụng các loại đất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 122. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và phù hợp với quy định tại Điều 116 của Luật này. Việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất phải tuân thủ theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.

2. Đối với các dự án đầu tư vào khu vực hạn chế sử dụng đất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về khu vực hạn chế tiếp cận đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 65 và khoản 5 Điều 66 Luật này.

3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư;

b) Ký quỹ hoặc các hình thức bảo đảm khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác trên địa bàn cả nước.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 123. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

b) Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo;

c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.

Điều 124. Xử lý trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành

1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn thì phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Luật này thì phải chuyển sang thuê đất.

3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014  thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này.

4. Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật này mà đã nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được tiếp tục thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại hoặc chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này nếu có nhu cầu.

Mục 2

GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT THÔNG QUA ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, ĐẤU THẦU DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 125. Các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất

Nhà nước giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với các trường hợp sau:

1. Các trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất quy định tại Điều 127 127 của Luật này;

2. Các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện sau đây:

a) Giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 152 của Luật này mà chỉ có 01 đối tượng đề nghị được giao đất, thuê đất;

b) Sử dụng đất thực hiện dự án khai thác khoáng sản;

c) Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp chuyển nơi công tác sang tỉnh khác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền mà chưa được giao đất ở, nhà ở; xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;

d) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

đ) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

e) Cho thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh đối với người được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm nhưng phải di dời ra khỏi vị trí cũ do ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật; hỗ trợ cho thuê đất để tiếp tục sản xuất kinh doanh đối với trường hợp thu hồi đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của người đang sử dụng;

g) Cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 170 của Luật này;

h) Cho thuê đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ về tài chính;

i) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc;

k) Cho thuê đất đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

l) Giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài do được bồi thường bằng đất theo quy định của Luật này và quy định của các pháp luật khác có liên quan, do được hỗ trợ tái định cư theo quy định của Luật này;

m) Giao đất, cho thuê đất cho tổ chức kinh tế bị thu hồi đất sản xuất kinh doanh theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này mà tại thời điểm thu hồi đất còn thời hạn sử dụng đất và tổ chức có nhu cầu sử dụng đất tại vị trí khác để tiếp tục sản xuất, kinh doanh;

n) Giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt theo quy định của Chính phủ.

o) Cho thuê đất để xây dựng công trình ngầm có mục đích kinh doanh.

p) Giao đất, cho thuê đất theo quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành.

q) Các trường hợp đặc biệt về ưu đãi đầu tư và một số chính sách xã hội đặc thù khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thuộc quy định tại Điều 121 của Luật này .

Điều 126. Đấu giá quyền sử dụng đất

1. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, gồm:

a) Đất do Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án để thực hiện dự án đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, dự án xây dựng nhà ở thương mại.

Giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, dự án xây dựng nhà ở thương mại;

Sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để thực hiện dự án đô thị, dự án khu dân cư nông thôn, dự án xây dựng nhà ở thương mại;

b) Sử dụng quỹ đất do Nhà nước quản lý, quỹ đất được tạo lập từ dự án tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư, quỹ đất do Nhà nước thu hồi khi sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước để thực hiện dự án sử dụng đất vào mục đích cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ;

c) Cá nhân được giao đất ở mà không thuộc trường hợp giao đất tái định cư, giao đất ở cho đối tượng là người có công.

2. Đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Có trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt;

d) Phải có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn;

đ) Đất đã được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

3. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Luật này;

b) Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 122 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư;

c) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

đ) Nhà đầu tư tham gia đấu giá phải có đề xuất dự án đầu tư trên khu đất đưa ra đấu giá và tiến độ thực hiện dự án.

e) Cam kết của nhà đầu tư phải thực hiện dự án theo đúng tiến độ dự án;

g) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất không được thay đổi mục đích sử dụng đất, chiều cao, chiều sâu công trình, hệ số sử dụng đất.

h) Người trúng đấu giá phải đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ nhưng không quá 05 năm kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa.

4. Cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện:

a) Hàng năm phải công bố kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên Cổng thông tin đấu giá quyền sử dụng đất quốc gia, Cổng thông tin của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Lập, tổ chức thực hiện phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật này;

c) Tổ chức lập, tổ chức thực hiện phương án đấu giá quyền sử dụng đất;

d) Bàn giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

5. Trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 127. Đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư

1. Đất để thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Có trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt;

b) Thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 78 của Luật này.

2. Tiêu chí đối với các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư:

a) Cho thuê đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh;

b) Cho thuê đất đối với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có mục đích kinh doanh;

c) Giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng;

d) Các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất mà có từ 02 nhà đầu tư quan tâm trở lên;

đ) Cho thuê đất để xây dựng công trình ngầm có mục đích kinh doanh mà có từ 02 nhà đầu tư quan tâm trở lên

đ) Dự án chỉnh trang và phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp cần lựa chọn nhà đầu tư;

e) Dự án đô thị, nhà ở thương mại có quy mô từ 50 ha trở lên tại khu vực nông thôn và 20 ha trở lên tại khu vực đô thị.

3. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Luật này;

b) Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 122 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư;

c) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Hàng năm phải công bố kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu dự án có có sử dụng đất theo quy định của Luật này;

b) Tổ chức lập hoặc thi tuyển để lựa chọn phương án quy hoạch chi tiết 1/500 với ý tưởng tốt nhất;

c) Lập, thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất theo quy định của Luật này;

d) Giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng thầu.

5. Trình tự, thủ tục đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 128. Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất  

1. Các trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất, bao gồm:

a) Thỏa thuận về quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; thỏa thuận về quyền sử dụng đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là dự án đô thị, nhà ở thương mại, khu dân cư nông thôn;

b) Thỏa thuận về quyền sử dụng đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là dự án đô thị, nhà ở thương mại, khu dân cư nông thôn;

c) Thỏa thuận về quyền sử dụng đất ở và các loại đất không phải là đất ở để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại, khu dân cư nông thôn.

2. Các điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 77, khoản 1 Điều 78 của Luật này;

b) Chủ đầu tư đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

3. Việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất quy định tại Điều này được thực hiện như sau:

a) Thực hiện thỏa thuận theo hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc quy hoạch phân khu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với khu đất thuộc địa bàn đơn vị hành chính không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

b) Lập dự án có sử dụng đất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan;

c) Đưa quỹ đất thực hiện dự án vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

d) Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính theo giá đất cụ thể được quy định tại Luật này.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:

a) Được miễn thuế thu nhập đối với phần thu nhập từ tiền thuê đất trong thời gian thuê, thuê lại quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

b) Trường hợp trong khu vực đất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này có diện tích đất do Nhà nước quản lý thì diện tích đất do Nhà nước quản lý được đưa vào tổng diện tích đất để lập dự án và được Nhà nước thu hồi để giao, cho thuê cho nhà đầu tư thực hiện dự án không phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, không phải đấu thầu dự án có sử dụng đất;

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

d) Khi hết thời hạn sử dụng đất mà không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm hết hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng theo hình thức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất trước khi thỏa thuận về quyền sử dụng đất.

5. Đối với trường hợp thỏa thuận về quyền sử dụng đất để tiếp tục sản xuất kinh doanh và không thay đổi mục đích sử dụng đất thì thực hiện theo quy định của Luật này về chuyển quyền sử dụng đất.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

ChươngX

ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Mục 1

HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

Điều 129. Hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tình trạng pháp lý của thửa đất và tài sản gắn liền với đất phản ảnh đầy đủ tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn.

2.  Hồ sơ địa chính được sử dụng để:

a) Làm công cụ quản lý đất đai;

b) Bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai;

c) Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai;

d) Giám sát biến động thị trường quyền sử dụng đất;

đ) Hỗ trợ người sử dụng đất trong việc tiếp cận vốn tín dụng;

e) Hỗ trợ các ngành, các cấp chỉ đạo điều hành, xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng;

g) Cung cấp thông tin cho nhà đầu tư có nhu cầu tiếp cận đất đai.

Điều 130. Nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính

1. Hồ sơ địa chính được lập đến từng thửa đất, bảo đảm tính khoa học và thống nhất thông tin trong hồ sơ với hiện trạng quản lý, sử dụng đất; được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã.

2. Hồ sơ địa chính phải được cập nhật biến động đầy đủ, kịp thời khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai hoặc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo phản ảnh đầy đủ tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn.

Điều 131. Trách nhiệm lập, cập nhật, khai thác hồ sơ địa chính

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc lập hồ sơ địa chính tại địa phương.

2. Cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ địa chính; kiểm tra, giám sát việc cập nhật hồ sơ địa chính thường xuyên tại địa phương.

3. Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện việc lập, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cung cấp bản sao hồ sơ địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng, cung cấp thông tin từ hồ sơ địa chính theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm quản lý, khai thác thông tin từ hồ sơ địa chính phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương; cập nhật biến động đất đai đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền và phản ánh tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất vào hồ sơ địa chính.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, hướng dẫn việc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính, việc khai thác sử dụng và kiểm tra giám sát đối với hồ sơ địa chính.

Mục 2

ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Điều 132. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

2. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được cơ quan đăng ký đất đai thực hiện bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính.

4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất phải đăng ký giá đất theo quy định của Chính phủ.

5. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm ghi vào Sổ địa chính.

Điều 133. Đăng ký lần đầu

1. Đăng ký lần đầu đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

b) Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê để sử dụng; chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép;

c) Thửa đất được giao để quản lý theo quy định tại Điều 8 của Luật này mà chưa đăng ký;

d) Tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không mà có nhu cầu đăng ký đồng thời với đăng ký đất đai quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, tổ chức thực hiện đăng ký lần đầu cho các trường hợp chưa đăng ký.

Điều 134. Đăng ký biến động

1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất được phép đổi tên, thay đổi thông tin về nhân thân;

c) Thay đổi về ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất; thay đổi về tình trạng thửa đất khi điều chỉnh đất đai;

d) Đăng ký tài sản gắn liền với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận; đăng ký thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không phải xin phép;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này;

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách, hợp nhất, sáp nhập quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;

n) Có sự thay đổi về quyền sử dụng không gian ngầm và khoảng không;

o) Điều chuyển đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công giữa các cơ quan, đơn vị của Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k, l khoản 1 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Điều 135. Giấy tờ làm căn cứ công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất

1. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

3. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

4. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

5. Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

6. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

7. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Điều 136. Công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 135 của Luật này thì được công nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 135 của Luật này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là chùa, đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 172 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được công nhận quyền sử dụng đất.

Điều 137. Công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 135 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 135 của Luật này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì được công nhận quyền sử dụng đất nếu có các điều kiện như sau:

a) Thửa đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp không thuộc trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai;

b) Thửa đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp không thuộc trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Nhà nước ghi nhận là người đang sử dụng đất tại thời điểm đăng ký, được tạm thời quản lý đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.

Điều 138. Công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất

1. Tổ chức đang sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích.

2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được công nhận quyền sử dụng đất thì được giải quyết như sau:

a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, cho mượn, cho thuê trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị chiếm;

b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý; trường hợp đất ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở được công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý.

3. Đối với tổ chức đang sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất quy định tại Điều 120 của Luật này thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh làm thủ tục ký hợp đồng thuê sau khi được công nhận quyền sử dụng đất.

4. Tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được Nhà nước cho phép hoạt động;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Điều 139. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao, hạn mức đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân

1. Diện tích đất có vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.

2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 135 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 135 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 188 và khoản 4 Điều 189 của Luật này.

3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 135 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 135 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân phù hợp với tập quán ở địa phương;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 135 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 188 và khoản 4 Điều 189 của Luật này.

6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

7. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Việc xác định diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại thời điểm người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký đất đai hợp lệ.

Điều 140. Thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, tổ chức tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều 141. Quy định chi tiết việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất

Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký lần đầu, đăng ký biến động đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất; việc công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; tổ chức, tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất, việc xác định diện tích đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao, hạn mức đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân.

Mục 3

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT,

QUYỀN SỞHỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Điều 142. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu thống nhất trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Điều 143. Nguyên tắc, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

5. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Đối với trường hợp giấy chứng nhận đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi Giấy chứng nhận và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình.

Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

6. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 135 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận đã cấp và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận đã cấp thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật này.

7. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận do Cơ quan đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của Chính phủ.

8. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, việc xác định lại diện tích đất ở và việc đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.

Điều 144. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật này, trừ trường hợp: đất được giao sử dụng chung với đất được giao quản lý thì được chứng nhận phần quyền sử dụng theo quyết định giao, cho thuê của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất; đất nhận khoán, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Đất đã được đăng ký vào sổ địa chính nhưng đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện.

5. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm công trình giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Điều 145. Cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận bao gồm nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp sau khi cấp Giấy chứng nhận mà tài sản bị tiêu hủy, phá dỡ thì việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản không còn hiệu lực pháp lý.

Điều 146. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đúng vị trí, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật này.

Đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp khi thực hiện công nhận quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận là cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 140 của Luật này.

Trường hợp việc công nhận quyền sử dụng đất quy định tại Luật này không đúng quy định của pháp luật dẫn đến Giấy chứng nhận đã cấp thuộc điểm d khoản 2 Điều này thì việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quy định tại Luật này thực hiện sau khi có quyết định điều chỉnh, hủy bỏ việc công nhận quyền sử dụng đất.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật này là cơ quan có thẩm quyền xác định lại diện tích đất ở đã cấp trên Giấy chứng nhận.

Chương XI

TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI, GIÁ ĐẤT

Mục 1

TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 147. Các khoản thu tài chính từ đất đai

1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:

a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất; khi sử dụng đất kết hợp quy định tại Điều 209 của Luật này;

b) Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;

c) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai;

d) Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

đ) Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuế tăng thêm đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng;

e) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;

h) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

2. Các khoản thu tài chính từ đất đai là nguồn thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Chính phủ quy định chi tiết các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.

Điều 148. Điều tiết nguồn thu từ đất

1. Nhà nước điều tiết nguồn thu từ đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật để phân bổ cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ, phục hồi đất bị thoái hóa, ô nhiễm.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương quy định việc sử dụng một phần nguồn thu từ đất để hỗ trợ cho các cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi và cho người có đất bị thu hồi.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 149. Các khoản thu từ dịch vụ công về đất đai

Các khoản thu từ dịch vụ công về đất đai bao gồm:

1. Dịch vụ cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai;

2. Dịch vụ đo đạc địa chính;

3. Dịch vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

4. Dịch vụ tư vấn định giá đất;

5. Các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 150. Căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1. Căn cứ tính tiền sử dụng đất:

a) Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất;

b) Mục đích sử dụng đất;

c) Giá đất theo quy định tại Điều 154 và Điều 155 của Luật này; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất là giá trúng đấu giá;

d) Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất của Nhà nước.

2. Căn cứ tính tiền cho thuê đất:

a) Diện tích đất cho thuê;

b) Thời hạn cho thuê đất, thời hạn gia hạn sử dụng đất;

c) Đơn giá thuê đất; trường hợp đấu giá quyền thuê đất thì giá đất thuê là giá trúng đấu giá;

d) Hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

đ) Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất của Nhà nước.

3. Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, quyết định công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất.

4. Giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất.

Việc xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải được tổ chức thực hiện trước thời điểm quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất không quá 06 tháng.

Trường hợp điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà làm thay đổi hệ số sử dụng đất nhưng không làm thay đổi diện tích đất sử dụng thì phải xác định lại giá đất tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bổ sung.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 151. Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất

1. Khi chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 121 của Luật này thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định sau đây:

a) Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Nộp tiền thuê đất hàng năm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Khi được gia hạn sử dụng đất mà người sử dụng đất thuộc đối tượng phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thời gian được gia hạn.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 152. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp sử dụng đất tại đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị, dự án có xây dựng nhà ở thương mại, dự án có sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ;

b) Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

c) Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;

d) Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập;

đ) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không;

e) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp;

g) Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2

GIÁ ĐẤT

Điều 153. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất

1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Theo mục đích sử dụng đất định giá;

b) Theo thời hạn sử dụng đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất;

c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường;

d) Tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất theo quy định của pháp luật;

đ) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan của kết quả định giá đất giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định.

2. Giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng trên thị trường xuất hiện với tần suất nhiều nhất thông qua thống kê tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác.

3. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất; quy trình xây dựng bảng giá đất, định giá đất cụ thể; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.

Điều 154. Bảng giá đất

1. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm.

Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất, được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xây dựng bảng giá đất; trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành.

2. Bảng giá đất được xây dựng theo vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

3. Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;

b) Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

c) Tính thuế sử dụng đất, thuế đối với các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất vào sử dụng;

d) Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

đ) Tính tiền sử dụng đất tăng thêm đối với những trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng;

e) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

g) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

h) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

i) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

k) Tính giá khởi điểm đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất.

i) Làm căn cứ để tính giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, xây dựng công trình trên không

4. Đối với các trường hợp tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì giá đất để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm ổn định trong 05 năm.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 155. Giá đất cụ thể

1. Giá đất cụ thể được áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; khi Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;

b) Tính tiền thuê đất trả tiền một lần đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, khi Nhà nước cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền thuê đất.

c) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

d) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

đ) Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà ảnh hưởng đến hệ số sử dụng đất; cho phép chuyển hình thức sử dụng đất.

2. Việc quyết định giá đất cụ thể thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan quản lý đất đai cấp huyện được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai trình Hội đồng thẩm định giá đất thẩm định kết quả tư vấn xác định giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định giá đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

3. Đối với khu vực đã có bảng giá đất tới từng thửa đất theo vùng giá trị đất, giá thửa đất chuẩn thì việc định giá đất cụ thể được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm định giá.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các phương pháp để định giá đất cụ thể và quy định chi tiết Điều này.

Điều 156. Hội đồng thẩm định giá đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất bao gồm các thành phần sau:

a) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Giám đốc Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

c) Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp tỉnh bao gồm các thành phần sau:

a) Giám đốc Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

c) Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp huyện bao gồm các thành phần sau:

a) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban chuyên môn có liên quan; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;

c) Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

4. Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng, được thuê tổ chức tư vấn định giá đất để tư vấn thẩm định giá đất.

5. Hội đồng thẩm định giá đất làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; Chủ tịch và các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình. Hội đồng thực hiện thẩm định việc tuân thủ nguyên tắc, việc áp dụng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất, kết quả thu thập thông tin, tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan trong quá trình định giá và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật.

6. Kết quả thẩm định giá đất của Hội đồng là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định Bảng giá đất, giá đất cụ thể.

Điều 157. Tư vấn xác định giá đất

1. Tư vấn xác định giá đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Khi xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và giá đất cụ thể;

b) Khi giải quyết khiếu nại về giá đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên có liên quan.

2. Chính phủ quy định điều kiện hoạt động của tư vấn xác định giá đất, hành nghề tư vấn xác định giá đất.

3. Việc xác định giá đất của tư vấn xác định giá đất phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất quy định tại Điều 153 của Luật này.

4. Giá đất do tư vấn xác định là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định giá đất.

Điều 158. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất

1. Quyền của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất:

a) Thực hiện tư vấn xác định giá đất theo quy định của Luật này, Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Yêu cầu bên thuê tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tư vấn xác định giá đất; được nhận tiền dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tư vấn xác định giá đất khi bên thuê tư vấn vi phạm điều kiện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn xác định giá đất;

b) Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn xác định giá đất với bên thuê tư vấn;

c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạt động tư vấn xác định giá đất định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;

d) Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

đ) Đăng ký danh sách định giá viên và việc thay đổi, bổ sung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức tư vấn xác định giá đất đặt trụ sở chính;

e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn xác định giá đất;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương XII

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

Điều 159. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai

1. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.

2. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng, vận hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

3. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai gồm các thành phần cơ bản sau:

a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;

b) Phần mềm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia;

c) Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Điều 160. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được xây dựng thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, triển khai đồng bộ trong phạm vi cả nước.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai gồm các thành phần:

a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;

b) Cơ sở dữ liệu địa chính;

c) Cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá đất đai;

d) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

đ) Cơ sở dữ liệu giá đất;

e) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;

g) Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;

h) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được thiết lập ở Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành một hệ thống thống nhất, liên thông; là nền tảng cơ sở cho triển khai công tác quản lý, nghiệp vụ, hoạt động về đất đai; cung cấp dữ liệu thông tin cho quản trị nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số; tạo ra thông tin mới và các giá trị gia tăng; tạo nguồn thu từ phí cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai để phát triển, duy trì, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

4. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 161. Quản lý, khai thác và kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

1. Thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác thực điện tử có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy.

2. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai.

3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai là duy nhất, được quản lý tập trung và được phân cấp, phân quyền thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời, đảm bảo phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên thực tế.

5. Bộ, ngành, cơ quan có liên quan được kết nối liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc kết nối liên thông phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

6. Khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

b) Người sử dụng đất được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;

c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật;

d) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin dữ liệu về đất đai. Khuyến khích các tổ chức cá nhân phản hồi, cung cấp, cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;

đ) Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai và chi phí cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu đất đai theo quy định;

e) Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai đối với các nội dung do cơ quan trung ương quản lý theo quy định của pháp luật; hướng dẫn xác định giá cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu đất đai theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 162. Dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai

1. Các dịch vụ công trực tuyến về đất đai gồm dịch vụ hành chính công về đất đai, dịch vụ cung cấp, khai thác thông tin về đất đai và dịch vụ công khác về đất đai theo quy định của pháp luật.

2. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai được quy định như sau:

a) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai theo quy định của Chính phủ bảo đảm kết nối, liên thông, thuận tiện, đơn giản, an toàn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai;

b) Các hình thức xác nhận của nhà nước với quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sử dụng đất được thực hiện trên hồ sơ số và xác thực điện tử. Các giao dịch về đất đai trên môi trường điện tử có tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, tổ chức, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về đất đai, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối, liên thông theo quy định của pháp luật.

Điều 163. Bảo đảm kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin đất đai

1. Kinh phí xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin đất đai được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước, ưu tiên từ nguồn thu tiền sử dụng đất, nguồn vốn vay, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý, bảo trì, duy trì, vận hành và khai thác hoạt động hệ thống thông tin đất đai được sử dụng từ nguồn ngân sách cấp hàng năm, các khoản thu tài chính từ đất đai, từ hoạt động khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tham gia trong việc đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; cung cấp các phần mềm ứng dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và khai thác thông tin, dữ liệu đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng từ cơ sở dữ liệu đất đai.

4. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc sử dụng các khoản thu tài chính từ đất đai để xây dựng, cập nhật, duy trì vận hành, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Điều 164. Trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về đất đai

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và hệ thống phần mềm hệ thống thông tin quốc gia về đất đai;

b) Xây dựng, cập nhật dữ liệu đất đai cấp vùng, cả nước và cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai ở trung ương;

c) Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trong phạm vi cả nước;

d) Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia với cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành, địa phương và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai theo quy định của Chính phủ.

2. Các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm kết nối, chia sẻ kết quả điều tra cơ bản và các thông tin có liên quan đến đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật, làm giàu cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi của địa phương; đảm bảo kết nối, tích hợp, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai trong phạm vi của địa phương cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai tại địa phương theo quy định của Chính phủ.

4. Chính phủ quy định cụ thể về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Chương XIII

CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT

Mục 1

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 165. Đất sử dụng ổn định lâu dài

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

1. Đất ở do cá nhân sử dụng;

2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 172 của Luật này;

3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất quy định tại khoản 3 Điều 118 của Luật này;

4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 192 của Luật này;

6. Đất quốc phòng, an ninh;

7. Đất tôn giáo quy định tại Điều 203 của Luật này;

8. Đất tín ngưỡng;

9. Đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 167 và khoản 2 Điều 168 của Luật này.

Điều 166. Đất sử dụng có thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 170 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này mà không phải làm thủ tục gia hạn, trừ trường hợp Nhà nước đã đưa diện tích đất hết hạn sử dụng vào kế hoạch sử dụng đất hoặc có quyết định thu hồi đất.

2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất nhưng không quá 50 năm.

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Đối với dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mà có điều chỉnh thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư thì người sử dụng đất được Nhà nước điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản này.

5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn không quá 05 năm.

6. Đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 192 của Luật này và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

7. Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.

8. Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều này được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Thời hạn giao đất, cho thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất xây dựng công trình trên không nhằm mục đích kinh doanh thì thời sử dụng đất được xác định theo thời hạn thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.

10. Trước khi hết hạn sử dụng đất ít nhất 06 tháng, người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất. Sau thời hạn nêu trên mà người sử dụng đất không nộp hồ sơ đề nghị gia hạn thì không được gia hạn sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 167. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

1. Thời hạn sử dụng đất đối với cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

a) Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang sử dụng vào mục đích khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài;

c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.

Khi hết thời hạn, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 166 của Luật này nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

d) Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

đ) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.

2. Thời hạn sử dụng đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư không thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khi chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 166 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chức kinh tế được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Điều 168. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất

1. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức sử dụng của cá nhân thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành mà hết hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét cho gia hạn theo thời hạn quy định tại Điều 166 của Luật này.

2. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Điều 169. Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án

1. Việc xem xét điều chỉnh thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư khi chưa hết thời hạn sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

b) Có văn bản đề nghị điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án;

c) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án;

d) Đáp ứng các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Thời hạn sử dụng đất của dự án được xác định theo thời hạn hoạt động của dự án mà cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi thời hạn nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 166 của Luật này.

Mục 2

CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 170. Hạn mức giao đất nông nghiệp

1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;

b) Đất rừng sản xuất.

4. Trường hợp cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Đối với diện tích đất nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

8. Diện tích đất nông nghiệp của cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.

Điều 171. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân

1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 170 của Luật này.

2. Việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

a) Điều kiện đất đai và công nghệ sản xuất;

b) Chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

4. Cá nhân nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải sử dụng đúng mục đích, trường hợp chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Điều 172. Đất nông nghiệp docá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng

1. Đất nông nghiệp do cá nhân sử dụng gồm đất nông nghiệp Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do thuê quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác; do nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2. Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho cá nhân được quy định như sau:

a) Cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này;

b) Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đất cho cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất;

c) Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và đang sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.

3. Người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan, được sử dụng một tỷ lệ đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. Đối với đất trồng lúa thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 176 của Luật này.

4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng được quy định như sau:

a) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc;

b) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.

Điều 173. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích

1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

Đất nông nghiệp do tổ chức, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;

c) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

3. Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm tùy theo mục đích sử dụng đất.

Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước.

4. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 174. Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng

1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập, trừ trường hợp quy định tại Điều 175 của Luật này mà đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì phải rà soát hiện trạng sử dụng đất, lập phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đất phải xác định rõ diện tích, ranh giới sử dụng, diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất theo phương án sử dụng đất được phê duyệt; thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, giao khoán, cho thuê, cho mượn trái pháp luật, bị lấn, bị chiếm để tạo quỹ đất giao, cho thuê đối với tổ chức, cá nhân. Việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên cá nhân là dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương.

3. Tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải chuyển sang thuê đất.

Điều 175. Đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng

1. Các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông trường, lâm trường có trách nhiệm rà soát hiện trạng sử dụng đất về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, bị lấn, bị chiếm và đang có tranh chấp.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

a) Công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích công nhận cho tổ chức đang sử dụng đúng mục đích theo phương án đã được phê duyệt;

b) Thực hiện tiếp nhận đối với phần diện tích công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông trường, lâm trường bàn giao cho địa phương;

c) Thu hồi diện tích đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật; bị lấn, chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư không đúng quy định để tạo quỹ đất theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 111 của Luật này.

3. Đối với diện tích đất mà tổ chức sử dụng đất đã giải thể; diện tích đất bàn giao cho địa phương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sử dụng vào mục đích theo quy hoạch sử dụng đất như sau:

a) Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;

b) Giao đất, cho thuê đất đối với cá nhân ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất;

c) Công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất là người nhận khoán, người đang thuê đất sử dụng đất;

d) Giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích công  cộng và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Điều 176. Đất trồng lúa

1. Đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ hai vụ lúa trở lên.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

3. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng rừng, chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

5. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

6. Người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa và được sử dụng một tỷ lệ đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa theo quy hoạch, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 177. Đất chăn nuôi tập trung

1. Đất chăn nuôi tập trung là đất để xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, bao gồm chuồng trại chăn nuôi, khảo nghiệm và các công trình gắn liền với trang trại chăn nuôi như: cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, công trình xử lý chất thải và công trình phụ trợ khác.

2. Việc sử dụng đất chăn nuôi tập trung phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không ảnh hưởng đến người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;

c) Trường hợp sử dụng đất chăn nuôi mà có xây dựng công trình gắn liền với đất thì phải đảm bảo các quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng.

3. Tổ chức kinh tế, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất; được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư chăn nuôi tập trung.

4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án chăn nuôi tập trung.

Điều 178. Đất rừng sản xuất

1. Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhà nước giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng sau đây:

a) Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 170 của Luật này. Đối với trường hợp cá nhân sử dụng đất rừng sản xuất vượt hạn mức giao đất thì phải chuyển sang thuê đất

b) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng;

c) Đơn vị vũ trang nhân dân;

d) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích đất rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ.

3. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cá nhân thuê đất rừng sản xuất để sản xuất lâm nghiệp theo quy định sau đây:

a) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

b) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền hàng năm đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

5. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều này được sử dụng kết hợp với mục đích khác theo quy định tại Điều 209 của Luật này nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất.

6. Nhà nước cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án trồng rừng sản xuất.

Điều 179. Đất rừng phòng hộ

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý rừng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho các đối tượng sau đây:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đối với đất rừng phòng hộ đầu nguồn, đất rừng phòng hộ biên giới; đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

b) Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;

c) Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.

2. Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, cá nhân khi sử dụng đất rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng kết hợp với mục đích kết hợp trồng cây hằng năm, cây dược liệu, chăn nuôi; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí; được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với diện tích đất sử dụng kết hợp phải đáp ứng các điều kiện về sử dụng đất khi sử dụng đất kết hợp theo quy định tại Điều 209 và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 147 của Luật này.

Điều 180. Đất rừng đặc dụng

1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng để quản lý rừng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho các đối tượng sau đây:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia;

b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia;

c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao;

d) Cộng đồng dân cư đối với khu rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống;

đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.

2. Căn cứ điều kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

3. Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng kết hợp với mục đích du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí; được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với diện tích đất sử dụng kết hợp phải đáp ứng các điều kiện về sử dụng đất khi sử dụng đất kết hợp theo quy định tại Điều 209 và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 147 của Luật này.

Điều 181. Đất làm muối

1. Đất làm muối được Nhà nước giao cho cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.

Đất làm muối được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.

2. Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối.

3. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống.

Điều 182. Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm

1. Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp.

Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất phải đảm bảo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không được làm ảnh hưởng đến mục đích chính của công trình sử dụng đất có mặt nước nội địa.

2. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Đất có mặt nước nội địa thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để san lấp hoặc đào hồ, đầm, tạo không gian thu, trữ nước, tạo cảnh quan thì phải đánh giá tác động môi trường và được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 183. Đất có mặt nước ven biển

1. Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào các mục đích theo quy định của Luật này.

2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:

a) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;

c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;

d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển;

đ) Bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển; không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất.

3. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để thực hiện dự án lấn biển phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Chính phủ. Chế độ sử dụng đất của loại đất hình thành sau hoạt động lấn biển thực hiện loại đất tương ứng theo quy định của Luật này.

Điều 184. Đất bãi bồi ven sông, ven biển

1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển

a) Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi sông, đất bãi nổi, cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất bãi nổi, cù lao trên biển;

b) Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nào thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện đó quản lý;

c) Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư;

d) Cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn giao đất còn lại. Khi hết thời hạn giao đất, nếu có nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không vi phạm pháp luật về đất đai thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất.

2. Nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để khai hoang đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng và có chính sách khuyến khích tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm điều tra, khảo sát, theo dõi, đánh giá quỹ đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở để có kế hoạch khai thác, sử dụng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thuê đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở cho người có nhu cầu.

4. Việc sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển dựa trên nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Điều 185. Tập trungđất nông nghiệp

1. Nguyên tắc tập trung đất nông nghiệp

a) Bảo đảm công khai, minh bạch, tự nguyện, dân chủ, công bằng;

b) Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân có liên quan; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

c) Tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự và các pháp luật khác có liên quan; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa, quá trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi nghề, việc làm ở nông thôn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

2. Các phương thức tập trung đất nông nghiệp

a) Dồn điền, đổi thửa;

b) Thuê quyền sử dụng đất;

c) Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tập trung đất để sản xuất nông nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất đã tập trung.

Kinh phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để thực hiện tập trung đất để sản xuất nông nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm.

4. Tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện việc tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quyết định. Trường hợp trong phương án sử dụng đất có thay đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp thì phải thỏa thuận với chủ sử dụng đất về phương án hoàn trả đất nông nghiệp sau khi đã tham gia tập trung đất đai. Trường hợp tập trung đất nông nghiệp mà phải điều chỉnh lại quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 210 của Luật này.

5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hướng dẫn, hỗ trợ các bên trong việc thực hiện tập trung đất nông nghiệp và đảm bảo ổn định quy hoạch đất nông nghiệp đã tập trung.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 186. Tích tụ đất nông nghiệp

1. Nguyên tắc tích tụ đất nông nghiệp

a) Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sử dụng đất và của các tổ chức, cá nhân có liên quan; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

b) Tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự và các pháp luật khác có liên quan; sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa, quá trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi nghề, việc làm ở nông thôn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

2. Các phương thức tích tụ đất nông nghiệp:

a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tích tụ đất đai với quy mô phù hợp để sản xuất nông nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất đã tích tụ.

4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hướng dẫn, hỗ trợ các bên trong việc thực hiện tích tụ đất nông nghiệp và đảm bảo ổn định quy hoạch đất nông nghiệp đã tích tụ.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 187. Đất khu nông nghiệp tập trung

1. Khu nông nghiệp tập trung là khu liên hợp tập trung theo vùng để nghiên cứu, thực nghiệm, bảo quản, chế biến và dịch vụ logistics cho nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.

2. Việc sử dụng đất xây dựng khu nông nghiệp tập trung phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp tập trung hoặc trực tiếp cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư dự án vào khu nông nghiệp tập trung.

Đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp tập trung tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo thì ngoài các đối tượng được thuê đất theo quy định tại khoản này, Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp tập trung.

4. Nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.

5. Thời hạn sử dụng đất trong khu nông nghiệp tập trung theo thời hạn của dự án đầu tư, nhưng không quá 50 năm.

6. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất trong khu nông nghiệp tập trung được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp tập trung và có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 của Luật này.

7. Người sử dụng đất trong khu nông nghiệp tập trung phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Điều 188. Đất ở tại nông thôn

1. Đất ở do cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn.

3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

Điều 189. Đất ở tại đô thị

1. Đất ở tại đô thị gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

Điều 190. Đất xây dựng khu chung cư

1. Đất xây dựng khu chung cư gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho đời sống của những gia đình trong nhà chung cư và các công trình phục vụ cộng đồng theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc quy hoạch đất xây dựng khu chung cư phải bảo đảm đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, bảo vệ môi trường.

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ sử dụng đất xây dựng khu chung cư.

Điều 191. Đất sử dụng để chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn

1. Đất sử dụng để chỉnh trang đô thị gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị.

Đất sử dụng để chỉnh trang khu dân cư nông thôn gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn.

2. Việc sử dụng đất để chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Nhà nước thu hồi đất, giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn trong các trường hợp quy định tại Điều 78 của Luật này.

4. Tổ chức, cá nhân được góp quyền sử dụng đất để xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ. Việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó tự thỏa thuận. Việc điều chỉnh lại quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 210 của Luật này.

Điều 192. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

2. Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.

3. Việc sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Người đại diện cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích.

Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.

5. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

Điều 193. Đất quốc phòng, an ninh

1. Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 77 của Luật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.

3. Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.

4. Đối với đất quốc phòng, an ninh hiện do các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, sử dụng khi kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, phê duyệt và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức giáo dục; lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân; rèn luyện, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống; dịch vụ hỗ trợ hậu cần – kỹ thuật thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

5. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế:

a) Được tổ chức, sản xuất kinh doanh theo phương án đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

b) Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;

c) Không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;

d) Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất;

đ) Không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

e) Không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất;

g) Đơn vị quân đội, công an không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất;

h) Doanh nghiệp quân đội, công an được cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất do mình tạo lập; chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất trong nội bộ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

i) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 194. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp

1. Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

Đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo thì ngoài các đối tượng được thuê đất theo quy định tại khoản này, Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

3. Nhà đầu tư đã được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm được quyền chuyển sang hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với toàn bộ hoặc từng phần diện tích đất kinh doanh.

Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.

4. Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp theo thời hạn của dự án đầu tư.

Trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp thì tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp nhưng tổng thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với diện tích đất được gia hạn sử dụng.

5. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 của Luật này.

6. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định của Luật này.

7. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định của Luật này.

8. Chủ đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm dành quỹ đất  công nghiệp đã đầu tư kết cấu hạ tầng để cho thuê lại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường.

Nhà nước có chính sách giảm tiền thuê lại đất trong khu công nghiệp cho các trường hợp quy định tại khoản này. Khoản tiền thuê lại đất được giảm được hoàn trả cho chủ đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thông qua việc khấu trừ vào tiền thuê đất mà chủ đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật về thu tiền thuê đất.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường để xác định quỹ đất dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường.

9. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất để tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn. Không bố trí khu vực nhà ở của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 195. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao

1. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các loại đất để sử dụng vào các mục đích theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. Việc sử dụng đất cho khu công nghệ cao phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Khi quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghệ cao để phục vụ đời sống chuyên gia, người lao động làm việc trong khu công nghệ cao.

2. Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm:

a) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất;

b) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định mức thu tiền thuê đất, thu hồi đất đã giao, cho thuê đất trong khu công nghệ cao và quản lý quỹ đất đã thu hồi;

c) Phối hợp với cơ quan đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký vào hồ sơ địa chính, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất trong khu công nghệ cao;

d) Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

4. Doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất; người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghệ cao được thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng.

5. Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao phải sử dụng đất đúng mục đích đã được ghi trong quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghệ cao thì người nhận chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định.

6. Nhà nước khuyến khích tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghệ cao và khuyến khích tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất vào mục đích phát triển khoa học và công nghệ.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 196. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

1. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản.

2. Đất để khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án khai thác khoáng sản.

Đất sử dụng cho các công trình phụ trợ khai thác khoáng sản để làm mặt bằng chế biến khoáng sản, sử dụng làm bãi thải, kho chứa không gắn với khu vực khai thác thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 197 của Luật này.

3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:

a) Có Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản và quyết định cho thuê đất để khai thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất sử dụng cho các công trình phụ trợ khai thác khoáng sản, để làm mặt bằng chế biến khoáng sản sử dụng làm bãi thải, kho chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh;

c) Sử dụng đất phù hợp với tiến độ khai thác khoáng sản theo dự án và giấy phép khai thác khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ khai thác khoáng sản và trạng thái lớp đất mặt được quy định trong hợp đồng thuê đất;

d) Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt.

4. Trong quá trình sử dụng đất để thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất phải áp dụng các biện pháp công nghệ thích hợp để khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phải thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của những người sử dụng đất xung quanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

5. Nghiêm cấm sử dụng đất thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định pháp luật về khoáng sản để khai thác khoáng sản.

Điều 197. Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

1. Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

2. Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức kinh tế, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 198. Đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án hợp tác công tư có sử dụng đất (dự án PPP)

1. Việc sử dụng đất vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó phân định rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.

Đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 118 của Luật này; có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 119 của Luật này.

3. Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án hợp tác công tư có sử dụng đất theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 199. Đất cảng hàng không, sân bay dân dụng

1. Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a) Đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay;

b) Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay gồm đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay, hàng rào, đường công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay;

c) Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

d) Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.

2. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng xác định ranh giới khu vực đất sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng và khu vực đất sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do quân sự hoặc do dân dụng quản lý trình Chính phủ xem xét quyết định.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm cho nhà đầu tư để xây dựng cảng hàng không, sân bay dân dụng theo quy định sau:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

b) Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Việc tính tiền thuê đất và thu tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của Luật này.

4. Đối với cảng hàng không, sân bay dân dụng hiện hữu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc công nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau đây:

a) Công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất cho Cảng vụ hàng không sử dụng đất vào mục đích quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất cho tổ chức sử dụng đất vào mục đích quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

5. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

b) Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để thế chấp tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được bán, cho thuê tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 200. Đất dành cho đường sắt

1. Đất dành cho đường sắt bao gồm:

a) Đất công trình đường sắt; đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt; đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên tại ga đường sắt, doanh nghiệp quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng tại ga đường sắt gồm đất nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, đón, trả khách, xếp, dỡ hàng hoá, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác; đất dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng; đất công trình công nghiệp đường sắt; đất công trình dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt;

c) Đất dùng để xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp phục vụ hoạt động vận tải đường sắt và thương mại dịch vụ tại ga đường sắt;

d) Đất dùng để xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại tại ga đường sắt.

2. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch mạng lưới đường sắt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm cho doanh nghiệp Nhà nước được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định sau đây:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này. Việc tính tiền thuê đất và thu tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm đối với tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, công nghiệp đường sắt.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất đường sắt có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

b) Được dùng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để thế chấp tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được bán, cho thuê tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật.

Điều 201. Đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

1. Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn.

2. Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn.

3. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.

5. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 202. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên

1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:

a) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên do tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên;

b) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên chịu trách nhiệm trong việc quản lý diện tích đất này;

c) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

2. Việc sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên vào mục đích khác thì phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên đó.

Điều 203. Đất tôn giáo

1. Đất tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, cơ sở đào tạo tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Đối với đất tôn giáo thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo.

3. Tổ chức tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất tôn giáo được Nhà nước xem xét công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 136 và Điều 138 của Luật này. Đối với trường hợp sử dụng đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

4. Tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của Luật này.

Điều 204. Đất tín ngưỡng

1. Đất tín ngưỡng là đất có công trình tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu, am, đất rừng tín ngưỡng.

2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 205. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng

1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng xa khu dân cư, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

2. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định sau đây:

a) Giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng;

b) Cho thuê đất để dự án xây dựng nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức đất, chế độ quản lý việc xây dựng trong nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

Điều 206. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây:

a) Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản;

b) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản;

c) Nhà nước cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản theo thẩm quyền. Việc khai thác, sử dụng đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi vào mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định và phải tuân theo quy định của các pháp luật khác có liên quan;

d) Nhà nước giao, cho thuê đất trong phạm vi bảo vệ và phạm vi phụ cận đập, hồ chứa nước thuộc công trình thủy điện, thủy lợi, cho tổ chức, cá nhân để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

2. Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

Điều 207. Không gian sử dụng đất, đất xây dựng công trình ngầm, đất xây dựng công trình trên không

1. Người sử dụng đất theo quy định của Luật này được Nhà nước xác định không gian sử dụng đất, bao gồm độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về kiến trúc.

Đối với phạm vi ngoài phần không gian sử dụng đất đã xác định cho người sử dụng đất, Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất gắn với phần không gian đó cho người sử dụng đất khác có nhu cầu để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc sử dụng đất để xây dựng các công trình ngầm, công trình trên không phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, an toàn cho con người và công trình; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác, vận hành của các công trình lân cận cũng như các công trình đã có hoặc đã xác định trong quy hoạch xây dựng. Đối với việc xây dựng công trình ngầm trên đất nông nghiệp thì phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thổ nhưỡng, khả năng sản xuất của đất nông nghiệp.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không theo quy định sau đây:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không không nhằm mục đích kinh doanh;

b) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với trường hợp sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không nhằm mục đích kinh doanh.

4. Việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, công trình trên không thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật này.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 208. Đất do các cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý, sử dụng

1. Đất do Nhà nước giao quản lý, gồm:

a) Đất sử dụng vào mục đích công cộng;

b) Đất sông, ngòi, kênh, rạch;

c) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;

d) Đất có mặt nước gồm: đất có mặt nước nội địa; đất có mặt nước ven biển; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

đ) Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

e) Đất do Nhà nước thu hồi và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý;

g) Đất giao lại, chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao khi không có nhu cầu sử dụng đất thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và quy định của pháp luật có liên quan;

h) Đất chưa sử dụng.

2. Đất do các cơ quan, tổ chức của Nhà nước sử dụng được giao đất không thu tiền sử dụng đất, gồm:

a) Đất trụ sở cơ quan nhà nước;

b) Đất quốc phòng, an ninh;

c) Đất công trình sự nghiệp công lập;

đ) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

3. Đất do các cơ quan, tổ chức của Nhà nước sử dụng theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, gồm:

a) Đất do doanh nghiệp nhà nước sử dụng;

b) Đất công trình sự nghiệp công lập.

4. Việc quản lý, sử dụng quỹ đất tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thực hiện theo chế độ sử dụng đất tương ứng theo quy định của Luật này và phải đảm bảo phù hợp với định mức sử dụng đất, quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của Chính phủ. Đối với doanh nghiệp nhà nước phải căn cứ vào dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Cơ quan, tổ chức đang quản lý quỹ đất nêu tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm quản lý, bảo toàn diện tích đất được giao quản lý. Đối với quỹ đất có khả năng khai thác sử dụng kết hợp vào các mục đích khác thì phải lập phương án khai thác sử dụng quỹ đất kết hợp vào mục đích khác trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

6. Cơ quan, tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với quỹ đất quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm:

a) Sử dụng đúng mục đích đã được giao phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Không để đất bị lấn, bị chiếm; không cho thuê trái quy định của pháp luật;

c) Đối với quỹ đất sử dụng vượt định mức quy định tại khoản 4 Điều này thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích đã được giao phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

8. Đối với doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, khi chuyển mục đích sử dụng đất mà khác với phương án sử dụng đất đã được phê duyệt khi cổ phần hóa thì Nhà nước thu hồi đất để đầu tư xây dựng các công trình công cộng hoặc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất, trừ trường hợp khi cổ phần hóa đã tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp.

Điều 209. Đất sử dụng đa mục đích

1. Đất sử dụng đa mục đích là đất được sử dụng kết hợp vào nhiều mục đích khác để làm tăng hiệu quả sử dụng đất, bao gồm:

a) Đất sử dụng hỗn hợp là đất được Nhà nước cho phép sử dụng vào hai mục đích trở lên mà không thể phân định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích trên thực địa.

b) Đất sử dụng kết hợp là đất được Nhà nước cho phép sử dụng vào nhiều mục đích mà có thể phân định được ranh giới rõ ràng giữa các mục đích trên thực địa.

2. Việc sử dụng đất đa mục đích đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

b) Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất chính;

b) Không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

c) Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

đ) Phải tuân thủ các pháp luật chuyên ngành.

3. Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 210. Góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai

1. Góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai là phương thức sắp xếp lại đất đai trong một khu vực đất nhất định trên cơ sở sự đồng thuận của người sử dụng đất để điều chỉnh lại toàn bộ hoặc một phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình trong khu vực đó theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các trường hợp góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Tập trung đất nông nghiệp để thực hiện sản xuất;

b) Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn;

c) Thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển đô thị; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại các khu nhà chung cư; mở rộng, nâng cấp đường giao thông trong đô thị.

3. Điều kiện để thực hiện góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai:

a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có phương án góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai được người sử dụng đất thuộc khu vực dự kiến thực hiện đồng thuận và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

4. Phương án góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai phải thể hiện các nội dung gồm:

a) Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực cần điều chỉnh lại và các chủ sử dụng đất;

b) Phương án sắp xếp lại đất đai, trong đó phải thể hiện phương án thiết kế hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng môi trường, tỷ lệ diện tích đất mà người sử dụng đất đóng góp để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, cung cấp dịch vụ công cộng;

c) Vị trí, diện tích đất mà người sử dụng đất được nhận lại sau khi thực hiện phương án điều chỉnh đất đai.

5. Đối với diện tích đất do Nhà nước quản lý có trong khu vực thực hiện góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai được sử dụng như sau:

a) Sử dụng để xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng, dịch vụ công cộng khu dân cư;

b) Đấu giá quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại sau khi sử dụng đất theo điểm a khoản này. Tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất được sử dụng để thực hiện dự án.

6. Việc góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai phải có dự án đầu tư do cộng đồng người sử dụng đất tự thực hiện hoặc liên danh, liên kết với các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật để thực hiện.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm:

a) Cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt liên quan đến khu vực góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai;

b) Cung cấp mẫu thiết kế nhà ở, công trình xây dựng liên quan đến khu vực góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai;

c) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo phương án góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai được phê duyệt.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 211. Tách thửa đất, hợp thửa đất

1. Nguyên tắc tách thửa đất, hợp thửa đất

a) Việc tách thửa, hợp thửa các loại đất được thực hiện đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận, còn trong thời hạn sử dụng đất, không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

b) Thửa đất sau khi được tách phải đảm bảo diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng đất.

Trường hợp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa được xác định theo quy định đối với loại đất sau khi chuyển mục đích và phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất.

c) Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án mà việc phân chia không đảm bảo các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa, trừ trường hợp thực hiện hợp thửa với thửa đất liền kề quy định tại điểm b khoản này;

d) Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm có cùng mục đích sử dụng đất;

Trường hợp các thửa đất khác nhau về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất để thống nhất theo một mục đích, một thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, các quy định pháp luật có liên quan và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định chi tiết điều kiện, diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa đất, hợp thửa đất.

Điều 212. Quản lý đất chưa sử dụng

1. Đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo quy định của Luật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương, đăng ký vào hồ sơ địa chính và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.

Điều 213. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp, thì ưu tiên giao cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

4. Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Chương XIV

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 214. Các thủ tục hành chính về đất đai

1. Các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:

a) Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất;

b) Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, công nhận quyền sử dụng đất;

c) Thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại, đính chính Giấy chứng nhận;

d) Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;

đ) Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất;

e) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;

g) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

h) Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai;

i) Thủ tục hành chính khác về đất đai.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 215. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

1. Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

2. Bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đã kê khai và của các giấy tờ trong hồ sơ nộp. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.

4. Các thủ tục hành chính về đất đai quy định tại khoản 1 Điều 214 của Luật này được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

Điều 216. Công khai thủ tục hành chính về đất đai

1. Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:

a) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

b) Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;

d) Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính;

đ) Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính.

2. Việc công khai về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 217. Thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

1. Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục hành chính khác có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và các thủ tục hành chính khác có liên quan; tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định và công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

4. Người sử dụng đất và người khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương XV

GIÁM SÁT; THANH TRA, KIỂM TRA; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

Mục 1

GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ,

SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Điều 218. Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp về việc quản lý và sử dụng đất đai

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát về quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Hiến pháp, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 219. Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai

1. Công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

2. Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.

3. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

d) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

đ) Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;

e) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

4. Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;

b) Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.

5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân:

a) Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;

b) Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;

c) Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.

Điều 220. Kiểm toán về đất đai

1. Đối tượng và phạm vi kiểm toán

a) Kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng quỹ đất là tài sản công;

b) Thực hiện việc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Nội dung kiểm toán

a) Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và pháp luật khác có liên quan;

b) Việc chấp hành các nghĩa vụ tài chính về đất đai;

c) Về số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất.

3. Trách nhiệm thực hiện kiểm toán

a) Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ, ngành có liên quan phối hợp với kiểm toán nhà nước trong quá trình thực hiện.

Điều 221. Theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai

1. Theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai là việc sử dụng các thông tin trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai để đánh giá việc thi hành pháp luật về đất đai; hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương.

2. Nội dung theo dõi và đánh giá:

a) Việc tổ chức, triển khai thi hành pháp luật đất đai đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;

b) Việc chấp hành pháp luật đất đai người sử dụng đất;

c) Hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường;

d) Kiểm tra, giám sát thực tế việc quản lý và sử dụng đất đai.

3. Việc theo dõi và đánh giá thực hiện định kỳ hàng năm.

4. Trách nhiệm thực hiện theo dõi và đánh giá

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý và sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; việc sử dụng đất đối với các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai đối với cấp huyện trực thuộc; đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai đối với cấp xã trực thuộc; đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn xã.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 222. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai

1. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được sử dụng để theo dõi và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai.

2. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin đất đai và việc thu thập các thông tin khác từ quá trình thi hành pháp luật về đất đai trên phạm vi cả nước bao gồm:

a) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giá đất và thuế đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật về đất đai; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về đất đai của các cơ quan hành chính;

b) Thông tin về giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai;

c) Thông tin từ quá trình giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các tổ chức khác có liên quan và người dân;

d) Những thông tin cần thiết phải thu nhận bằng các giải pháp công nghệ gồm chụp ảnh mặt đất từ vệ tinh, máy bay và các phương tiện bay khác; điều tra thực địa và các phương tiện kỹ thuật khác;

đ) Những thông tin cần thiết từ dữ liệu điều tra xã hội học về quản lý và sử dụng đất đai được thực hiện từ các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát khác nhau và thực hiện điều tra xã hội học bổ sung khi cần thiết.

3. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; giúp Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai.

4. Cơ quan nhà nước lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cho cơ quan quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cập nhật các thông tin trong hệ thống theo dõi, đánh giá vào hệ thống thông tin đất đai.

5. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được công khai để các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin theo quy định của pháp luật.

6. Chính phủ quy định chi tiết về việc xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai.

Mục 2

THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 223. Thanh tra và kiểm tra chuyên ngành đất đai

1. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.

2. Kiểm tra chuyên ngành đất đai là hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý đất đai nhằm đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai; nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai trong phạm vi cả nước.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.

2. Nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai bao gồm:

a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai.

3. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:

a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

b) Đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

4. Quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, quy trình tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra đất đai.

Điều 224. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải tại Tòa án.

2. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

c) Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

3. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

4. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án nhân dân gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Đối với địa bàn không thành lập đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì không thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 225. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

1. Tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết theo thẩm quyền khi được yêu cầu.

2. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do Trọng tài thương mại giải quyết theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại.

Điều 226. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

2. Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết bằng văn bản.

3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

4. Việc thu thập, bảo quản, sử dụng và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 227. Giải quyết tố cáo về đất đai

1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Việc thu thập, bảo quản, sử dụng và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết tố cáo về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Mục 3

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

Điều 228. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

Điều 229. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai

1. Người có hành vi vi phạm trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;

b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.

2. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai mà phát hiện người có hành vi vi phạm trọng quản lý đất đai thì trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có quyền đề nghị người có thẩm quyền đình chỉ hoặc tạm đình chỉ công tác của người có hành vi vi phạm.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 230. Trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức tiếp nhận các kiến nghị, phát hiện, phản ánh của người dân, doanh nghiệp về công tác quản lý đất đai để ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật và thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất và của công chức, viên chức thuộc cấp xã.

2. Người đứng đầu cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền.

3. Công chức địa chính cấp xã; công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp khi thi hành công vụ có trách nhiệm phát hiện và để xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

4. Các cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chịu trách nhiệm về những sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền được giao; nếu để xảy ra vi phạm tùy theo tích chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật khác có liên quan.

Điều 231. Tiếp nhận và xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức địa chính cấp về các vi phạm trong quản lý đất đai

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, công chức địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm vi phạm trong quản lý đất đai thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau đây:

a) Đối với vi phạm của công chức địa chính xã, phường, thị trấn thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó;

c) Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người có kiến nghị biết.

Chương XVI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 232. Đảm bảo điều kiện thi hành Luật

Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách nhà nước, các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo tổ chức thi hành Luật này.

Điều 233. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Luật đất đai số 45/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

2. Bãi bỏ

a) Khoản 4 Điều 3, Điều 24, khoản 3 Điều 42; trình tự thủ tục quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14;

b) Điều 6 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14;

c) Điều 12 Luật Đường sắt số 06/2017/QH14;

d) Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;

đ) Các quy định về quản lý đất đai tại Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 36/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Điều 234. Quy định chuyển tiếp

1. Người được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 05 năm thì tổ chức kinh tế có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 35 của Luật này; hộ gia đình, cá nhân có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

2. Trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất mà đã cho thuê lại đất có kết cấu hạ tầng theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì phải nộp tiền cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ; người thuê lại đất có quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê sau khi chủ đầu tư đã nộp đủ tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước.

3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 166 của Luật này. Thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theo quy định của Luật đất đai năm 2003; tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với trường hợp hết hạn sau ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Trường hợp hộ gia đình đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành khi chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 170 của Luật này. Trước khi chuyển mục đích sử dụng đất các thành viên của hộ gia đình phải lập văn bản thỏa thuận có xác nhận của công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực để xác định các thành viên của hộ gia đình có quyền sử dụng đất để cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho các thành viên của hộ gia đình.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì thời hạn sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận tính từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

5. Đối với đất được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo dự án, đất có nguồn gốc trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 của các tổ chức kinh tế sử dụng mà không xác định thời hạn sử dụng đất thì thời hạn sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

6. Đối với những dự án, hạng mục đã chi trả xong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng theo quy định của Luật này.

7. Đối với trường hợp được giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà người sử dụng đất chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.

8. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật này.

9. Chính phủ quy định việc xử lý đối với một số trường hợp cụ thể đang sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai và các trường hợp đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 có hiệu lực thi hành.

10. Đối với phương án sử dụng đất, phương án xử lý, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị quyết số 132/2020/QH14 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt.

11. Đối với phương án sử dụng đất, phương án xử lý, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị quyết số 132/2020/QH14 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị quyết số 132/2020/QH14 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

12. Đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất mà đã hết hạn thời hạn sử dụng đất nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa làm thủ tục gia hạn sử dụng hoặc Nhà nước chưa thu hồi đất do hết thời hạn thì được xem xét xử lý theo quy định sau đây:

a) Trường hợp người sử dụng đất chưa nộp hồ sơ xin gia hạn sử dụng đất hoặc nộp hồ sơ không đúng thời điểm quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì Nhà nước thực hiện thu hồi đất theo quy định tại Điều 81 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Trường hợp người sử dụng đất đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất theo đúng quy định mà Nhà nước chưa thực hiện thủ tục gia hạn trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được xem xét gia hạn theo quy định của Luật này.

13. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ quy hoạch, hồ sơ giá đất, các loại hồ sơ khác còn lại được lập phục vụ cho công tác quản lý đất đai.

14. Đối với đất trong các khu kinh tế đã được Nhà nước giao cho Ban Quản lý khu kinh tế trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được xử lý như sau:

a) Đối với diện tích đã được giao lại, cho thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn sử dụng đất;

b) Đối với đất chưa giao, chưa cho thuê hoặc đất đã hết thời hạn giao đất, thuê đất thì thực hiện theo quy định của Luật này;

c) Người sử dụng đất trong khu kinh tế trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất trong thời gian sử dụng đất còn lại.

Điều 235. Giải quyết quan hệ có liên quan đến hộ gia đình sử dụng đất kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành

1. Hộ gia đình sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tham gia quan hệ pháp luật đất đai với tư cách nhóm người sử dụng đất theo quy định tại Điều 28 của Luật này. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trường hợp không có thỏa thuận thì được xác định là bằng nhau.

Hộ gia đình sử dụng đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong nước sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Khi tham gia giao dịch dân sự, các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này phải lập văn bản thỏa thuận có xác nhận của công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực để xác định tư cách thành viên của hộ gia đình có quyền sử dụng đất tại thời điểm phát sinh quyền sử dụng đất.

3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các thủ tục liên quan đến hộ gia đình sử dụng đất có trách nhiệm giải quyết các thủ tục trên cơ sở văn bản thỏa thuận xác định tư cách thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình để tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt thì phải ghi cụ thể các thành viên hộ gia đình vào quyết định giao đất, cho thuê đất.

Điều 236. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, kỳ họp thứ… thông qua ngày… tháng…năm 2023./.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/toan-van-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-lay-y-kien-lan-2/feed/ 0
Làm gì khi mất sổ đỏ? https://luatsumaithikimsa.com/lam-gi-khi-mat-so-do/ https://luatsumaithikimsa.com/lam-gi-khi-mat-so-do/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:28:01 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dat-dai/page-dat-dai-lam-gi-khi-mat-so-do.html

Làm gì khi mất sổ đỏ?

Không khó bắt gặp được vấn đề này xảy ra. Vì vậy, khi mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chúng ta cần phải xử lí như thế nào?

Quy định tại điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013:

“Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

  1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất…”

Trước hết, chúng ta cần, đến khai báo với UBND xã nơi có đất bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Sau đó, UBND có trách nhiệm niêm yết công khai trên phương tiện thông tin đại chúng 30 ngày.

Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo, người bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ để tiến hành xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 10/DK

+ Giấy xác nhận của UBND xã về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày (đối với cá nhân, hộ gia đình)

+ Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng về việc mất Giấy chứng nhận (đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư)

+ Giấy xác nhận của UBND xã về việc thiên tai, hỏa hoạn (trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn).

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định 43/2014 ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/lam-gi-khi-mat-so-do/feed/ 0
BẢNG GIÁ ĐẤT CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2020-2024 https://luatsumaithikimsa.com/bang-gia-dat-can-tho-giai-doan-20202024/ https://luatsumaithikimsa.com/bang-gia-dat-can-tho-giai-doan-20202024/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:27:56 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dat-dai/page-dat-dai-bang-gia-dat-can-tho-giai-doan-20202024.html

BẢNG GIÁ ĐẤT CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2020-2024

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 19/2019/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH BẢNG GIÁ ĐẤT ĐỊNH KỲ 05 NĂM (2020 – 2024)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất;

Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thông qua bảng giá đất định kỳ 05 năm (2020 – 2024);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định bảng giá đất định kỳ 05 năm (2020 – 2024), tại các phụ lục kèm theo cụ thể như sau:

– Phụ lục I: Bảng giá đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác; đất nuôi trồng thủy sản.

– Phụ lục II: Bảng giá đất trồng cây lâu năm.

– Phụ lục III.1-III.9: Bảng giá đất ở tại đô thị và nông thôn.

– Phụ lục IV.1-IV.9: Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị và tại nông thôn.

– Phụ lục V.1-V.9: Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị và tại nông thôn.

Điều 2. Mức giá các loại đất quy định tại Quyết định này được áp dụng để làm căn cứ trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

1. Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

2. Tính thuế sử dụng đất;

3. Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

4. Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

5. Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Điều 3. Nguyên tắc xác định giá các loại đất. I. Nguyên tắc chung

1. Nhóm đất nông nghiệp

a) Giá các loại đất nông nghiệp được xác định theo từng vị trí khác nhau, giá đất được xác định theo từng vị trí đó.

– Vị trí 1:Là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;

– Vị trí 2: Là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện ít thuận lợi hơn.

b) Đối với vị trí đất nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư (trong thâm hậu 50m) được quy định tại phần 1 các phụ lục giá đất phi nông nghiệp kèm theo bảng giá đất thì giá đất nông nghiệp được xác định bằng 1,1 lần so với giá đất nông nghiệp tại phụ lục giá đất nông nghiệp trên cùng địa bàn.

2. Nhóm đất phi nông nghiệp

a) Đất ở:

– Đất ở tại đô thị:

Mỗi tuyến đường phố đô thị được chia thành nhiều đoạn có khả năng sinh lợi và kết cấu hạ tầng khác nhau. Tùy theo mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng từng đoạn đường của tuyến đường đó để xác định giá đất từ thấp đến cao.

Mỗi tuyến đường chia ra làm 4 vị trí:

+ Vị trí 1:Áp dụng đối với thửa đất có ít nhất một cạnh tiếp giáp đường phố (mặt tiền), giá đất bằng 100% giá đất đoạn đường đó.

+ Vị trí 2:Áp dụng đối với đất ở trong hẻm của đường phố được xác định trong bảng giá đất, có điều kiện sinh hoạt thuận lợi, giá đất được quy định cụ thể trong bảng giá đất.

+ Vị trí 3: Áp dụng đối với đất ở trong hẻm của đường phố có điều kiện giao thông kém hơn Vị trí 2 nhưng lưu thông ra được trục đường đã có giá (Vị trí 1). Giá đất bằng 20% giá đất Vị trí 1 của cùng đoạn đường đó.

+ Vị trí 4: Áp dụng đối với đất ở trong hẻm của hẻm Vị trí 2 và hẻm Vị trí 3. Giá đất bằng 15% giá đất Vị trí 1 của cùng đoạn đường đó.

– Đất ở tại nông thôn: Được xác định là đất tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, trong các khu dân cư, khu tái định cư, khu thương mại trên địa bàn các xã.

– Đất ở tiếp giáp các trục giao thông được xác định cụ thể cho từng tuyến đường, quốc lộ, đường tỉnh, đường đến trung tâm các xã.

– Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không xác định được Vị trí 1, 2, 3, 4, không thuộc các khu dân cư và không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông được quy định trong bảng giá đất, sau thâm hậu 50m từ chân taluy đường (đối với các tuyến đường không có taluy thì tính từ lề đường qua mỗi bên 1,5m) hoặc sau thâm hậu tính từ mốc lộ giới theo quy định xác định thâm hậu.

b) Đất thương mại, dịch vụ và Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ:

Được xác định bằng bảng giá đất cụ thể; nguyên tắc xác định vị trí, khu vực theo nguyên tắc xác định như trường hợp đối với đất ở được quy định trong bảng quy định này.

c) Đất khu công nghiệp, khu chế xuất:

Quy định cụ thể tại Phục lục giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ.

d) Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa thì xác định theo giá đất phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; nguyên tắc xác định như nhóm đất phi nông nghiệp.

đ) Đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp sử dụng có thời hạn thì áp dụng giá đất theo giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ cùng vị trí.

II. Một số quy định khi xác định giá đất phi nông nghiệp:

1. Xác định thâm hậu:

a) Đối với đất ở.

– Thâm hậu đất ở tại đô thị, tại các thị trấn: Đối với thửa đất mà chiều sâu (dài) lớn hơn 20m thì giá đất thâm hậu từ mét thứ 20 trở lên đến mét thứ 50 được tính bằng 80% giá đất 20m đầu, phần sau 50m giá đất bằng 40% giá đất 20m đầu của vị trí tương ứng.

Nếu sau khi xác định tỉ lệ giá đất sau thâm hậu theo quy định trên mà giá đất thấp hơn giá đất ở còn lại thì tính bằng giá đất ở còn lại.

– Thâm hậu đất ở tiếp giáp các trục đường giao thông: Được tính từ chân taluy qua mỗi bên vào 50m (trường hợp đường không có taluy thì tính từ chân đường qua mỗi bên 1,5m), phần đất sau thâm hậu từ trên 50m trở đi được tính bằng 40% giá đất ở trong thâm hậu của cùng thửa đất đó.

+ Trường hợp thửa đất không tiếp giáp mặt tiền nhưng vẫn còn nằm trong thâm hậu 50m thì giá đất được xác định bằng 40% của giá đất đối với thửa đất tiếp giáp mặt đường của cùng đoạn đường đó.

Nếu sau khi xác định 40% mà giá đất thấp hơn giá đất ở còn lại thì tính bằng giá đất ở còn lại.

+ Trường hợp thửa đất có một phần nằm trong thâm hậu 50m và một phần nằm ngoài thâm hậu 50m thì giá đất được tính như sau:

Phần diện tích trong thâm hậu (không tiếp giáp mặt đường) được tính bằng 40% của giá đất đối với thửa đất tiếp giáp mặt đường.

Nếu sau khi xác định 40% mà giá đất thấp hơn giá đất ở còn lại thì tính bằng giá đất ở còn lại.

+ Phần diện tích sau thâm hậu được tính bằng giá đất ở còn lại.

– Đối với trường hợp đất ở được chuyển mục đích sử dụng đất, khi xác định vị trí chuyển mục đích sử dụng đất đã trừ lộ giới thì thâm hậu được xác định từ mốc lộ giới.

– Đối với đất ở nếu đất Vị trí 3, Vị trí 4 có giá trị thấp hơn giá đất ở còn lại có giá trị cao nhất thì được tính bằng giá cao nhất của đất ở còn lại có giá trị cao nhất của quận, huyện.

b) Đối với đất thương mại, dịch vụ và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ:

Thâm hậu đối với Đất thương mại, dịch vụ và Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ được tính là 50m (không phân biệt trong đô thị hay tiếp giáp các trục đường giao thông), phần đất sau thâm hậu từ trên 50m trở đi được tính bằng 40% giá đất trong thâm hậu của cùng thửa đất đó.

2. Đối với thửa đất tiếp giáp 2 mặt tiền trở lên:

Giá đất được tính theo nguyên tắc xác định thâm hậu của phần tiếp giáp tuyến đường có mức giá cao nhất, phần sau thâm hậu nếu giá thấp hơn mức giá của tuyến đường còn lại thì tính theo giá của tuyến đường còn lại đó và tiếp tục theo nguyên tắc trên đối với các tuyến đường còn lại, đối với diện tích đất ngoài thâm hậu của tất cả các tuyến đường thì giá đất được tính theo tỉ lệ quy định đối với giá của tuyến đường có mức giá cao nhất, đảm bảo giá trị thửa đất được tính giá cao nhất.

III. Quy định các đường trục chính và trục phụ tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ:

1. Trục đường chính: Là trục đường có lòng đường từ 10m trở lên, kể cả dãy phân cách.

2. Trục đường phụ: Là trục đường có lòng đường dưới 10m.

3. Riêng đối với các khu dân cư trên địa bàn quận Cái Răng thuộc Khu đô thị Nam sông Cần Thơ được quy định như sau:

a) Trục đường chính A: Là trục đường có lòng đường từ 10m trở lên, kể cả dãy phân cách.

b) Trục đường chính B: Là trục đường có lòng đường dưới 10m.

Điều 4.

– Các công trình, dự án đã có phương án bồi thường, hỗ trợ được phê duyệt theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (trước ngày Quyết định này có hiệu lực) thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, không áp dụng theo quy định tại Quyết định này.

– Các dự án đã có quyết định, giao đất thuê đất trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì không áp dụng quyết định này.

Điều 5.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và đăng báo Cần Thơ chậm nhất 05 ngày, kể từ ngày ký.

2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đào Anh Dũng

 

PHỤ LỤC I

BẢNG GIÁ ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM GỒM ĐẤT TRỒNG LÚA, ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM KHÁC; ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(TRỪ VỊ TRÍ TIẾP GIÁP CÁC TUYẾN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC GIÁ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG THÂM HẬU 50M)
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. QUẬN NINH KIỀU

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

162.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho tất cả các phường trên địa bàn quận.

2. QUẬN BÌNH THỦY

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

162.000

Vị trí 2

135.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Trà An và Trà Nóc.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các phường: Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông.

3. QUẬN CÁI RĂNG

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

140.000

Vị trí 2

120.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: Lê Bình, Hưng Thạnh, Hưng Phú; Khu vực I, II của phường Ba Láng; phường Thường Thạnh (trừ khu vực Phú Mỹ, Thạnh Lợi); khu vực Thạnh Hòa, Thạnh Thuận, Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh Phú, Thạnh Hưng, Thạnh Thới của phường Phú Thứ; khu vực Phú Thuận, Phú Thuận A, Phú Thạnh, Phú Thắng, Phú Tân, Phú Thành của phường Tân Phú.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các thửa đất còn lại của các phường: Thường Thạnh, Ba Láng, Phú Thứ và Tân Phú.

4. QUẬN Ô MÔN

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

143.000

Vị trí 2

121.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: Châu Văn Liêm, Phước Thới, Thới Hòa, Thới An, Long Hưng và Thới Long.

– Vị trí 2: Áp dụng cho phường Trường Lạc.

5. QUẬN THỐT NỐT

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

135.000

Vị trí 2

112.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: Thốt Nốt, Thới Thuận, Thuận An, Thuận Hưng, Tân Hưng, Trung Kiên và Tân Lộc.

– Vị trí 2: Áp dụng cho phường Thạnh Hòa và phường Trung Nhứt.

6. HUYỆN PHONG ĐIỀN

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

120.000

Vị trí 2

100.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho thị trấn Phong Điền, xã Mỹ Khánh và xã Nhơn Nghĩa.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các xã: Trường Long, Tân Thới, Giai Xuân và Nhơn Ái.

7. HUYỆN THỚI LAI

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

90.000

Vị trí 2

70.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho thị trấn Thới Lai, các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh và Trường Xuân.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các xã: Xuân Thắng, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Định Môn, Trường Thành, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Thuận và Đông Bình.

8. HUYỆN CỜ ĐỎ

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

90.000

Vị trí 2

70.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho thị trấn Cờ Đỏ và xã Trung An.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các xã còn lại.

9. HUYỆN VĨNH THẠNH

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

65.000

Vị trí 2

60.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho thị trấn Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh và các xã: Vĩnh Trinh, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh Tiến.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các xã: Thạnh Lộc, Vĩnh Bình, Thạnh An, Thạnh Thắng và Thạnh Lợi.

 

PHỤ LỤC II

BẢNG GIÁ ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM
(TRỪ VỊ TRÍ TIẾP GIÁP CÁC TUYẾN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC GIÁ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG THÂM HẬU 50M)
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. QUẬN NINH KIỀU

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

250.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho tất cả các phường trên địa bàn quận.

2. QUẬN BÌNH THỦY

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

225.000

Vị trí 2

195.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Trà An và Trà Nóc.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các phường: Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông.

3. QUẬN CÁI RĂNG

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

160.000

Vị trí 2

140.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: Lê Bình, Hưng Thạnh, Hưng Phú; Khu vực I, II của phường Ba Láng; phường Thường Thạnh (trừ khu vực Phú Mỹ, Thạnh Lợi); khu vực: Thạnh Hòa, Thạnh Thuận, Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh Phú, Thạnh Hưng, Thạnh Thới của phường Phú Thứ; khu vực Phú Thuận, Phú Thuận A, Phú Thạnh, Phú Thắng, Phú Tân, Phú Thành của phường Tân Phú.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các thửa đất còn lại của các phường: Thường Thạnh, Ba Láng, Tân Phú và Phú Thứ.

4. QUẬN Ô MÔN

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

158.000

Vị trí 2

131.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: Châu Văn Liêm, Phước Thới, Thới Hòa, Thới An, Long Hưng và Thới Long.

– Vị trí 2: Áp dụng cho phường Trường Lạc.

5. QUẬN THỐT NỐT

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

158.000

Vị trí 2

131.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho các phường: Thốt Nốt, Thới Thuận, Thuận An, Thuận Hưng, Tân Hưng, Trung Kiên và Tân Lộc.

– Vị trí 2: Áp dụng cho phường Thạnh Hòa và phường Trung Nhứt.

6. HUYỆN PHONG ĐIỀN

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

140.000

Vị trí 2

120.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho thị trấn Phong Điền, các xã: Mỹ Khánh và Nhơn Nghĩa.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các xã: Trường Long, Tân Thới, Giai Xuân và Nhơn Ái.

7. HUYỆN THỚI LAI

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

126.000

Vị trí 2

94.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho thị trấn Thới Lai, các xã Thới Thạnh, Tân Thạnh và Trường Xuân.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các xã: Xuân Thắng, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Định Môn, Trường Thành, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Thuận và Đông Bình.

8. HUYỆN CỜ ĐỎ

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

126.000

Vị trí 2

94.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho thị trấn Cờ Đỏ và xã Trung An.

– Vị trí 2: Áp dụng cho các xã còn lại.

9. HUYỆN VĨNH THẠNH

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí

Giá đất

Vị trí 1

90.000

– Vị trí 1: Áp dụng cho tất cả các xã, thị trấn của huyện Vĩnh Thạnh.

 

PHỤ LỤC III.1

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ QUẬN NINH KIỀU
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Bà Huyện Thanh Quan

Cách Mạng Tháng Tám

Phan Đăng Lưu

11.000.000

2

Bà Triệu

Ngô Gia Tự

Cuối đường

13.500.000

3

Bế Văn Đàn

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

5.500.000

4

Bùi Thị Xuân

Phan Đăng Lưu

Đinh Tiên Hoàng

16.500.000

5

Cách Mạng Tháng Tám

Vòng xoay bến xe

Nguyễn Văn Cừ

19.000.000

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ, Hẻm 86 Cách Mạng Tháng Tám

13.500.000

6

Cao Bá Quát

Phan Đình Phùng

Điện Biên Phủ

9.000.000

Điện Biên Phủ

Cuối đường

7.700.000

7

Cao Thắng

Khu nội bộ Mậu Thân

 

8.000.000

8

Châu Văn Liêm

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

48.000.000

9

Đề Thám

Hòa Bình

Nguyễn Khuyến

26.500.000

Nguyễn Khuyến

Huỳnh Cương

24.000.000

10

Điện Biên Phủ

Võ Văn Tần

Ngô Đức Kế

15.500.000

Ngô Đức Kế

Cuối đường

9.000.000

11

Đinh Công Tráng

Khu nội bộ Mậu Thân

 

8.000.000

12

Đinh Tiên Hoàng

Hùng Vương

Cầu Xô Viết Nghệ Tĩnh

24.000.000

13

Đoàn Thị Điểm

Cách Mạng Tháng Tám

Ngã ba

7.000.000

Ngã ba

Cuối đường

4.500.000

14

Đồng Khởi

Hòa Bình

Châu Văn Liêm

26.500.000

Châu Văn Liêm

Cuối đường

13.500.000

15

Đường 3 tháng 2

Mậu Thân

Quốc lộ 91B

24.000.000

Quốc lộ 91B

Cầu Đầu Sấu

18.000.000

Cầu Đầu Sấu

Chân cầu Cái Răng

11.000.000

Hai bên chân cầu Cái Răng

Sông Cần Thơ

8.000.000

16

Đường 30 tháng 4

Hòa Bình

Trần Ngọc Quế

43.000.000

Trần Ngọc Quế

Đường 3 tháng 2

21.000.000

17

Đường cặp bờ kè Hồ Bún Xáng

Hẻm 51, Đường 3 tháng 2

Rạch Ngỗng 1

10.000.000

18

Đường cặp bờ kè Rạch Khai Luông

Hẻm 72 đường Nguyễn Trãi

Cầu Ninh Kiều

10.000.000

Cầu Cái Khế

Cầu Nhị Kiều

12.000.000

19

Đường cặp bờ kè Rạch Ngỗng

Đường cặp bờ kè Hồ Bún Xáng

Cầu Rạch Ngỗng 2

6.000.000

20

Đường nội bộ Khu dân cư Quân khu 9

Giáp đường Trần Quang Khải

Lý Hồng Thanh

13.500.000

21

Đường nội bộ Vincom Xuân Khánh

 

 

15.000.000

22

Đường Sông Hậu và các trục đường quanh Công viên nước

Trần Phú

Lê Lợi (Khách sạn Victoria)

5.500.000

23

Đường vào Công an quận Ninh kiều

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

8.000.000

24

Hai Bà Trưng

Nhà hàng Ninh Kiều

Nguyễn An Ninh

48.000.000

Nguyễn An Ninh

Nguyễn Thị Minh Khai

21.000.000

25

Hải Thượng Lãn Ông

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

16.500.000

26

Hậu Giang

Quốc lộ 1

Cuối đường

7.000.000

27

Hồ Tùng Mậu

Trần Phú

Trần Văn Khéo

27.500.000

28

Hồ Xuân Hương

Hùng Vương

Bùi Thị Xuân

11.000.000

Hùng Vương

Bà Huyện Thanh Quan

8.000.000

29

Hòa Bình

Nguyễn Trãi

Đường 30 tháng 4

78.000.000

30

Hoàng Văn Thụ

Nguyễn Trãi

Trần Hưng Đạo

20.000.000

31

Hùng Vương

Cầu Nhị Kiều

Vòng xoay bến xe

27.500.000

32

Huỳnh Cương

Hoàng Văn Thụ – quanh hồ Xáng Thổi

Hoàng Văn Thụ

17.600.000

33

Huỳnh Thúc Kháng

Trần Hưng Đạo

Mậu Thân

17.600.000

34

Lê Anh Xuân (Hẻm 132 – đường Hùng Vương)

Cầu Nhị Kiều

Cầu Rạch Ngỗng 1

10.000.000

35

Lê Bình

Đường 30 tháng 4

Đường 3 tháng 2

11.000.000

36

Lê Chân (Đường A2 – khu dân cư 91B)

Đường số 39

Đường số 23

4.500.000

37

Lê Lai

Các đoạn trải nhựa, giáp Phan Văn Trị

 

10.000.000

38

Lê Lợi

Trần Phú

Trần Văn Khéo

16.500.000

Trần Văn Khéo

Khách sạn Victoria

8.000.000

39

Lê Thánh Tôn

Nguyễn Thái Học

Ngô Quyền

33.000.000

40

Lương Định Của

Trần Văn Khéo

Cuối đường

16.500.000

41

Lý Chính Thắng (Trục chính – Khu chung cư đường 03 tháng 02)

Đường 03 tháng 02

Nguyễn Văn Linh

5.500.000

42

Lý Hồng Thanh

Từ khu chung cư

Bờ kè Cái Khế

22.000.000

43

Lý Thường Kiệt

Ngô Quyền

Ngô Gia Tự

26.500.000

44

Lý Tự Trọng

Trần Hưng Đạo

Trường ĐH Cần Thơ (khu III)

48.000.000

Ngã ba công viên Lưu Hữu Phước

Hòa Bình

30.000.000

45

Mạc Đĩnh Chi

Trương Định

Cuối đường

9.000.000

46

Mạc Thiên Tích (Đường cặp rạch Bần)

Mậu Thân

Đường 03 tháng 02

9.000.000

47

Mạc Thiên Tích (Đường cặp rạch Tham Tướng)

Sông Cần Thơ

Mậu Thân

8.000.000

48

Mậu Thân

Tầm Vu

Đường 30 tháng 4

13.500.000

Đường 30 tháng 4

Trần Hưng Đạo

32.000.000

Trần Hưng Đạo

Chân cầu Rạch Ngỗng 1

27.500.000

Hai bên chân cầu Rạch Ngỗng 1

Rạch Cái Khế

13.500.000

Chân cầu Rạch Ngỗng 1

Nguyễn Văn Cừ

21.000.000

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

7.000.000

49

Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Phan Đình Phùng

Hòa Bình

35.500.000

50

Ngô Đức Kế

Hai Bà Trưng

Phan Đình Phùng

23.500.000

Phan Đình Phùng

Điện Biên Phủ

13.500.000

Điện Biên Phủ

Đồng Khởi

9.000.000

51

Ngô Gia Tự

Hai Bà Trưng

Nguyễn Trãi

33.000.000

Nguyễn Trãi

Võ Thị Sáu

16.500.000

52

Ngô Hữu Hạnh

Hòa Bình

Trương Định

16.500.000

53

Ngô Quyền

Bờ sông Cần Thơ

Hòa Bình

38.500.000

Hòa Bình

Trương Định

33.000.000

54

Ngô Sĩ Liên (Đường số 01 – khu dân cư Metro)

Nguyễn Văn Linh

Đường số 03

4.500.000

55

Ngô Thì Nhậm (Trục phụ khu dân cư Thới Nhựt 1)

Suốt tuyến

 

3.500.000

56

Ngô Văn Sở

Hòa Bình

Phan Đình Phùng

22.000.000

57

Nguyễn An Ninh

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

48.000.000

58

Nguyễn Bình

Lê Lợi

Ung Văn Khiêm

8.000.000

59

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Trãi

Nguyễn Đức Cảnh

22.000.000

60

Nguyễn Cư Trinh

Khu nội bộ Mậu Thân

 

8.000.000

61

Nguyễn Du

Châu Văn Liêm

Ngô Đức Kế

9.000.000

62

Nguyễn Đệ (Vành đai Phi trường)

Cách Mạng Tháng Tám

Võ Văn Kiệt

12.500.000

63

Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Trãi

Ngô Hữu Hạnh

16.500.000

64

Nguyễn Đức Cảnh

Trần Phú

Trần Văn Khéo

27.500.000

65

Nguyễn Hiền (Đường Số 1, Khu dân cư 91B)

Nguyễn Văn Linh

Cuối đường

8.000.000

66

Nguyễn Hữu Cầu (Đường số 17, khu dân cư Hoàn Mỹ)

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

5.500.000

67

Nguyễn Hữu Trí (Đường Số 5, Khu dân cư Vạn Phát)

Nguyễn Văn Cừ

Đường Số 7, Khu dân cư Vạn Phát

3.500.000

68

Nguyễn Khuyến

Ngô Quyền

Đề Thám

22.000.000

69

Nguyễn Minh Quang (Đường số 24 – khu dân cư Thới Nhựt 1)

Ngô Thì Nhậm

Trần Bạch Đằng

3.500.000

70

Nguyễn Ngọc Trai

Khu nội bộ Mậu Thân

 

8.000.000

71

Nguyễn Thái Học

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

48.000.000

72

Nguyễn Thần Hiến

Lý Tự Trọng

Cuối đường

11.000.000

73

Nguyễn Thị Minh Khai

Phan Đình Phùng

Cầu Quang Trung

16.500.000

Cầu Quang Trung

Hết đường

10.000.000

74

Nguyễn Trãi

Hòa Bình

Vòng xoay Bến xe

50.000.000

75

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

7.000.000

76

Nguyễn Văn Cừ

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Rạch Ngỗng 2

20.000.000

Cầu Rạch Ngỗng 2

Cầu Cái Sơn 2

15.000.000

Cách Mạng Tháng Tám

Chân cầu Cồn Khương

13.500.000

Chân cầu Cồn Khương

Rạch Khai Luông (đường hai bên chân cầu)

6.000.000

Cầu Cồn Khương

Sông Hậu

6.000.000

77

Nguyễn Văn Trỗi

Khu nội bộ Mậu Thân

 

8.000.000

78

Nguyễn Việt Hồng

Phan Văn Trị

Mậu Thân

16.500.000

79

Phạm Công Trứ (Đường Số 2, Khu dân cư Vạn Phát)

Trần Văn Giàu

Cuối đường

3.500.000

80

Phạm Hồng Thái

Hòa Bình

Lý Thường Kiệt

16.500.000

81

Phạm Ngọc Thạch

Trần Văn Khéo

Cuối đường

22.000.000

82

Phạm Ngũ Lão

Cách Mạng Tháng Tám

Hẻm 85

15.500.000

Hẻm 85

Phần còn lại

10.000.000

83

Phạm Thế Hiển (Đường 11A, Khu dân cư Dự án Nâng cấp đô thị)

Đường số 24

Cuối đường

3.500.000

84

Phan Bội Châu

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

26.500.000

85

Phan Chu Trinh

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

26.500.000

86

Phan Đăng Lưu

Bùi Thị Xuân

Bà Huyện Thanh Quan

16.500.000

87

Phan Đình Phùng

Hòa Bình

Ngô Đức Kế

38.500.000

Ngô Đức Kế

Nguyễn Thị Minh Khai

27.500.000

88

Phan Huy Chú (Trục phụ Khu dân cư Thới Nhựt 1)

Suốt tuyến

 

3.500.000

89

Phan Văn Trị

Trường ĐH Cần Thơ (khu III)

Đường 30 tháng 4

30.000.000

90

Quản Trọng Hoàng

Đường 3 tháng 2

Tập thể Tỉnh ủy (cũ)

5.500.000

91

Quang Trung

Đường 30 tháng 4

Hẻm 33 và 50 dưới dốc cầu Quang Trung

16.500.000

Hẻm 33 và 50

Nguyễn Thị Minh Khai

11.000.000

92

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Chân cầu Hưng Lợi

Nguyễn Văn Cừ

16.500.000

Hai bên chân cầu Hưng Lợi

Sông Cần Thơ

11.000.000

93

Tầm Vu

Nguyễn Thị Minh Khai

Thành đội

7.000.000

Thành đội

Trần Ngọc Quế

4.500.000

Trần Ngọc Quế

Cầu kinh mương lộ

9.000.000

Cầu kinh mương lộ

Cuối đường

4.500.000

94

Tân Trào

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

27.500.000

95

Tô Hiến Thành

Trần Bạch Đằng

Đường Số 6, Khu dân cư Thới Nhựt 2

3.500.000

96

Tôn Thất Tùng

Suốt tuyến

 

7.000.000

97

Thủ Khoa Huân

Hai Bà Trưng

Phan Đình Phùng

22.000.000

98

Trần Bạch Đằng (Trục chính Khu dân cư Nâng cấp Đô thị)

Suốt tuyến

 

7.000.000

99

Trần Bình Trọng

Lý Tự Trọng

Trần Hưng Đạo

11.000.000

100

Trần Đại Nghĩa

Trần Văn Khéo đến cuối đường

 

16.500.000

101

Trần Hoàng Na

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

11.000.000

102

Trần Hưng Đạo

Cầu Nhị Kiều

Mậu Thân

40.000.000

103

Trần Minh Sơn (Đường số 04 – khu tái định cư Đại học Y Dược Cần Thơ)

Nguyễn Tri Phương

Đường số 05 – khu tái định cư Đại học Y Dược Cần Thơ

4.500.000

104

Trần Nam Phú (Lộ Ngân Hàng)

Nguyễn Văn Cừ

đường cặp hồ Bún Xáng

8.500.000

105

Trần Ngọc Quế

Đường 3 tháng 2

Đường 30 tháng 4

20.000.000

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

9.000.000

106

Trần Phú

Nguyễn Trãi

Lê Lợi

22.000.000

Lê Lợi

Hai bến phà Cần Thơ

11.000.000

107

Trần Quang Khải

Nguyễn Trãi

Ung Văn Khiêm

20.000.000

Ung Văn Khiêm

Lê Lợi

9.000.000

108

Trần Quốc Toản

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

22.000.000

109

Trần Văn Giàu (đường Khu dân cư Linh Thành)

Đầu đường

Cuối đường

5.500.000

110

Trần Văn Hoài

Đường 30 tháng 4

Đường 3 tháng 2

20.000.000

111

Trần Văn Khéo

Nguyễn Trãi

Lê Lợi

38.500.000

112

Trần Văn Long (Đường số 02 – khu dân cư Thới Nhựt 2)

Đường số 05 – khu dân cư Thới Nhựt 2

Đường cặp rạch Bà Bộ

4.500.000

113

Trần Văn Ơn

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

5.500.000

114

Trần Việt Châu

Nguyễn Văn Cừ

Phạm Ngũ Lão

15.500.000

115

Trương Định

Ngô Hữu Hạnh

Ngô Quyền

13.500.000

Ngô Quyền

Đề Thám

7.000.000

Đề Thám

Lý Tự Trọng

11.000.000

116

Tú Xương (đường Số 6, Khu dân cư Hồng Phát)

Xuân Thủy

Cuối đường

4.500.000

117

Ung Văn Khiêm

Trần Phú

Bờ kè Cái Khế

22.000.000

118

Võ Thị Sáu

Nguyễn Trãi

Ngô Quyền

20.000.000

119

Võ Trường Toản

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

8.000.000

120

Võ Văn Kiệt

Nguyễn Văn Cừ

Ranh quận Bình Thủy

9.500.000

121

Võ Văn Tần

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

48.000.000

122

Xô Viết Nghệ Tĩnh

Hòa Bình

Hoàng Văn Thụ

26.500.000

123

Xuân Thủy (đường Số 7 và đường Số 15, Khu dân cư Hồng Phát)

Nguyễn Văn Cừ

Hoàng Quốc Việt

4.500.000

124

Yết Kiêu (Hai bên đường cặp Rạch Sơn)

Phạm Ngũ Lão

Lê Anh Xuân

9.000.000

 

b) Đất ở tại đô thị các hẻm vị trí 2

 

 

1

Đường nội bộ khu TT Cty Cấp thoát nước, khu công viên cây xanh (cũ) Đường 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

9.000.000

2

Khu chung cư C Mậu Thân

Toàn khu

 

3.000.000

3

Khu chung cư Cơ Khí

Toàn khu

 

3.500.000

4

Khu chung cư Đường 3 tháng 2 (trừ các tuyến đường đã đặt tên)

Trục đường chính dẫn vào Khu chung cư A, B, C, D do Nhà nước đầu tư

 

5.500.000

Trục phụ

 

4.500.000

5

Khu dân cư 91B (giai đoạn I, tính từ Quốc lộ 91B – Trần Hoàng Na dự mở) (trừ các tuyến đường đã đặt tên)

Trục chính

 

8.000.000

Trục phụ

 

4.500.000

6

Khu dân cư 148, Đường 3 tháng 2

Từ Đường 3 tháng 2

Hết đường trải nhựa

4.500.000

7

Khu dân cư (kế Chi cục Thú y) 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

9.000.000

8

Khu dân cư 243, Đường 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

7.000.000

9

Khu dân cư 274, Đường 30 tháng 4

Đường nội bộ

 

7.000.000

10

Khu dân cư 91/23, Đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Hết đường trải nhựa

4.500.000

11

Khu dân cư Búng Xáng

Đường nội bộ

 

5.500.000

12

Khu dân cư Cái Sơn – Hàng Bàng (Khu B)

Phần mở rộng

 

4.500.000

13

Khu dân cư dự án Nâng cấp đô thị

Các đường còn lại

 

3.500.000

14

Khu dân cư Hàng Bàng

Toàn khu

 

3.500.000

15

Khu dân cư Hồng Phát (trừ các trục đường đã đặt tên và có giá cụ thể trong bảng giá đất)

Trục chính

 

7.000.000

Trục phụ

 

4.500.000

16

Khu dân cư MeTro Cash (trừ đường số 01)

Trục chính

 

4.500.000

Trục phụ

 

3.500.000

17

Khu dân cư Miền Tây – Cần Đô

Các trục đường còn lại (Suốt tuyến)

 

11.000.000

18

Khu dân cư Phước Kiến, đường Tầm Vu

Đường nội bộ

 

4.000.000

19

Khu dân cư Trần Khánh Dư

Đường 30 tháng 4

Ngã ba hẻm

9.500.000

Các trục chính còn lại

 

8.500.000

20

Khu dân cư Vạn Phát (Giai đoạn 1); Hoàn Mỹ (trừ trục đường chính), phường Cái Khế

Trục chính

 

5.500.000

Trục phụ

 

3.500.000

21

Khu đô thị mới An Bình

Toàn khu

 

4.500.000

22

Khu tái định cư Đường tỉnh 923

Toàn khu

 

2.500.000

23

Khu tái định cư rạch Ngã Ngay (phường An Bình)

Toàn khu

 

3.000.000

24

Khu tái định cư Thới Nhựt 2 (giai đoạn 1 và 2)

Toàn khu

 

3.500.000

25

Khu tái định cư Thới Nhựt – Lô 1A (Công ty Hồng Quang làm chủ đầu tư)

Phần tiếp giáp đường Trần Bạch Đằng

 

7.000.000

Các trục đường còn lại

 

3.500.000

26

Khu tái định cư trường Đại học Y dược (giai đoạn 1)

Trục chính

 

7.000.000

Trục phụ

 

4.500.000

27

Khu tái định cư Trường Tiểu học Cái Khế

Trục chính

 

9.000.000

Trục phụ

 

7.000.000

28

Hẻm 86, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

4.500.000

29

Hẻm 12, Đường 3 tháng 2

Đường 3 tháng 2

Hết đoạn trải nhựa

5.000.000

30

Hẻm 51, Đường 3 tháng 2

Đường 3 tháng 2

Hết đoạn trải nhựa

7.000.000

31

Hẻm 132, Đường 3 tháng 2

Đường 3 tháng 2

Nhánh hẻm 25, đường Nguyễn Văn Linh

5.000.000

32

Hẻm 108, Đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Nguyễn Việt Hồng

9.000.000

33

Hẻm 483, đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Hẻm 17, đường Trần Hoàng Na

5.000.000

34

Hẻm 577, đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

5.000.000

35

Hẻm 54, Hùng Vương

Hùng Vương

Hết trục đường chính

9.000.000

36

Hẻm 14; hẻm 86, Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng

Đề Thám

11.000.000

37

Hẻm 95, Mậu Thân

Mậu Thân

Hết đoạn trải nhựa

8.000.000

38

Hẻm 72B, Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai

Cuối hẻm

5.500.000

39

Hẻm 88, Nguyễn Thị Minh Khai

 

 

5.500.000

40

Hẻm 93, Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo

Hết đoạn trải nhựa

9.000.000

41

Hẻm 218, Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo

Hết đoạn trải nhựa

8.000.000

42

Hẻm 38, Trần Việt Châu

Trần Việt Châu

Hết đoạn trải nhựa và hệ thống chiếu sáng

4.500.000

43

Hẻm 54, Trần Việt Châu

Trần Việt Châu

Hết đoạn trải nhựa

7.000.000

44

Hẻm 50, Quang Trung

 

 

4.500.000

45

Hẻm vào khu dân cư 178

Quốc lộ 91B

Khu dân cư 178

4.500.000

 

c) Đất ở tiếp giáp các trục giao thông

 

 

1

Hoàng Quốc Việt

Vòng Cung

Quốc lộ 91B

3.500.000

2

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Cầu Cái Sơn 2

Giáp ranh quận Bình Thủy, huyện Phong Điền

8.500.000

3

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Cầu Cái Sơn 2

Giáp ranh quận Bình Thủy, huyện Phong Điền

3.500.000

4

Nguyễn Văn Trường

Vòng Cung

Cầu Ngã Cái

3.500.000

5

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Nguyễn Văn Cừ

Rạch Bà Bộ (hết ranh quận Ninh Kiều)

8.000.000

6

Trần Vĩnh Kiết

Đường 3 tháng 2

Cầu Ngã Cạy

5.000.000

Cầu Ngã Cạy

Nguyễn Văn Cừ

4.000.000

7

Vòng Cung

Cầu Cái Răng

Cầu Rau Răm

4.500.000

Cầu Rau Răm

Ranh huyện Phong Điền

3.500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

2.000.000

Khu vực 1: Áp dụng cho tất cả các phường.

 

PHỤ LỤC III.2

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ QUẬN BÌNH THỦY
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Bùi Hữu Nghĩa

Cầu Bình Thủy

Nguyễn Truyền Thanh

11.000.000

2

Cách Mạng Tháng Tám

Nguyễn Đệ, Hẻm 86

Cầu Bình Thủy

13.500.000

3

Đặng Văn Dầy (trục chính Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Võ Văn Kiệt

6.200.000

4

Đặng Thị Nhường (Hẻm 300 Cách Mạng Tháng Tám)

Cách Mạng Tháng Tám

Rạch Khai Luông

2.800.000

5

Đinh Công Chánh

Chợ Phó Thọ

Võ Văn Kiệt

2.800.000

6

Đỗ Trọng Văn (đường Số 24, Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Đường Số 13, khu dân cư Ngân Thuận

6.200.000

7

Đồng Ngọc Sứ (đường LIA 10 – Rạch Phụng)

Trần Quang Diệu

Ngã ba

6.600.000

Ngã ba

Phạm Hữu Lầu

3.300.000

8

Đồng Văn Cống (Đường Vành Đai Phi Trường)

Võ Văn Kiệt

Trần Quang Diệu

6.600.000

9

Hồ Trung Thành (Đường Công Binh)

Lê Hồng Phong

Tiếp giáp đường Huỳnh Phan Hộ

3.300.000

10

Huỳnh Mẫn Đạt

Cách Mạng Tháng Tám

Rạch Khai Luông

5.000.000

11

Huỳnh Phan Hộ

Lê Hồng Phong

Hẻm 26, Huỳnh Phan Hộ

5.000.000

12

Lê Hồng Phong

Cầu Bình Thủy

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)

8.800.000

Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)

8.800.000

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)

Cầu Trà Nóc

6.600.000

Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)

6.600.000

Cầu Trà Nóc

Cầu Sang Trắng 1

5.000.000

13

Lê Quang Chiểu

Lê Văn Sô

Nguyễn Thông

2.800.000

14

Lê Thị Hồng Gấm

Lê Hồng Phong

Cầu Xẻo Mây

3.300.000

15

Lê Văn Bì

Lê Văn Sô

Hẻm 91 Cách mạng Tháng Tám

2.800.000

16

Lê Văn Sô

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quang Diệu

3.300.000

17

Nguyễn Chánh Tâm (đường Số 6, Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Đường Số 41, Khu dân cư Ngân Thuận

3.900.000

18

Nguyễn Đệ (Vành Đai Phi Trường)

Cách Mạng Tháng Tám

Võ Văn Kiệt

12.500.000

19

Nguyễn Thị Tính (Hẻm 116, đường Cách mạng tháng 8)

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối đường

3.300.000

20

Nguyễn Thông

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối đường

5.500.000

21

Nguyễn Truyền Thanh

Lê Hồng Phong

Bùi Hữu Nghĩa

6.600.000

22

Nguyễn Việt Dũng

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quang Diệu

5.500.000

23

Nguyễn Viết Xuân

Lê Hồng Phong

Lê Thị Hồng Gấm, Rạch Xẻo Mây

2.800.000

Rạch Xẻo Mây

Rạch Chùa

1.700.000

Rạch Chùa

Nguyễn Văn Linh

1.700.000

24

Phạm Hữu Lầu

Trần Quang Diệu

Đồng Văn Cống

2.800.000

25

Phạm Ngọc Hưng (cung đường Vành Đai Phi Trường – 400m)

Võ Văn Kiệt

Võ Văn Kiệt

3.300.000

26

Thái Thị Nhạn

Suốt tuyến

 

2.200.000

27

Trần Quang Diệu

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Ván

8.800.000

Cầu Ván

Chợ Ngã Tư

3.900.000

Chợ Ngã Tư

Cầu Bình Thủy

3.300.000

28

Trần Văn Nghiêm

Trần Quang Diệu

Cuối Hẻm 172, Trần Quang Diệu

2.800.000

29

Võ Văn Kiệt

Ranh quận Ninh Kiều

Cầu Bà Bộ

9.500.000

Cầu Bà Bộ

Cầu Bình Thủy 2

7.700.000

Cầu Bình Thủy 2

Cuối đường

6.600.000

30

Xuân Hồng (Đường số 1 – khu tái định cư phường Long Tuyền và Đường số 36 – khu đô thị hai bên đường Nguyễn Văn Cừ)

Tô Vĩnh Diện

Đường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn Cừ

3.300.000

 

b) Đất ở đô thị thuộc các hẻm vị trí 2

1

Đường vào Tổng Công ty phát điện 2, phường Trà Nóc

Nguyễn Chí Thanh

Cổng vào Tổng Công ty phát điện 2

1.700.000

2

Hai hẻm cặp chợ Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến

 

2.200.000

3

Hẻm 1, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

2.800.000

4

Hẻm 2, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

2.800.000

5

Hẻm 4, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến

 

2.800.000

6

Hẻm 6, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến

 

2.800.000

7

Hẻm 7, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Đặng Văn Dầy

2.800.000

8

Hẻm 9, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Võ Văn Kiệt

2.800.000

9

Hẻm 10, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Huỳnh Phan Hộ

2.800.000

10

Hẻm 79, Hẻm 81 Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

3.300.000

11

Hẻm 86, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối đường (Công ty 675)

4.500.000

Hẻm khu tập thể Công ty 675

Hết hẻm Nhà thông tin Khu vực 5

2.800.000

12

Hẻm 91, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

5.000.000

13

Hẻm 115, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

3.300.000

14

Hẻm 164, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

2.800.000

15

Hẻm 178, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.800.000

16

Hẻm 180, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

3.300.000

17

Hẻm 194, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.800.000

18

Hẻm 208, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.800.000

19

Hẻm 220, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.800.000

20

Hẻm 244, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Đá

3.300.000

Cầu Đá

Hẻm bê tông Tây Đô

2.025.000

Hẻm nhánh còn lại Hẻm 244

 

2.800.000

Hẻm Trường Mầm non Họa Mi

 

2.800.000

21

Hẻm 286, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Ngã ba cuối hẻm

2.700.000

Ngã ba cuối hẻm

Rẻ trái đến cầu đá; Rẻ phải đến ngã ba cuối hẻm

2.025.000

22

Hẻm 290, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.700.000

23

Hẻm 292, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.800.000

24

Hẻm 314, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Chùa Hội Linh

2.800.000

25

Hẻm 328, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.700.000

26

Hẻm 340, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.800.000

27

Hẻm 364, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.700.000

28

Hẻm 366, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Hẻm 370 đoạn công ty Sadico

2.800.000

29

Hẻm 370, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.800.000

30

Hẻm 412, Cách mạng tháng tám

Cách mạng tháng tám

Hết đoạn tráng nhựa

2.800.000

31

Hẻm 444, Cách mạng tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Hết đoạn tráng nhựa

3.300.000

32

Hẻm 474, 476, Cách mạng tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.700.000

33

Hẻm 482, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.700.000

34

Hẻm 506, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

2.800.000

35

Hẻm 512, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Khu dân cư An Thới

4.400.000

36

Hẻm 124, Đồng Ngọc Sứ

Đồng Ngọc Sứ

Cuối hẻm

1.700.000

37

Hẻm cạnh nhà 162/38/7, Đồng Ngọc Sứ

Đồng Ngọc Sứ

Hết đoạn tráng nhựa

1.700.000

38

Hẻm 135, Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống

Hẻm 108 Trần Quang Diệu

1.700.000

39

Hẻm 235, Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống

Đồng Ngọc Sứ

1.700.000

40

Hẻm 5, Đường tỉnh 918

Đường tỉnh 918

Cuối hẻm

1.700.000

41

Hẻm 18, Hồ Trung Thành

Hồ Trung Thành

Hẻm 71 Lê Hồng Phong

1.700.000

42

Hẻm 32, Hồ Trung Thành

Hồ Trung Thành

Cuối hẻm

2.200.000

43

Hẻm 22, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Cuối hẻm

1.800.000

44

Hẻm 24, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Cuối hẻm

1.800.000

45

Hẻm 26, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Giáp Khu dân cư Ngân Thuận

2.200.000

46

Hẻm 38, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Hết đoạn tráng nhựa

2.200.000

47

Hẻm 1, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

48

Hẻm 3, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

2.200.000

49

Hẻm 3 (Chùa Phước Tuyền), Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

50

Hẻm 5, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

51

Hẻm 7, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

52

Hẻm 8, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

1.760.000

53

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Nguyễn Truyền Thanh

1.760.000

54

Hẻm 13 (Hẻm Cô Bắc), Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

55

Hẻm 14, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

2.200.000

56

Hẻm 15, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

2.200.000

57

Hẻm 16, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

2.200.000

58

Hẻm 18, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

2.200.000

59

Hẻm 18A, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.760.000

60

Hẻm 18B, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.760.000

61

Hẻm 19, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

2.200.000

62

Hẻm 29, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Hết đoạn nâng cấp đô thị

2.800.000

63

Hẻm 44, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Hết đoạn nâng cấp đô thị

1.760.000

64

Hẻm 65, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối đường

1.760.000

65

Hẻm 71, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Giáp Hẻm 18, Hồ Trung Thành

2.200.000

66

Hẻm 5, Lê Quang Chiểu

Suốt tuyến

 

1.700.000

67

Hẻm 23, Lê Quang Chiểu

Suốt tuyến

 

1.700.000

68

Hẻm Liên tổ 2, 3, 4, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.760.000

69

Hẻm Kênh Đình, Lê Hồng Phong

Hẻm Xóm Lưới

Hẻm 7, Lê Hồng Phong

1.760.000

70

03 hẻm nhánh đường Lê Văn Bì (đoạn tráng nhựa)

Lê Văn Bì

Hẻm 91 ngang

1.700.000

71

Hẻm 1, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.700.000

72

Hẻm 1A, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.700.000

73

Hẻm 2, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.700.000

74

Hẻm 1, Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.700.000

75

Hẻm 29, Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Ngã ba

1.700.000

76

Hẻm 36, Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Cuối hẻm

1.700.000

77

Hẻm 122, Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Hết ranh (Hội Người mù)

2.200.000

78

Hẻm 150, Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Cuối hẻm

1.700.000

79

Hẻm 192, Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.700.000

80

Hẻm 218, Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.700.000

81

Hẻm Nội bộ KTT Chữ Thập Đỏ – Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Giáp Khu nhà nuôi dưỡng người già và trẻ em

2.200.000

82

Hẻm liên tổ 10-11, Nguyễn Việt Dũng

Suốt tuyến

 

1.700.000

83

Hẻm liên tổ 13-14-20, Nguyễn Việt Dũng

Suốt tuyến

 

1.700.000

84

Hẻm nhánh đường Phạm Hữu Lầu

Phạm Hữu Lầu

Hẻm 154, Trần Quang Diệu

2.200.000

85

Hẻm Tổ 5, Phạm Hữu Lầu

Phạm Hữu Lầu

Đồng Ngọc Sứ

1.700.000

86

Hẻm 25, Phạm Hữu Lầu

Suốt tuyến

 

1.700.000

87

Hẻm 105, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.700.000

88

Hẻm 108, Trần Quang Diệu

Cầu Ván

Võ Văn Kiệt

1.700.000

89

Hẻm 154, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

2.200.000

90

Hẻm 170, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

2.200.000

91

Hẻm 172, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

2.200.000

92

Hẻm 174, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

2.200.000

93

Hẻm 287, Trần Quang Diệu

Trần Quang Diệu

Nguyễn Thông

2.200.000

94

Hẻm 557, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

2.200.000

95

Hẻm khu dân cư kho K1 – Trần Quang Diệu

Hai hẻm trục chính

 

2.200.000

96

Hẻm 91 ngang (đoạn mới nâng cấp theo dự án nâng cấp đô thị)

Hẻm 517, Trần Quang Diệu

Cuối hẻm

2.200.000

97

Hẻm khu tập thể hóa chất và cơ điện công nghiệp

Lê Hồng Phong

 

2.200.000

98

Hẻm vào Trường Trung cấp dược Mêkong

Hẻm 91

Hẻm 91 ngang

2.200.000

99

Hẻm Xóm Lưới

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.760.000

100

Khu dân cư P2 (Đối diện chợ Bà Bộ)

Toàn khu

 

2.200.000

101

Khu dân cư Cái Sơn – Hàng Bàng

 

 

2.200.000

102

Khu dân cư Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh VLXD Fico

Trục chính

 

4.400.000

Trục phụ

 

3.300.000

103

Khu dân cư Công ty cổ phần xây lắp PTKD nhà đầu tư

Đường nội bộ toàn khu

 

3.300.000

104

Khu dân cư Ngân Thuận (trừ các trục đường đã đặt tên và có giá cụ thể trong bảng giá đất)

Trục chính

 

6.200.000

Trục phụ

 

3.900.000

105

Khu dân cư vượt lũ tại phường Trà Nóc

Toàn khu

 

2.200.000

106

Khu tái định cư 12,8ha

Trục chính

 

3.300.000

Trục phụ

 

2.200.000

107

Khu tái định cư Hẻm 115

 

 

2.200.000

108

Khu tái định cư Bành Văn Khuê, đường Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

2.200.000

109

Khu tái định cư phường Long Tuyền

 

 

2.800.000

110

Khu tập thể Cầu đường 675

Đường nội bộ toàn khu

 

3.300.000

 

c) Đất ở tiếp giáp các trục giao thông

1

Bùi Hữu Nghĩa (Đường tỉnh 918)

Nguyễn Truyền Thanh

Cầu Tư Bé

6.600.000

Cầu Tư Bé

Cầu Rạch Cam

3.300.000

Cầu Rạch Cam

Ngã ba Nguyễn Văn Trường

2.200.000

Phần còn lại

 

1.700.000

2

Đường cặp Rạch Bà Bộ

Hết đoạn tráng nhựa

 

2.200.000

3

Đường cặp Rạch Khoáng Châu (Bên trái)

Cầu Xẻo Nga

Đường cặp Rạch Ông Dựa

1.700.000

4

Đường cặp Rạch Miễu Ông (Bên phải)

Đường tỉnh 918

Đường cặp Rạch Ông Dựa

1.700.000

5

Đường cặp Rạch Miễu Trắng

Quốc lộ 91B

kinh Ông Tường

1.700.000

6

Đường cặp Rạch Ông Dựa

Đường tỉnh 918

Đường cặp Rạch Khoáng Châu

1.100.000

Đường cặp Rạch Miễu Ông

1.100.000

7

Đường cặp Rạch Ông Kinh (Bên phải)

Đinh Công Chánh

Quốc lộ 91B

1.100.000

8

Đường cặp Rạch Xẻo Khế

Phạm Thị Ban

giáp Rạch Trường Lạc

1.100.000

9

Đường Vành Đai Sân Bay

Lê Hồng Phong

Hết đoạn tráng nhựa

6.600.000

10

Đường vào chợ Trà Nóc

Khu vực chợ Trà Nóc

Rạch Ông Tảo

1.700.000

11

Đường vào Làng hoa kiểng Bà Bộ

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Hết đoạn tráng nhựa

2.800.000

12

Lộ Trường Tiền – Bông Vang

Đường tỉnh 918

Ranh huyện Phong Điền

1.700.000

13

Nguyễn Chí Thanh (Đường tỉnh 917)

Lê Hồng Phong

Cầu Rạch Gừa

2.800.000

Cầu Rạch Gừa

Hết đường nhựa phần còn lại

1.700.000

cầu Trà Nóc 2

Quốc lộ 91B

2.200.000

14

Nguyễn Thanh Sơn

Đường tỉnh 918

Võ Văn Kiệt

2.200.000

15

Nguyễn Thị Tạo

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Võ Văn Kiệt

2.800.000

16

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều

Ranh huyện Phong Điền

6.600.000

17

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều

Ranh huyện Phong Điền

2.700.000

18

Nguyễn Văn Trường

Đường tỉnh 918

Cầu Ngã Cái

3.000.000

19

Phạm Thị Ban (Tuyến Ngã Ba – ông Tư Lợi, phường Thới An Đông)

Cầu Trà Nóc 2

Quốc lộ 91B (cầu Giáo Dẫn)

2.200.000

20

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Rạch Bà Bộ (ranh quận Ninh Kiều)

Cầu Bình Thủy 3

3.900.000

Cầu Bình Thủy 3

Cầu Rạch Cam

2.800.000

Cầu Rạch Cam

Giáp ranh quận Ô Môn

2.200.000

21

Tạ Thị Phi (Đường vào Khu di tích Vườn Mận)

Nguyễn Văn Trường

Khu dân cư đường Nguyễn Văn Cừ

2.200.000

22

Trần Thị Mười

Quốc lộ 91B

Kinh Ông Tường

1.700.000

23

Tô Vĩnh Diện

Cầu Tô Diện

Khu tái định cư phường Long Tuyền

2.800.000

24

Tuyến đường Rạch Cam – Quốc lộ 91B

Chợ Phó Thọ

Trường THCS Long Hòa 2

2.200.000

25

Tuyến đường Võ Văn Kiệt (cầu Cầu Rạch Chanh) – Rạch Bà Cầu

Võ Văn Kiệt

Rạch Bà Cầu

2.200.000

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

1.500.000

Khu vực 2

1.400.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Trà An và Trà Nóc.

Khu vực 2: Áp dụng cho các phường Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông.

 

PHỤ LỤC III.3

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ QUẬN CÁI RĂNG
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Bùi Quang Trinh (đường Số 8, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Đường Số 15, Khu dân cư 586

5.000.000

2

Cao Minh Lộc (đường Số 10, Khu dân cư 586)

Đường Số 46 (Khu dân cư 586)

Đường số 61 (Khu dân cư 586)

5.000.000

3

Duy Tân

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

10.000.000

4

Đinh Tiên Hoàng

Phạm Hùng

Ngô Quyền

10.000.000

5

Hàm Nghi

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

10.000.000

6

Hàng Gòn

Phạm Hùng

Đường dẫn cầu Cần Thơ

2.200.000

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Sông Cái Răng bé

1.700.000

7

Hàng Xoài

Phạm Hùng

Sông Cái Răng bé

1.700.000

8

Hoàng Thế Thiện (Đường B7 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A5 – khu dân cư Hưng Phú 1

5.000.000

9

Hoàng Văn Thái (Đường A5 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Lý Thái Tổ

đường dân sinh cặp đường dẫn cầu Cần Thơ

5.000.000

10

Lâm Văn Phận (Đường Số 9, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Lê Nhựt Tảo

3.300.000

11

Lê Bình

Phạm Hùng

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

6.600.000

12

Lê Hồng Nhi (Đường Trường Chính trị)

Phạm Hùng

Nhật Tảo

2.200.000

Nhật Tảo

Chùa Ông Một

1.700.000

13

Lê Nhựt Tảo (đường Số 14, Khu dân cư 586)

Đường Số 1 (Khu dân cư 586)

Đường Số 9 (Khu dân cư 586)

5.000.000

14

Lê Tấn Quốc (Đường Số 29, Khu dân cư Công ty đầu tư và xây dựng số 8)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 15, Khu dân cư Công ty đầu tư và xây dựng số 8

3.300.000

15

Lê Thái Tổ

Lý Thường Kiệt

Nguyễn Trãi

10.000.000

16

Lê Văn Tưởng (Đường số 47 – khu dân cư Phú An)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 12 – khu dân cư Phú An

5.000.000

17

Lý Thái Tổ (Đường A1 – Khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A10 – Khu dân cư Hưng Phú 1

5.000.000

18

Lý Thường Kiệt

Ngô Quyền

Cầu Cái Răng

10.000.000

Cầu Cái Răng

Đại Chủng Viện

4.400.000

19

Mai Chí Thọ (Đường Số 1, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Sông Hậu

5.000.000

20

Ngô Quyền

Lý Thường Kiệt

Nguyễn Trãi

10.000.000

21

Nguyễn Chánh (Đường số 12 – khu dân cư Phú An)

Mai Chí Thọ

Nguyễn Thị Sáu

5.000.000

22

Nguyễn Ngọc Bích (Đường B6 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường B20 – khu dân cư Hưng Phú 1

5.000.000

23

Nguyễn Thị Sáu (đường Số 6, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Đường Số 15, Khu dân cư 586

5.000.000

24

Nguyễn Trãi

Ngô Quyền

Phạm Hùng

6.600.000

25

Nguyễn Trãi nối dài

Phạm Hùng

Nhật Tảo

2.800.000

Nhật Tảo

Ngã ba Rạch Ranh

1.700.000

26

Nguyễn Văn Quang (Đường Số 7B, Khu dân cư Nam Long)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu dân cư Nam Long – Hồng Phát

5.000.000

27

Nguyễn Việt Dũng

Phạm Hùng

Võ Tánh

4.400.000

28

Nhật Tảo

Võ Tánh

Lê Hồng Nhi

1.700.000

29

Phạm Hùng (Quốc lộ 1)

Võ Tánh

Nguyễn Trãi

5.500.000

Đinh Tiên Hoàng

Nguyễn Trãi

5.500.000

Nguyễn Trãi

Lê Bình

7.700.000

Lê Bình

Hàng Gòn

6.200.000

Hàng Gòn

Nút giao IC4

5.500.000

30

Phạm Văn Nhờ (Đường Số 9A, Khu dân cư Diệu Hiền)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

3.300.000

31

Phan Trọng Tuệ (Đường Số 1, Khu dân cư Diệu Hiền)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

5.000.000

32

Trần Chiên (Lộ Hậu Thạnh Mỹ)

Cầu Cái Răng Bé

Cầu Nước Vận

4.400.000

Các đoạn còn lại

 

4.400.000

33

Trần Hưng Đạo

Đinh Tiên Hoàng

Nguyễn Trãi

8.800.000

Nguyễn Trãi

Lê Bình

5.500.000

Lê Bình

Hàng Gòn

4.400.000

34

Trần Văn Sắc (Đường Số 1, Khu dân cư Nông Thổ Sản)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

3.300.000

35

Trần Văn Trà (Đường A3 – Khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A6 – Khu dân cư Hưng Phú 1

5.000.000

36

Trần Văn Việt (Đường số 7 – Khu dân cư Công an)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 5 – Khu dân cư Công an

3.300.000

37

Trưng Nữ Vương

Phạm Hùng

Ngô Quyền

10.000.000

38

Võ Tánh

Phạm Hùng

Đại Chủng Viện

5.500.000

Đại Chủng Viện

Nguyễn Việt Dũng

4.400.000

Nguyễn Việt Dũng

Vàm Ba Láng

2.800.000

39

Vũ Đình Liệu (Đường Số 10, Khu dân cư Nam Long)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu dân cư Nam Long – Hồng Phát

5.000.000

40

Các Khu dân cư thuộc Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ nằm trong giới hạn từ sông Cần Thơ đến cầu Cái Sâu

Trục đường chính đường A

 

6.000.000

Trục đường chính đường B

 

5.000.000

41

Các Khu dân cư thuộc Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ từ cầu Cái Sâu đến ranh tỉnh Hậu Giang

Trục đường chính đường A

 

5.000.000

Trục đường chính đường B

 

4.000.000

42

Khu dân cư Điện lực

Toàn khu

 

2.200.000

43

Khu dân cư Thạnh Mỹ

Trục chính

 

2.000.000

Trục phụ

 

1.500.000

44

Khu dân cư Thường Thạnh

Trục chính

 

3.900.000

 

 

Trục phụ

 

3.300.000

45

Khu Novaland Group, phường Hưng Phú

 

 

5.000.000

46

Khu tái định cư cầu Cần Thơ (phường Hưng Phú)

Toàn khu

 

2.200.000

47

Khu tái định cư cầu Cần Thơ (phường Ba Láng)

Toàn khu

 

1.700.000

48

Các tuyến đường, hẻm (có độ rộng từ 3m trở lên) phường Lê Bình

 

 

2.200.000

 

b) Đất ở tiếp giáp các trục giao thông

1

Trương Vĩnh Nguyên (Lê Bình – Phú Thứ)

Cầu Lê Bình

Đường dẫn cầu Cần Thơ

2.500.000

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Cái Tắc

2.000.000

2

Đường cặp sông Cái Răng Bé – Yên Hạ

Từ cầu Cái Răng Bé

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

1.700.000

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

Hết ranh Trường THCS Thường Thạnh

1.200.000

3

Đường cặp sông Cái Răng Bé – Thạnh Mỹ

Ranh phường Hưng Thạnh

Ngã ba vàm Nước Vận

1.200.000

4

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Cầu Cần Thơ

Cầu Cái Da

2.200.000

Cầu Cái Da

Quốc lộ 61C

1.700.000

5

Võ Nguyên Giáp (Đường Nam Sông Hậu)

Cầu Hưng Lợi

Vòng xoay đường dẫn cầu Cần Thơ

4.500.000

Vòng xoay đường dẫn cầu Cần Thơ

Rạch Cái Sâu

6.000.000

Rạch Cái Sâu

Rạch Cái Cui

1.500.000

6

Đường vào cảng Cái Cui

Võ Nguyên Giáp

Cảng Cái Cui

1.200.000

7

Lộ Cái Chanh

Quốc lộ 1

Giáp ranh Trụ sở UBND phường Thường Thạnh

2.500.000

Giáp ranh Trụ sở UBND phường Thường Thạnh

Giáp ranh Trường học và các đường khu thương mại Cái Chanh

2.800.000

8

Lộ chợ số 10

Quốc lộ 1

Bến đò số 10

2.200.000

Bến đò số 10

Giáp đường Lê Hồng Nhi

1.400.000

9

Lộ Đình Nước Vận

Lê Bình

Cầu Nước Vận

2.200.000

10

Chí Sinh (Lộ hậu Tân Phú)

Toàn tuyến

 

1.200.000

11

Nguyễn Thị Trâm (Lộ mới 10m)

Quốc lộ 1

Trần Hưng Đạo nối dài

2.200.000

12

Nguyễn Văn Quy (Lộ Phú Thứ – Tân Phú)

Toàn tuyến

 

1.200.000

13

Nguyên Hồng

Quốc lộ 1

Sông Ba Láng

2.800.000

14

Quang Trung

Cầu Quang Trung

Nút giao thông IC3

2.200.000

15

Quốc lộ 1

Nút giao IC4

Cầu Số 10 (giáp tỉnh Hậu Giang)

5.500.000

16

Quốc lộ 61C

Quốc lộ 1

Sông Ba Láng

2.200.000

Sông Ba Láng

Ranh huyện Phong Điền

1.200.000

17

Huỳnh Thị Nỡ (Trần Hưng Đạo nối dài)

Công trường 6 cầu Cần Thơ

Lộ mới 10m

1.400.000

Lộ mới 10m

Phần còn lại

2.000.000

18

Lộ cặp sông Bến Bạ (khu vực Phú Thuận, phường Tân Phú)

 

 

900.000

19

Tuyến đường (từ rạch Mù U đến rạch Ngã Bát)

 

 

900.000

20

Đường cặp sông Cái Răng Bé

Đình Nước vận

Rạch Mù U

900.000

21

Tuyến đường lộ hậu Tân Thạnh Tây

Đường cặp rạch Cái Đôi

Đường cặp Rạch Bàng

900.000

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

750.000

Khu vực 2

600.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: Lê Bình, Hưng Thạnh, Hưng Phú; Khu vực I, II của phường Ba Láng; khu vực Phú Quới phường Thường Thạnh; khu vực Thạnh Hoà, Thạnh Thuận, Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh Phú, Thạnh Hưng, Thạnh Thới của phường Phú Thứ; khu vực Phú Thuận, Phú Thuận A, Phú Thạnh, Phú Thắng, Phú Tân, Phú Thành của phường Tân Phú.

Khu vực 2: Áp dụng cho phần còn lại các của phường: Ba Láng, Phú Thứ, Tân Phú và Thường Thạnh.

 

PHỤ LỤC III.4

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ QUẬN Ô MÔN
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Bến Bạch Đằng

Đầu vàm Tắc Ông Thục

Hết dãy phố 06 căn

11.000.000

2

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quốc Toản

Cổng Bệnh viện Ô Môn

7.700.000

3

Châu Văn Liêm

Quốc lộ 91

Cách Mạng Tháng Tám

8.800.000

4

Đắc Nhẫn (đường vào Trường Dân tộc Nội trú)

Tôn Đức Thắng

Rạch Sáu Thước

1.300.000

5

Đinh Tiên Hoàng

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

11.000.000

6

Đường 26 tháng 3

Quốc lộ 91

Kim Đồng

15.400.000

7

Đường 3 tháng 2

Kim Đồng

Huỳnh Thị Giang

6.600.000

8

Đường 30 tháng 4

Trần Hưng Đạo

Bệnh viện Ô Môn

5.500.000

9

Đường tỉnh 922

Quốc lộ 91

Cầu Rạch Nhum

4.400.000

10

Huỳnh Thị Giang

Châu Văn Liêm

Đường 26 tháng 3

7.700.000

11

Kim Đồng

Đường 26 tháng 3

Rạch Cây Me

8.800.000

12

Lê Quý Đôn

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

11.000.000

13

Lê Văn Tám

Đường 26 tháng 3

Cách Mạng Tháng Tám

7.700.000

14

Lưu Hữu Phước

Đường 26 tháng 3

Châu Văn Liêm

8.800.000

15

Lý Thường Kiệt

Đường 26 tháng 3

Bến Bạch Đằng

4.400.000

16

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

11.000.000

17

Nguyễn Du

Lưu Hữu Phước

Nguyễn Trãi

7.700.000

18

Nguyễn Trãi

Đường 3 tháng 2

Trần Phú

6.600.000

19

Nguyễn Trung Trực

Đường 26 tháng 3

Chợ Ô Môn

9.600.000

20

Phan Đình Phùng

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quốc Toản

7.700.000

21

Tôn Đức Thắng (Quốc Lộ 91)

Cầu Ông Tành

Cầu Ô Môn (phía bên phải)

5.300.000

Cầu Ông Tành

Cầu Ô Môn (phía bên trái)

4.400.000

22

Trần Hưng Đạo

Kim Đồng

Cầu Huyện đội

14.300.000

23

Trần Nguyên Hãn

Đường 26 tháng 3

Bến Bạch Đằng

4.400.000

24

Trần Quốc Toản

Đường 26 tháng 3

Châu Văn Liêm

8.800.000

25

Đường nội bộ Khu Dân tộc Nội trú (trừ tuyến đường đã đặt tên)

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.300.000

26

Khu dân cư phường Phước Thới

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.300.000

27

Khu dân cư thương mại Bằng Tăng

Sau thâm hậu 50m Quốc Lộ 91 trở vào

 

4.400.000

28

Khu phố Thương mại Thịnh Vượng

Trục số 1 tiếp giáp đường Trần Hưng Đạo

 

4.400.000

Các trục đường còn lại

 

3.300.000

29

Khu tái định cư và nhà ở công nhân Khu công nghiệp Trà Nóc II

Toàn bộ các tuyến đường

 

2.000.000

 

b) Đất ở tiếp giáp các trục giao thông:

 

1

Bến Bạch Đằng (nối dài)

Cầu Ô Môn

Giáp dãy phố 06 căn

3.900.000

2

Bến Hoa Viên

Trần Hưng Đạo

Cầu Đúc ngang nhà máy Liên Hiệp

1.900.000

Cầu Đúc ngang nhà máy Liên Hiệp

Cầu đúc vào chùa Long Châu

1.300.000

3

Chợ Phước Thới

Tôn Đức Thắng

Cầu Chùa (trừ hành lang đường sông)

3.900.000

4

Chợ Thới An

Hẻm nhà thương

Đình Thới An

3.300.000

5

Chợ Thới Long

Cầu Chợ

Cầu Bà Ruôi

4.400.000

6

Đặng Thanh Sử (Đường số 2, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn)

Tôn Đức Thắng

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn

1.100.000

7

Đường tỉnh 920B

Nhà máy xi măng Tây Đô

Rạch Cả Chôm

2.200.000

Nhà máy xi măng Tây Đô

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn

2.200.000

Đình Thới An

UBND phường Thới An (Bên phải)

1.700.000

Đình Thới An

UBND phường Thới An (Bên trái)

900.000

UBND phường Thới An

Cầu Cái Đâu (Bên phải)

900.000

UBND phường Thới An

Cầu Cái Đâu (Bên trái)

700.000

8

Đường vào Trung tâm y tế dự phòng

Tôn Đức Thắng

Hết ranh cơ quan Quản lý thị trường

1.300.000

9

Hai bên chợ Ba Se

Sông Tắc Ông Thục

Đường tỉnh 923

3.300.000

10

Lê Lợi

Trần Hưng Đạo

Hết xưởng cưa Quốc doanh (cũ)

2.800.000

Từ xưởng cưa

Thánh Thất Cao Đài

900.000

11

Lộ chùa

Đầu lộ chùa

Cầu Dì Tho (trái, phải)

900.000

12

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Tôn Đức Thắng

Cầu Giáo Dẫn

1.300.000

Cầu Giáo Dẫn

Trung tâm quy hoạch phường Trường Lạc (Bên phải)

1.100.000

Cầu Giáo Dẫn

Trung tâm quy hoạch phường Trường Lạc (Bên trái)

1.100.000

Khu quy hoạch phường Trường Lạc (từ cống Bảy Hổ)

Rạch Xẻo Đế (Bên phải)

1.100.000

Khu quy hoạch phường Trường Lạc (từ cống Bảy Hổ)

Rạch Xẻo Đế (Bên trái)

1.300.000

13

Quốc lộ 91

Cầu Ô Môn

Cống Ông Tà

1.300.000

Cống Ông Tà

UBND phường Long Hưng (Bên phải)

1.100.000

 

 

Cầu Viện lúa ĐBSCL

UBND phường Long Hưng (Bên trái)

700.000

 

UBND phường Long Hưng

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu (bên trái)

1.100.000

 

UBND phường Long Hưng

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu (bên phải, trừ đoạn thuộc Khu dân cư thương mại Bằng Tăng)

1.700.000

 

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu

Ranh quận Thốt Nốt

1.100.000

 

14

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Đoạn thuộc Ô Môn

 

1.700.000

 

15

Thái Thị Hạnh (Hương lộ Bằng Tăng)

Quốc lộ 91

Lộ Miễu Ông (Bên trái)

1.100.000

 

Quốc lộ 91

Nhà Thông tin khu vực Thới Hưng (bên phải)

1.700.000

 

Nhà Thông tin khu vực Thới Hưng

Lộ Miễu Ông (bên phải)

1.100.000

 

Lộ Miễu Ông

Cầu Cây Sung

3.300.000

 

Cầu Cây Sung

Kinh Thủy lợi Lò Gạch

1.100.000

 

16

Tôn Đức Thắng (Quốc lộ 91)

cầu Sang Trắng I

Nút giao Quốc lộ 91B

3.500.000

 

Nút giao Quốc lộ 91B

Chợ bến đò Đu Đủ

2.800.000

 

Chợ bến đò Đu Đủ

cầu Tắc Ông Thục

2.000.000

 

cầu Tắc Ông Thục

cầu Ông Tành

3.300.000

 

17

Trần Hưng Đạo

Cầu Huyện đội

Trường Lương Định Của

4.400.000

 

Trường Lương Định Của

Cổng chào

2.800.000

 

18

Trần Kiết Tường (Đường tỉnh 920B)

Quốc lộ 91

Cầu Ba Rích (Bên phải)

1.300.000

 

Quốc lộ 91

Cầu Ba Rích (Bên trái)

900.000

 

Cầu Ba Rích

Cầu Tầm Vu (Bên phải)

1.100.000

 

Cầu Ba Rích

Cầu Tầm Vu (Bên trái)

900.000

 

Cầu Tầm Vu

Đình Thới An (Bên phải)

1.700.000

 

Cầu Tầm Vu

Đình Thới An (Bên trái)

900.000

 

19

Trần Ngọc Hoằng (Lộ Nông trường Sông Hậu)

Quốc lộ 91

Ranh xã Thới Hưng

900.000

 

20

Trưng Nữ Vương

Trần Hưng Đạo

Rạch Cây Me

5.000.000

 

21

Trương Văn Diễn (Đường tỉnh 920C)

Tôn Đức Thắng

Nhà máy xi măng Tây Đô

2.200.000

 

22

Tuyến tránh sạt lở Quốc lộ 91

Trần Kiết Tường (Đường tỉnh 920B)

Quốc lộ 91

1.100.000

 

23

Khu tái định cư Đường tỉnh 920B

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.700.000

 

24

Khu tái định cư Trung tâm văn hóa quận Ô Môn

Toàn bộ các tuyến đường

 

2.200.000

 

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

700.000

Khu vực 2

550.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: Châu Văn Liêm, Long Hưng, Phước Thới, Thới An, Thới Hòa và Thới Long.

Khu vực 2: Áp dụng cho phường Trường Lạc.

 

PHỤ LỤC III.5

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ QUẬN THỐT NỐT
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Bạch Đằng

Quốc lộ 91

Sông Hậu

13.200.000

2

Đường 30 tháng 4

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

7.700.000

3

Đường bờ kè

Cầu Thốt Nốt

Bến đò Tân Lộc

13.200.000

4

Đường kênh rạch Nhà thờ

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

3.300.000

5

Đường lộ Chùa

Quốc lộ 91

Sông Hậu

1.700.000

6

Đường Lộ mới (đường vào trường Tiểu học)

Quốc lộ 91

Cổng Trường Tiểu học Thốt Nốt

6.600.000

7

Đường Lộ mới (cặp Nhà văn hóa cũ)

Quốc lộ 91

Cầu 3 tháng 2

3.300.000

8

Đường Lộ mới (cặp sông Thốt Nốt)

Cầu Thốt Nốt

Kho Mai Anh

2.800.000

9

Đường Lộ mới (Trạm Thú y)

Nguyễn Thái Học

Nguyễn Trung Trực

7.700.000

10

Đường Lộ Ông Ba

Quốc lộ 91

Sông Hậu

3.300.000

11

Đường Lộ Rẫy

Quốc lộ 91

Sông Hậu

1.700.000

12

Đường nhà máy Ngô Nguyên Thạnh

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

4.400.000

13

Đường Tái định cư Mũi Tàu

Lê Thị Tạo

Vàm Lò Gạch

2.800.000

14

Đường Thanh Niên

Quốc lộ 91

Hết thửa đất số 20

1.700.000

15

Hòa Bình

Lê Lợi

Nguyễn Thái Học

13.200.000

16

Lê Lợi

Quốc lộ 91

Bến đò Tân Lộc

13.200.000

Quốc lộ 91

Cầu Chùa

11.000.000

17

Lê Thị Tạo

Lê Lợi

Phan Đình Giót

13.200.000

Phan Đình Giót

Mũi Tàu

9.900.000

18

Lộ Sân Banh

Quốc lộ 91

Sông Hậu

2.800.000

19

Nguyễn Công Trứ

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

8.800.000

20

Nguyễn Thái Học

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

13.200.000

21

Nguyễn Thái Học nối dài

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

11.000.000

22

Nguyễn Thị Lưu

Quốc lộ 91

Rạch Mương Miễu

900.000

23

Nguyễn Trung Trực

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

11.000.000

24

Nguyễn Văn Kim

Lê Lợi

Sư Vạn Hạnh (nối dài)

4.400.000

25

Phan Đình Giót

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

5.500.000

26

Quốc lộ 91

Lộ Ông Ba

Lộ Sân Banh

7.700.000

Khu dân cư khu vực Phụng Thạnh 1 (ngang lộ Ông Ba)

 

1.300.000

Cầu Thốt Nốt

Lộ Ông Ba

8.800.000

Cầu Thốt Nốt

Sư Vạn Hạnh

13.200.000

Sư Vạn Hạnh

Đường tái định cư Mũi Tàu

6.600.000

Đường tái định cư Mũi Tàu

Cái Sơn (Văn phòng khu vực)

4.400.000

27

Rạch Chùa

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

5.500.000

28

Sư Vạn Hạnh

Quốc lộ 91

Tịnh xá Ngọc Trung Tăng

5.500.000

29

Sư Vạn Hạnh (nối dài)

Tịnh xá Ngọc Trung Tăng

Hết ranh Trường Mầm non Thốt Nốt

2.800.000

30

Thoại Ngọc Hầu

Các tuyến đường thuộc khu trung tâm dân cư thương mại

 

13.200.000

31

Trưng Nữ Vương

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

4.400.000

32

Tự Do

Lê Lợi

Nguyễn Thái Học

13.200.000

 

b) Đất ở tiếp giáp các trục đường giao thông

 

1

Cặp Quốc lộ 80

Trung tâm ngã ba Lộ Tẻ

Cầu ZêRô

2.800.000

Cầu Zêrô

Cầu số 1

1.700.000

2

Cặp Quốc lộ 91

Cái Sơn

Cầu Trà Uối

2.200.000

Các đoạn đường còn lại của phường Thới Thuận, phường Thuận An

 

2.200.000

Cống Rạch Rạp

Cầu Cái Sắn

2.800.000

Lộ Sân Banh

Cai Tư

3.300.000

Cai Tư

Cầu Cái Ngãi

2.200.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Mai Văn Bộ qua kinh lộ và đến cầu sắt Thơm Rơm

900.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Tịnh Thất Thường Tịnh (phía kinh lộ)

900.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Mai Văn Bộ

1.700.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Lộ Bích Vàm (phía lộ)

1.700.000

Từ tim cầu Sắt Thơm Rơm

Hết thửa 254 khu vực Tân Lợi 2

1.700.000

Từ tim cầu Sắt Thơm Rơm

Hết thửa 421 khu vực Tân Phước (Trường học)

1.700.000

Các đoạn đường còn lại của phường: Trung Kiên, Thuận Hưng và Tân Hưng

1.500.000

3

Đường Phước Lộc – Lai Vung

Hương lộ Tân Lộc

Sông Hậu

1.100.000

4

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc

Quốc lộ 91

Cầu Rạch Rầy

1.300.000

Cầu Rạch Rầy

giáp ranh xã Vĩnh Bình (Vĩnh Thạnh)

900.000

5

Đường tỉnh 921

Cầu Chùa

Cầu Trà Bay

4.400.000

Cầu Trà Bay

Cầu Rạch Rích

2.200.000

Trung tâm chợ Bắc Đuông qua mỗi bên 100m

 

2.800.000

Các đoạn đường còn lại tiếp giáp trục lộ giao thông

 

1.100.000

6

Đường tránh chợ Cầu Sắt Thơm Rơm

Quốc lộ 91

Kinh Thơm Rơm

1.700.000

7

Hương lộ Tân Lộc

Bến đò Long Châu (đầu cồn)

Rạch Ông Chủ

1.100.000

Ranh chợ phường qua mỗi bên 150m

 

1.100.000

Các đoạn đường còn lại tiếp giáp hương lộ

 

900.000

8

Mai Văn Bộ (Trừ vị trí khu vực chợ phường Thuận Hưng)

Quốc lộ 91

Cuối đường

900.000

9

Nguyễn Trọng Quyền

Quốc lộ 91

Cầu Thủy Lợi

1.100.000

Đoạn còn lại

 

900.000

10

Khu dân cư chợ Bò Ót

Toàn khu

 

3.300.000

11

Khu dân cư chợ Bò Ót (phần mở rộng)

Toàn khu

 

3.300.000

12

Khu dân cư chợ gạo

Toàn khu

 

1.700.000

13

Khu dân cư chợ Phúc Lộc 1, phường Trung Nhứt

Toàn khu

 

900.000

14

Khu dân cư Phước Lộc – Lai Vung

Toàn khu

 

1.100.000

15

Khu dân cư phường Thuận An

Toàn khu

 

1.300.000

16

Khu dân cư phường Thuận An (Cặp Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Thốt Nốt)

Toàn khu

 

1.300.000

17

Khu dân cư phường Trung Kiên

Khu dân cư chợ dân lập khu vực Lân Thạnh 2

 

1.300.000

Quốc lộ 91 – Bến đò Tân Lộc (đường bến đò Trung Kiên – Tân Lộc) khu vực Qui Thạnh 1

 

1.300.000

18

Khu tái định cư phường Thới Thuận – giai đoạn 2

Toàn khu

 

2.800.000

19

Khu tái định cư Long Thạnh 2

Toàn khu

 

3.300.000

20

Khu Tái định cư phường Thuận Hưng

Toàn khu

 

1.100.000

21

Khu tái định cư phường Trung Kiên

Toàn khu

 

1.000.000

22

Phường Trung Kiên

Các khu dân cư còn lại của khu vực Qui Thạnh 1

 

1.000.000

23

Trung tâm cầu Bò Ót

Cầu Bò Ót (phường Thuận An)

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc

3.900.000

cầu Bò Ót (phường Thới Thuận)

Đường vào Công ty Vạn Lợi

3.900.000

24

Trung tâm cầu Cần Thơ Bé – Chợ cầu Cần Thơ Bé

Từ cầu vào 157m

 

1.700.000

25

Trung tâm cầu sắt Thơm Rơm

Trung tâm cầu Sắt Thơm Rơm

đường tránh chợ cầu Sắt Thơm Rơm

1.700.000

26

Trung tâm chợ phường Thuận Hưng

Ranh chợ ra 4 phía (mỗi phía 200m)

 

1.700.000

27

Tuyến đường

Cầu Thốt Nốt

Cầu Trà Cui (phía Phụng Thạnh 2)

1.000.000

28

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Cầu Vàm Cống

ranh huyện Vĩnh Thạnh

1.300.000

29

Tuyến đường nối Quốc lộ 80 đến Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Quốc lộ 80

ranh huyện Vĩnh Thạnh

1.300.000

30

Tuyến tránh Quốc lộ 91

Quốc lộ 91 (phường Trung Kiên)

Nguyễn Thị Lưu

1.300.000

Nguyễn Thị Lưu

Quốc lộ 91 (phường Thuận An)

2.000.000

31

Ven sông Cái Sắn

Vàm Cái Sắn

Cầu Cái Sắn

1.700.000

Cầu Cái Sắn

Cầu ZêRô

1.700.000

32

Ven sông Hậu (tính thâm hậu 50m; Trừ đoạn qua Khu công nghiệp Thốt Nốt)

Vàm Cái Sắn

Vàm Lò Gạch (Mũi tàu)

2.000.000

Vàm Lò Gạch (mũi Tàu)

Lộ Sân Banh

2.200.000

Lộ Sân Banh

Vàm Cai Tư

1.100.000

Vàm Cai Tư

Giáp ranh quận Ô Môn

900.000

33

Ven sông Thốt Nốt

Cầu Chùa

Cầu Trà Bay (phía Đường tỉnh 921)

2.800.000

Cầu Thốt Nốt

Cầu Trà Bay (phía Phụng Thạnh 2)

1.000.000

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

700.000

Khu vực 1: Áp dụng cho tất cả các phường.

 

PHỤ LỤC III.6

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Các trục hành chính trung tâm huyện Phong Điền

Trục số 4, 5, 8, 10, 13, 14 Khu dân cư thương mại, dịch vụ thị trấn

 

2.000.000

Trục đường số 12

 

1.700.000

2

Chiêm Thành Tấn (trục số 7, Trung tâm thương mại – hành chính huyện)

Suốt tuyến

 

2.000.000

3

Đường vào khu mộ Phan Văn Trị

Lộ Vòng Cung

Cầu Cái Tắc

1.350.000

Cầu Cái Tắc

Mộ Cụ Phan Văn Trị

1.100.000

Mộ Cụ Phan Văn Trị

Rạch tre

550.000

4

Khu trung tâm Thương mại huyện Phong Điền

Trục chính

 

3.300.000

Trục phụ

 

2.300.000

5

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Giáp ranh xã Mỹ Khánh

Cầu Rạch Chuối

2.200.000

Cầu Rạch Chuối

Cầu Trà Niền

2.800.000

Cầu Trà Niền

Cống Ba Lù

4.400.000

Cống Ba Lù

Cống Rạch Bần

2.500.000

Cống Rạch Bần

Giáp ranh xã Tân Thới

1.700.000

6

Nguyễn Thái Bình (trục số 1, Trung tâm thương mại – hành chính huyện)

Lộ Vòng Cung

Hết đoạn trải nhựa

2.200.000

7

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài

Ranh xã Mỹ Khánh

Hết khu trung tâm Thương mại huyện Phong Điền

3.300.000

8

Phan Văn Trị (Trục số 2, Khu trung tâm thương mại – hành chính huyện Phong Điền)

Giáp Lộ Vòng Cung

Chiêm Thành Tấn

5.500.000

Chiêm Thành Tấn

Trung tâm y tế dự phòng

2.800.000

9

Trục đường số 26 và khu vực Đình thần Nhơn Ái (thị trấn Phong Điền) và các hẻm

Trục đường số 26 và khu vực Đình thần Nhơn Ái

 

3.900.000

các hẻm

 

3.300.000

10

Tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến cầu Tây Đô

Nguyễn Văn Cừ

Cầu Tây Đô

3.300.000

 

b) Đất ở tại nông thôn

 

 

1

Đường tỉnh 918 (Hương lộ 28)

Cầu Xẻo Tre

Ranh phường Long Tuyền

900.000

2

Đường tỉnh 926

Cầu Tây Đô

Cầu Cây Cẩm – Nhơn Ái

1.100.000

Cầu Cây Cẩm – Nhơn Ái

Cầu Mương Cao

900.000

Cầu Mương Cao

Cầu Kinh Tắc

800.000

Cầu Kinh Tắc

Cầu Ba Chu

1.700.000

Cầu Càng Đước

Kinh Một Ngàn

800.000

3

Đường tỉnh 932

Trường Trung học Nhơn Nghĩa

Ngã ba trung tâm xã Nhơn Nghĩa

660.000

khu tái định cư xã Nhơn Nghĩa

cầu Lò Đường

660.000

Cầu Lò Đường

Giáp ranh xã Nhơn Nghĩa A

700.000

điểm đầu Đường tỉnh 932

Khu tái định cư xã Nhơn Nghĩa

1.900.000

4

Đường vào Khu di tích lịch sử Giàn Gừa

Suốt tuyến

 

550.000

5

Đường vào Trường THPT Phan Văn Trị

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài

Trường THPT Phan Văn Trị

2.000.000

6

Khu chợ Mỹ Khánh và XD thương mại thuộc khu tái định cư hai bên đường Nguyễn Văn Cừ (Công ty Mặt Trời Đỏ trúng đấu giá)

Cặp đường Nguyễn Văn Cừ

 

5.500.000

Các tuyến đường còn lại

 

2.800.000

7

Khu dân cư Hồng Phát (trúng đấu giá)

Cặp đường Nguyễn Văn Cừ

 

5.500.000

Các đường còn lại

 

2.800.000

8

Khu dân cư vượt lũ xã Trường Long, Trường Long A

Toàn khu

 

900.000

9

Khu dân cư xã Tân Thới

Suốt tuyến

 

1.100.000

10

Khu tái định cư 7,24ha xã Nhơn Nghĩa

Trục chính (trục đường số 01), Đường tỉnh 932

 

1.900.000

Trục phụ ( các trục đường số 2, 3, 4, 5, và 6)

 

1.500.000

11

Khu tái định cư xã Mỹ Khánh (thuộc dự án khai thác quỹ đất)

Các lô nền tiếp giáp đường Nguyễn Văn Cừ

 

4.400.000

Các lô nền tiếp giáp tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

 

3.300.000

Các lô nền còn lại

 

2.800.000

12

Khu tái định cư xã Nhơn Ái

Đường nội bộ

 

1.100.000

13

Khu thương mại xã Trường Long

Giáp Đường tỉnh 926 (xã Trường Long cũ)

 

1.700.000

14

Khu vực chợ Vàm Xáng

UBND xã Nhơn Nghĩa

Đường tỉnh 932

660.000

15

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Giáp ranh phường An Bình

Cầu Ông Đề

2.500.000

Cầu Ông Đề

Giáp ranh xã Mỹ Khánh

2.200.000

Ranh thị trấn

Cầu Rạch Miễu

1.350.000

Cầu rạch Miễu

Ranh Ô Môn

900.000

16

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (khu khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy

Tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

5.500.000

17

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (khu khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy

Tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

2.200.000

18

Quốc lộ 61C

Ranh quận Cái Răng

Rạch Trầu Hôi (giáp ranh tỉnh Hậu Giang)

1.000.000

19

Tuyến đường Án Khám – Ông Hào

Suốt tuyến

 

800.000

20

Tuyến đường Càng Đước – Vàm Bi

Suốt tuyến

 

550.000

21

Tuyến đường Cầu Nhiếm – Trường Thành

Giáp Lộ Vòng Cung đi Trường Thành

 

550.000

22

Tuyến đường Đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái xã Nhơn Ái

suốt tuyến

 

550.000

23

Tuyến đường Đê KH9 (đường cấp 5 đồng bằng)

Ranh quận Ô Môn

Giáp tỉnh Hậu Giang

550.000

24

Tuyến đường Mỹ Khánh – Bông Vang (Trừ đoạn qua Khu tái định cư xã Mỹ Khánh)

Lộ Vòng Cung

Cầu Rạch Dinh

2.000.000

Cầu Rạch Dinh

Cầu Rạch Nhum

1.700.000

Các trục đường nội bộ Khu nhà ở cán bộ Học viện chính trị hành chính khu vực 4

 

1.700.000

25

Tuyến đường Nhơn Ái – Trường Long

Cống KH9

Vàm Ông Hào

550.000

26

Tuyến đường Trường Long – Vàm Bi

Cầu Ba Chu

Vàm Bi

550.000

27

Tuyến đường Vàm Bi – Trường Hòa – Bốn Tổng

Suốt tuyến

 

550.000

28

Hẻm Tổ 2A, ấp Mỹ Phước

Suốt tuyến

 

550.000

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất ở tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

400.000

– Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Phong Điền.

b) Đất ở tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

400.000

Khu vực 2

300.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các xã: Mỹ Khánh và Nhơn Nghĩa.

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Giai Xuân, Nhơn Ái, Tân Thới và Trường Long.

 

PHỤ LỤC III.7

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Chợ thị trấn Thới Lai

Thị trấn phía bên chợ và hai bên nhà lồng chợ

 

5.500.000

Bên kia sông chợ thị trấn Thới Lai từ vàm Kinh Đứng

Vàm Nhà Thờ

1.000.000

2

Hồ Thị Thưởng (thị trấn Thới Lai)

Ngã ba Thới Lai Trường Xuân

ranh xã Trường Thắng (bên trái)

1.100.000

ranh xã Trường Thắng (bên phải)

1.350.000

3

Khu dân cư Huệ Phát

Trục chính

 

2.200.000

Trục phụ

 

1.350.000

4

Khu hành chính huyện Thới Lai (Trừ phần tiếp giáp Đường tỉnh 922)

Toàn khu

 

2.200.000

5

Nguyễn Thị Huỳnh (Đường tỉnh 922)

Cầu Sắt Lớn

Cầu Cồn Chen (Bên trái)

1.450.000

Cầu Cồn Chen (Bên phải)

1.650.000

6

Thị trấn Thới Lai (Trừ khu dân cư Huệ Phát)

Cầu Sắt Lớn

Ranh xã Trường Thắng

550.000

7

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Đông Bình

Đường tỉnh 922

Cầu Đông Pháp

1.100.000

8

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Tân Thạnh

Cầu Kênh Đứng

Ranh xã Tân Thạnh

800.000

9

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Thắng

Hồ Thị Thưởng

Ranh xã Trường Thắng

800.000

10

Võ Thị Diệp (Đường tỉnh 922)

Cầu Tắc Cà Đi

Cầu Xẻo Xào (Bên trái)

2.800.000

Cầu Xẻo Xào (Bên phải)

3.300.000

Cầu Xẻo Xào

Cầu Sắt Lớn

5.500.000

 

b) Đất ở tại nông thôn

 

 

 

1

Đường tỉnh 919

Giáp ranh huyện Cờ Đỏ

Giáp ranh tỉnh Hậu Giang

1.100.000

2

Đường tỉnh 922

Cầu Rạch Nhum

Cầu Tắc Cà Đi (Bên trái)

850.000

Cầu Tắc Cà Đi (Bên phải)

1.100.000

Cầu Cồn Chen

Ranh huyện Cờ Đỏ (Bên trái)

450.000

Ranh huyện Cờ Đỏ (Bên phải)

700.000

3

Khu thương mại Trường Xuân

Toàn khu

 

2.450.000

4

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Đông Bình

Cầu Đông Pháp

Cầu Bảy Phẩm (Bên phải)

450.000

Cầu Bảy Phẩm (Bên trái)

550.000

Cầu Bảy Phẩm

Đường tỉnh 919 (Bên phải)

450.000

Đường tỉnh 919 (Bên trái)

660.000

Đường tỉnh 919

Xã Đông Bình

550.000

5

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Tân Thạnh

Ranh thị trấn Thới Lai

Xã Tân Thạnh

800.000

6

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Thắng

Ranh thị trấn Thới Lai

Xã Trường Thắng

800.000

7

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Xuân A

Cầu Búng Lớn

Khu dân cư vượt lũ Trường Xuân (Bên trái)

450.000

Khu dân cư vượt lũ Trường Xuân (Bên phải)

660.000

Tuyến lộ trước khu dân cư vượt lũ

Hướng cầu Bà Đầm

1.600.000

Khu chợ trung tâm: cặp kinh Bà Đầm

Hết ranh đất nhà bà Năm Dung

1.100.000

Các phần còn lại trong khu vực chợ

 

550.000

Cầu Bà Đầm

Kinh Ranh (Bên trái)

450.000

Kinh Ranh (Bên phải)

550.000

8

Tuyến Đường xã Trường Thành – xã Trường Thắng

toàn tuyến

 

800.000

9

Xã Định Môn

Cầu Vàm Nhon

Cầu Mương Huyện

550.000

Cầu Mương Huyện

Cầu Trà An

660.000

Cầu Trà An

Cầu Ngã Tư (Ngã tư nhà Thờ)

550.000

Cầu Ngã Tư (Ngã tư nhà Thờ)

Khu dân cư vượt lũ (Bên trái)

550.000

10

Xã Trường Thắng

Ranh thị trấn Thới Lai

Cầu Ông Định (Bên trái)

550.000

Cầu Ông Định (Bên phải)

660.000

Cầu Ông Định

Cầu Búng Lớn (Bên trái)

450.000

Cầu Búng Lớn (Bên phải)

500.000

11

Xã Trường Thành

Khu dân cư vượt lũ

Ranh Rạch Gừa (mé sông)

1.100.000

Ranh Rạch Gừa (lộ mới)

1.100.000

Rạch Gừa

Ranh xã Tân Thới (mé sông)

450.000

Ranh xã Tân Thới (lộ mới)

550.000

12

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Đông Thuận, Đông Bình, Trường Xuân A

Trục chính

 

800.000

Trục phụ

 

550.000

13

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Thới Tân, Định Môn

Trục chính

 

550.000

Trục phụ

 

450.000

14

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Trường Xuân, Trường Thành

Trục chính

 

1.100.000

Trục phụ

 

800.000

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất ở tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

400.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Thới Lai.

b) Đất ở tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

400.000

Khu vực 2

300.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh và Trường Xuân.

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Xuân Thắng, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Định Môn, Trường Thành, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Thuận và Đông Bình.

 

PHỤ LỤC III.8

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN CỜ ĐỎ
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Chợ Cờ Đỏ

Cầu Cờ Đỏ

Kinh Đứng (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

2.450.000

Cầu Cờ Đỏ

Kinh số 1 (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

1.900.000

Kinh số 1

Giáp ranh Thới Xuân

900.000

2

Đường vào Trường Tiểu học thị trấn Cờ Đỏ

Hà Huy Giáp (Đường Tỉnh 919)

Đường Thị trấn Cờ Đỏ – xã Thới Đông

2.750.000

3

Hà Huy Giáp (Đường Tỉnh 919)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thạnh Phú)

Cầu Cờ Đỏ

3.300.000

Cầu Cờ Đỏ

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

3.850.000

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ- Hà Huy Giáp

Cầu Đường Tắt (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

3.300.000

4

Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ

Các lô nền tiếp giáp trục đường Lê Đức Thọ và Hà Huy Giáp

3.850.000

Trục chính (chiều rộng 25m) (Đường số 4)

3.300.000

Trục phụ (chiều rộng 15m) (Đường số 12 và 13)

2.750.000

Các trục còn lại

 

2.200.000

5

Khu dân cư Khmer, thị trấn Cờ Đỏ

toàn khu

 

550.000

6

Khu hành chính huyện Cờ Đỏ (trừ phần tiếp giáp đường Hà Huy Giáp)

Toàn khu

 

2.200.000

7

Khu tái định ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ

Đường số 01, Đường số 03, Đường số 04

1.900.000

Đường số 07, Đường số 02

1.800.000

Đường số 05, Đường số 06

1.550.000

8

Lê Đức Thọ (Đường tỉnh 922) (Bên phải tiếp giáp trục đường giao thông; Bên trái tiếp giáp mương lộ Hướng từ huyện Thới Lai đến thị trấn Cờ Đỏ)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Giáp Đông Thắng)

Cầu Kinh Ngang (Cờ Đỏ) (Bên trái)

1.100.000

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Giáp Đông Thắng)

Cầu Kinh Ngang (Cờ Đỏ) (Bên phải)

1.650.000

Cầu Kinh Ngang

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp

3.850.000

9

Nguyễn Văn Nhung (Đường tỉnh 921)

Cầu Năm Châu

Cầu Kinh Bốn Tổng (thâm hậu tới sông Xáng Thốt Nốt)

2.200.000

Cầu Kinh Bốn Tổng

Hà Huy Giáp (thâm hậu tới sông Xáng Thốt Nốt)

2.750.000

 

b) Đất ở tại nông thôn

1

Đường Nông trường Cờ Đỏ (Trục đường vào Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ) (Hai bên)

Đường tỉnh 919

Kinh Số 1

900.000

Kinh Số 1

Kinh Số 4

660.000

Kinh Số 4

Kinh ranh

450.000

2

Đường ô tô đến trung tâm xã Thới Hưng

Đường tỉnh 922

Cầu kinh Ấp 3

900.000

Cầu kinh Ấp 3

Kinh 200 (Giáp ranh phường Long Hưng, Quận Ô Môn)

1.100.000

3

Đường ô tô đến trung tâm xã Thới Xuân

Đường tỉnh 919

cầu Kinh Lồng Ống (Hai bên)

1.100.000

cầu Kinh Lồng Ống

cầu Kinh Lò Thiêu (Hai bên)

660.000

cầu Kinh Lò Thiêu

cầu Số 4 (Sông Xáng Thốt Nốt) (bên trái)

550.000

4

Đường ô tô đến Trung tâm xã Trung Thạnh

Cầu Bắc Đuông (Trừ Khu dân cư Bắc Đuông, xã Trung Thạnh)

Giáp ranh Cụm DCVL xã Trung Thạnh

900.000

5

Đường Sĩ Cuông

Đoạn qua huyện Cờ Đỏ

 

550.000

6

Đường số 12 vào Trường Mầm non Trung Hưng 1

Cụm dân cư vượt lũ xã Trung Hưng

rạch Ngã Tư

900.000

7

Đường số 14 vào Trường Tiểu học Trung An 1

Đường tỉnh 921

Trường Tiểu học Trung An 1

1.650.000

8

Đường Thị trấn Cờ Đỏ – xã Thới Đông

Ranh xã Thới Xuân – xã Thới Đông

Giáp ranh khu DCVL xã Thới Đông

660.000

Ranh khu DCVL xã Thới Đông (Trừ cụm CDVL)

Kênh Ranh

1.000.000

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thới Xuân)

Giáp ranh xã Thới Đông

660.000

9

Đường tỉnh 919 (Bốn Tổng – Một Ngàn)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thạnh Phú)

Ranh huyện Vĩnh Thạnh (Cầu Sáu Bọng)

1.650.000

Cầu Đường Tắt

Giáp ranh huyện Thới Lai

1.650.000

10

Đường tỉnh 921 (xã Thạnh Phú)

Ranh xã Trung Hưng

Cầu Huyện Chơn

660.000

Cầu Huyện Chơn

cầu Hội Đồng Khương (trừ Cụm dân cư vượt lũ)

850.000

Cầu Hội đồng Khương

Cầu Năm Châu (Giáp ranh Thị trấn Cờ Đỏ)

660.000

11

Đường tỉnh 921 (xã Trung An)

Cầu Vạn Lịch

Cầu Trà Ếch

1.650.000

Khu vực chợ Trung An giới hạn từ Cầu Trà Ếch

Cống Chùa thâm hậu đến hết mương cũ (130m)

1.900.000

Cống Chùa

Rạch Xẻo Xây Lớn

1.100.000

12

Đường tỉnh 921 (xã Trung Hưng)

Cầu Xẻo Xây lớn

Cầu Cái He

1.350.000

Cầu Cái He

Cầu Ngã Tư (chợ xã) (Trừ cụm CDVL)

1.650.000

Cầu Ngã Tư

Ranh xã Thạnh Phú

660.000

13

Đường tỉnh 922 (Bên phải tiếp giáp trục đường giao thông Bên trái tiếp giáp mương lộ Hướng từ ranh huyện Thới Lai đến thị trấn Cờ Đỏ)

Ranh xã Xuân Thắng

Ranh Cụm DCVL xã Đông Hiệp (Bên trái)

550.000

Ranh xã Xuân Thắng

Ranh Cụm DCVL xã Đông Hiệp (Bên phải)

770.000

Ranh cụm DCVL xã Đông Hiệp (Trừ cụm CDVL)

Hết ranh Trường THCS Đông Hiệp (Bên trái)

660.000

Ranh cụm DCVL xã Đông Hiệp (Trừ cụm CDVL)

Hết ranh Trường THCS Đông Hiệp (Bên phải)

1.000.000

Ranh trường THCS Đông Hiệp

Ranh xã Đông Thắng (Bên trái)

550.000

Ranh trường THCS Đông Hiệp

Ranh xã Đông Thắng (Bên phải)

770.000

Ranh xã Đông Thắng

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Bên trái)

660.000

Ranh xã Đông Thắng

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Bên phải)

1.100.000

14

Đường vào Trường Mẫu giáo Đông Hiệp

Đường tỉnh 922

Trường Mẫu giáo Đông Hiệp

550.000

15

Đường vào Trường Tiểu học Đông Thắng

Đường tỉnh 922

Trường Tiểu học Đông Thắng

660.000

16

Khu chợ Đông Hiệp

toàn khu

 

1.100.000

17

Khu dân cư Bắc Đuông (xã Trung Thạnh)

Toàn khu

 

1.600.000

18

Cụm dân cư vượt lũ xã Đông Hiệp

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 922

 

1.000.000

Trục chính (xung quanh nhà lồng chợ Đông Hiệp)

770.000

Trục phụ (từ Đường tỉnh 922 – cầu Kinh Đứng)

660.000

Các trục còn lại

 

550.000

19

Cụm dân cư vượt lũ Xã Thạnh Phú

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

 

1.100.000

Các lô nền còn lại

 

660.000

20

Cụm dân cư vượt lũ xã Thới Đông

Các lô nền tiếp giáp đường Cờ Đỏ – xã Thới Đông

1.000.000

Trục chính (hai bên nhà lồng chợ)

770.000

Các trục còn lại

 

550.000

21

Cụm dân cư vượt lũ Xã Trung Hưng

Các lô nền xung quanh chợ Trung Hưng

2.200.000

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

1.650.000

Các lô nền còn lại

 

900.000

Toàn cụm Ba Đá – Trung Hưng (Toàn cụm)

550.000

22

Cụm dân cư vượt lũ Xã Trung Thạnh

Các lô nền tiếp giáp trục chính cặp sông Thốt Nốt và trục đường từ cầu Lấp Vò đến trục đường số 2 KDCVL

770.000

Các lô nền còn lại

 

550.000

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất ở tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

400.000

– Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Cờ Đỏ.

b) Đất ở tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

400.000

Khu vực 2

300.000

Khu vực 1: áp dụng cho xã Trung An.

Khu vực 2: áp dụng cho các xã: Trung Thạnh, Đông Hiệp, Thới Hưng, Thới Đông, Thạnh Phú, Trung Hưng, Thới Xuân và Đông Thắng.

 

PHỤ LỤC III.9

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH THẠNH
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất ở tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất ở tại đô thị

 

 

 

1

Đường Kênh Thầy Ký (Bờ phía đông)

Sau thâm hậu 50m Quốc lộ 80

Cầu Bờ Bao

450.000

2

Đường Kinh E

Bờ kinh Cái Sắn

Kinh 600 (giáp ranh xã Thạnh An)

450.000

3

Phù Đổng Thiên Vương (Đường tỉnh 919)

Sau thâm hậu Quốc lộ 80

Cầu Láng Chim

2.200.000

4

Quốc lộ 80 – thị trấn Thạnh An

Cống Số 15,5

Cống Sao Mai

1.350.000

Cống Sao Mai

Cầu Thầy Ký

3.300.000

Cầu Thầy Ký

Cống Số 18

1.350.000

Cống Số 18

Bến xe Kinh B

1.650.000

Bến xe kinh B

Kinh B (ranh Kiên Giang)

3.200.000

5

Quốc lộ 80 – thị trấn Vĩnh Thạnh

Cống Số 9,5

Cống Lý Chiêu

1.100.000

Cầu Lý Chiêu

Cầu Bốn Tổng (Trung tâm huyện)

2.750.000

Cầu Bốn Tổng

Cống Thầy Pháp (Trung tâm huyện)

2.750.000

Cống Thầy Pháp

Cống Nhà Thờ

2.750.000

6

Trung tâm hành chính huyện Vĩnh Thạnh

Toàn bộ các tuyến đường số: 34, 41, 43, 47, 53, 8, 7

 

2.200.000

Tuyến đường Số 11 (từ đường Số 41 đến đường Số 55)

 

2.200.000

7

Khu tái định cư Trung tâm Thương mại và Dân cư Thương mại huyện Vĩnh Thạnh

Toàn bộ các tuyến đường số: 38, 40

 

900.000

Tuyến đường Số 6 (từ đường Số 37 đến đường Số 40)

 

900.000

Tuyến đường Số 8 (từ đường Số 37 đến đường Số 40)

 

900.000

Tuyến đường số 37 (từ đường Số 6 đến đường Số 8)

 

900.000

8

Khu tái định cư và dân cư hành chính huyện Vĩnh Thạnh

Các lô nền tiếp giáp đường nội bộ song song với đường Phù Đổng Thiên Vương

 

2.200.000

Các lô nền còn lại

 

900.000

9

Cụm dân cư vượt lũ – thị trấn Thạnh An

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

550.000

10

Cụm dân cư vượt lũ – thị trấn Vĩnh Thạnh

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

2.800.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

550.000

11

Trung tâm Thương mại và Dân cư thương mại huyện Vĩnh Thạnh

Vị trí lô nền cặp đường nội bộ song song đường Phù Đổng Thiên Vương

 

2.200.000

 

b) Đất ở tại nông thôn

1

Chợ Láng Sen và Dân cư nông thôn xã Thạnh Quới

Đường số 03 và các lô nền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

1.350.000

Toàn bộ các tuyến đường số 01, 02, 04, 05, 06, 07, 08

 

900.000

2

Đường Bờ Tràm

Kênh Thắng Lợi 1

Kênh Bốn Tổng

350.000

3

Đường Kinh E

Kinh 600 (giáp ranh thị trấn Thạnh An)

Trụ sở UBND xã Thạnh An và giáp ranh xã Thạnh Thắng

350.000

Ranh xã Thạnh An

Trụ sở UBND xã Thạnh Thắng

350.000

đoạn thuộc xã Thạnh Lợi

 

350.000

4

Đường ô tô vào Trung tâm xã Thạnh Lộc (T7)

Sau thâm hậu 50m Quốc lộ 80

Đường Bờ Tràm

350.000

5

Đường ô tô vào Trung tâm xã Vĩnh Bình (T3)

Giáp Cụm dân cư vượt lũ – xã Vĩnh Trinh

Kênh Thắng Lợi 1

350.000

6

Đường Sĩ Cuông

Ranh huyện Cờ Đỏ

Kênh Bà Chiêu

350.000

7

Đường số 12 (Trung tâm hành chính xã Thạnh Quới)

Sau thâm hậu Quốc lộ 80

Kênh Hậu

900.000

8

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc (đường WB5)

Ranh quận Thốt Nốt

đường ô tô vào Trung tâm xã Vĩnh Bình

450.000

9

Đường tỉnh 919 (Bốn Tổng – Một Ngàn) – Xã Thạnh Quới

Cầu Láng Chim

Ranh huyện Cờ Đỏ

660.000

10

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Mỹ

Ranh tỉnh An Giang

Cống Số 7,5

1.000.000

Cống Số 7,5

Cống Số 8

660.000

Cống Số 8

Cống Số 9 (trừ cụm Dân cư vượt lũ và Khu dân cư chợ số 8)

660.000

Cống Số 9

Cống Số 9,5

660.000

11

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Quới

Cống Nhà Thờ

Cầu Láng Sen

1.350.000

Cầu Láng Sen

Cống Số 12

950.000

12

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Tiến

Cống Số 12

Cống Số 15,5

550.000

13

Quốc lộ 80 – xã Vĩnh Trinh

Cầu Số 1

Cầu Số 2 (khu vực chợ xã)

1.350.000

Cầu Số 2

Cầu Số 3

1.100.000

Cầu Số 3

Cầu Số 5 (trừ cụm Dân cư vượt lũ)

900.000

Cầu Số 5

Ranh tỉnh An Giang

1.000.000

14

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Ranh quận Thốt Nốt

Cầu Rạch Ngã Chùa

900.000

Cầu Rạch Ngã Chùa

Giáp ranh tỉnh Kiên Giang

660.000

15

Tuyến đường nối Quốc lộ 80 đến Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Ranh quận Thốt Nốt

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

900.000

16

Khu Dân cư chợ Số 8

Các lô nền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

900.000

Các lô nền tiếp giáp các đường nội bộ

 

350.000

17

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh An

Toàn cụm

 

350.000

18

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Lộc

Toàn cụm

 

350.000

19

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Lộc (Sáu Bọng)

Toàn cụm

 

350.000

20

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Mỹ (số 8)

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

900.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

350.000

21

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Thắng

Toàn cụm

 

350.000

22

Cụm dân cư vượt lũ – xã Vĩnh Trinh

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

900.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

350.000

23

Cụm dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ (mở rộng) xã Thạnh Quới

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp đường nội bộ cặp Quốc lộ 80

 

1.350.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

450.000

2. Đất ở còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất ở tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

400.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An.

b) Đất ở tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 2

300.000

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Vĩnh Trinh, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh Tiến, Thạnh Lộc, Vĩnh Bình, Thạnh An, Thạnh Thắng và Thạnh Lợi.

 

PHỤ LỤC IV.1

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN NINH KIỀU
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

 

 

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Bà Huyện Thanh Quan

Cách Mạng Tháng Tám

Phan Đăng Lưu

8.800.000

2

Bà Triệu

Ngô Gia Tự

Cuối đường

10.800.000

3

Bế Văn Đàn

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

4.400.000

4

Bùi Thị Xuân

Phan Đăng Lưu

Đinh Tiên Hoàng

13.200.000

5

Cách Mạng Tháng Tám

Vòng xoay bến xe

Nguyễn Văn Cừ

15.200.000

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ, Hẻm 86 Cách Mạng Tháng Tám

10.800.000

6

Cao Bá Quát

Phan Đình Phùng

Điện Biên Phủ

7.200.000

Điện Biên Phủ

Cuối đường

6.160.000

7

Cao Thắng

Khu nội bộ Mậu Thân

 

6.400.000

8

Châu Văn Liêm

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

38.400.000

9

Đề Thám

Hòa Bình

Nguyễn Khuyến

21.200.000

Nguyễn Khuyến

Huỳnh Cương

19.200.000

10

Điện Biên Phủ

Võ Văn Tần

Ngô Đức Kế

12.400.000

 

 

Ngô Đức Kế

Cuối đường

7.200.000

11

Đinh Công Tráng

Khu nội bộ Mậu Thân

 

6.400.000

12

Đinh Tiên Hoàng

Hùng Vương

Cầu Xô Viết Nghệ Tĩnh

19.200.000

13

Đoàn Thị Điểm

Cách Mạng Tháng Tám

Ngã ba

5.600.000

Ngã ba

Cuối đường

3.600.000

14

Đồng Khởi

Hòa Bình

Châu Văn Liêm

21.200.000

Châu Văn Liêm

Cuối đường

10.800.000

15

Đường 3 tháng 2

Mậu Thân

Quốc lộ 91B

19.200.000

Quốc lộ 91B

Cầu Đầu Sấu

14.400.000

Cầu Đầu Sấu

Chân cầu Cái Răng

8.800.000

Hai bên chân cầu Cái Răng

Sông Cần Thơ

6.400.000

16

Đường 30 tháng 4

Hòa Bình

Trần Ngọc Quế

34.400.000

Trần Ngọc Quế

Đường 3 tháng 2

16.800.000

17

Đường cặp bờ kè Hồ Bún Xáng

Hẻm 51, Đường 3 tháng 2

Rạch Ngỗng 1

8.000.000

18

Đường cặp bờ kè Rạch Khai Luông

Hẻm 72 đường Nguyễn Trãi

Cầu Ninh Kiều

8.000.000

Cầu Cái Khế

Cầu Nhị Kiều

9.600.000

19

Đường cặp bờ kè Rạch Ngỗng

Đường cặp bờ kè Hồ Bún Xáng

Cầu Rạch Ngỗng 2

4.800.000

20

Đường nội bộ Khu dân cư Quân khu 9

Giáp đường Trần Quang Khải

Lý Hồng Thanh

10.800.000

21

Đường nội bộ Vincom Xuân Khánh

 

 

12.000.000

22

Đường Sông Hậu và các trục đường quanh Công viên nước

Trần Phú

Lê Lợi (Khách sạn Victoria)

4.400.000

23

Đường vào Công an quận Ninh kiều

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

6.400.000

24

Hai Bà Trưng

Nhà hàng Ninh Kiều

Nguyễn An Ninh

38.400.000

Nguyễn An Ninh

Nguyễn Thị Minh Khai

16.800.000

25

Hải Thượng Lãn Ông

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

13.200.000

26

Hậu Giang

Quốc lộ 1

Cuối đường

5.600.000

27

Hồ Tùng Mậu

Trần Phú

Trần Văn Khéo

22.000.000

28

Hồ Xuân Hương

Hùng Vương

Bùi Thị Xuân

8.800.000

Hùng Vương

Bà Huyện Thanh Quan

6.400.000

29

Hòa Bình

Nguyễn Trãi

Đường 30 tháng 4

62.400.000

30

Hoàng Văn Thụ

Nguyễn Trãi

Trần Hưng Đạo

16.000.000

31

Hùng Vương

Cầu Nhị Kiều

Vòng xoay bến xe

22.000.000

32

Huỳnh Cương

Hoàng Văn Thụ – quanh hồ Xáng Thổi

Hoàng Văn Thụ

14.080.000

33

Huỳnh Thúc Kháng

Trần Hưng Đạo

Mậu Thân

14.080.000

34

Lê Anh Xuân (Hẻm 132 – đường Hùng Vương)

Cầu Nhị Kiều

Cầu Rạch Ngỗng 1

8.000.000

35

Lê Bình

Đường 30 tháng 4

Đường 3 tháng 2

8.800.000

36

Lê Chân (Đường A2 – khu dân cư 91B)

Đường số 39

Đường số 23

3.600.000

37

Lê Lai

Các đoạn trải nhựa, giáp Phan Văn Trị

 

8.000.000

38

Lê Lợi

Trần Phú

Trần Văn Khéo

13.200.000

Trần Văn Khéo

Khách sạn Victoria

6.400.000

39

Lê Thánh Tôn

Nguyễn Thái Học

Ngô Quyền

26.400.000

40

Lương Định Của

Trần Văn Khéo

Cuối đường

13.200.000

41

Lý Chính Thắng (Trục chính – Khu chung cư đường 03 tháng 02)

Đường 03 tháng 02

Nguyễn Văn Linh

4.400.000

42

Lý Hồng Thanh

Từ khu chung cư

Bờ kè Cái Khế

17.600.000

43

Lý Thường Kiệt

Ngô Quyền

Ngô Gia Tự

21.200.000

44

Lý Tự Trọng

Trần Hưng Đạo

Trường ĐH Cần Thơ (khu III)

38.400.000

 

 

Ngã ba công viên Lưu Hữu Phước

Hòa Bình

24.000.000

45

Mạc Đĩnh Chi

Trương Định

Cuối đường

7.200.000

46

Mạc Thiên Tích (Đường cặp rạch Bần)

Mậu Thân

Đường 03 tháng 02

7.200.000

47

Mạc Thiên Tích (Đường cặp rạch Tham Tướng)

Sông Cần Thơ

Mậu Thân

6.400.000

48

Mậu Thân

Tầm Vu

Đường 30 tháng 4

10.800.000

Đường 30 tháng 4

Trần Hưng Đạo

25.600.000

Trần Hưng Đạo

Chân cầu Rạch Ngỗng 1

22.000.000

Hai bên chân cầu Rạch Ngỗng 1

Rạch Cái Khế

10.800.000

Chân cầu Rạch Ngỗng 1

Nguyễn Văn Cừ

16.800.000

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

5.600.000

49

Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Phan Đình Phùng

Hòa Bình

28.400.000

50

Ngô Đức Kế

Hai Bà Trưng

Phan Đình Phùng

18.800.000

Phan Đình Phùng

Điện Biên Phủ

10.800.000

Điện Biên Phủ

Đồng Khởi

7.200.000

51

Ngô Gia Tự

Hai Bà Trưng

Nguyễn Trãi

26.400.000

Nguyễn Trãi

Võ Thị Sáu

13.200.000

52

Ngô Hữu Hạnh

Hòa Bình

Trương Định

13.200.000

53

Ngô Quyền

Bờ sông Cần Thơ

Hòa Bình

30.800.000

Hòa Bình

Trương Định

26.400.000

54

Ngô Sĩ Liên (Đường số 01 – khu dân cư Metro)

Nguyễn Văn Linh

Đường số 03

3.600.000

55

Ngô Thì Nhậm (Trục phụ khu dân cư Thới Nhựt 1)

Suốt tuyến

 

2.800.000

56

Ngô Văn Sở

Hòa Bình

Phan Đình Phùng

17.600.000

57

Nguyễn An Ninh

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

38.400.000

58

Nguyễn Bình

Lê Lợi

Ung Văn Khiêm

6.400.000

59

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Trãi

Nguyễn Đức Cảnh

17.600.000

60

Nguyễn Cư Trinh

Khu nội bộ Mậu Thân

 

6.400.000

61

Nguyễn Du

Châu Văn Liêm

Ngô Đức Kế

7.200.000

62

Nguyễn Đệ (Vành đai Phi trường)

Cách Mạng Tháng Tám

Võ Văn Kiệt

10.000.000

63

Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Trãi

Ngô Hữu Hạnh

13.200.000

64

Nguyễn Đức Cảnh

Trần Phú

Trần Văn Khéo

22.000.000

65

Nguyễn Hiền (Đường Số 1, Khu dân cư 91B)

Nguyễn Văn Linh

Cuối đường

6.400.000

66

Nguyễn Hữu Cầu (Đường số 17 – trục chính khu dân cư Hoàn Mỹ)

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

4.400.000

67

Nguyễn Hữu Trí (Đường Số 5, Khu dân cư Vạn Phát)

Nguyễn Văn Cừ

Đường Số 7, Khu dân cư Vạn Phát

2.800.000

68

Nguyễn Khuyến

Ngô Quyền

Đề Thám

17.600.000

69

Nguyễn Minh Quang (Đường số 24 – khu dân cư Thới Nhựt 1)

Ngô Thì Nhậm

Trần Bạch Đằng

2.800.000

70

Nguyễn Ngọc Trai

Khu nội bộ Mậu Thân

 

6.400.000

71

Nguyễn Thái Học

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

38.400.000

72

Nguyễn Thần Hiến

Lý Tự Trọng

Cuối đường

8.800.000

73

Nguyễn Thị Minh Khai

Phan Đình Phùng

Cầu Quang Trung

13.200.000

Cầu Quang Trung

Hết đường

8.000.000

74

Nguyễn Trãi

Hòa Bình

Vòng xoay Bến xe

40.000.000

75

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

5.600.000

76

Nguyễn Văn Cừ

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Rạch Ngỗng 2

16.000.000

Cầu Rạch Ngỗng 2

Cầu Cái Sơn 2

12.000.000

Cách Mạng Tháng Tám

Chân cầu Cồn Khương

10.800.000

Chân cầu Cồn Khương

Rạch Khai Luông (đường hai bên chân cầu)

4.800.000

Cầu Cồn Khương

Sông Hậu

4.800.000

77

Nguyễn Văn Trỗi

Khu nội bộ Mậu Thân

 

6.400.000

78

Nguyễn Việt Hồng

Phan Văn Trị

Mậu Thân

13.200.000

79

Phạm Công Trứ (Đường Số 2, Khu dân cư Vạn Phát)

Trần Văn Giàu

Cuối đường

2.800.000

80

Phạm Hồng Thái

Hòa Bình

Lý Thường Kiệt

13.200.000

81

Phạm Ngọc Thạch

Trần Văn Khéo

Cuối đường

17.600.000

82

Phạm Ngũ Lão

Cách Mạng Tháng Tám

Hẻm 85

12.400.000

Hẻm 85

Phần còn lại

8.000.000

83

Phạm Thế Hiển (Đường 11A, Khu dân cư Dự án Nâng cấp đô thị)

Đường số 24

Cuối đường

2.800.000

84

Phan Bội Châu

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

21.200.000

85

Phan Chu Trinh

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

21.200.000

86

Phan Đăng Lưu

Bùi Thị Xuân

Bà Huyện Thanh Quan

13.200.000

87

Phan Đình Phùng

Hòa Bình

Ngô Đức Kế

30.800.000

Ngô Đức Kế

Nguyễn Thị Minh Khai

22.000.000

88

Phan Huy Chú (Trục phụ Khu dân cư Thới Nhựt 1)

Suốt tuyến

 

2.800.000

89

Phan Văn Trị

Trường ĐH Cần Thơ (khu III)

Đường 30 tháng 4

24.000.000

90

Quản Trọng Hoàng

Đường 3 tháng 2

Tập thể Tỉnh ủy (cũ)

4.400.000

91

Quang Trung

Đường 30 tháng 4

Hẻm 33 và 50 dưới dốc cầu Quang Trung

13.200.000

Hẻm 33 và 50

Nguyễn Thị Minh Khai

8.800.000

92

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Chân cầu Hưng Lợi

Nguyễn Văn Cừ

13.200.000

Hai bên chân cầu Hưng Lợi

Sông Cần Thơ

8.800.000

93

Tầm Vu

Nguyễn Thị Minh Khai

Thành đội

5.600.000

Thành đội

Trần Ngọc Quế

3.600.000

Trần Ngọc Quế

Cầu kinh mương lộ

7.200.000

Cầu kinh mương lộ

Cuối đường

3.600.000

94

Tân Trào

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

22.000.000

95

Tô Hiến Thành

Trần Bạch Đằng

Đường Số 6, Khu dân cư Thới Nhựt 2

2.800.000

96

Tôn Thất Tùng

Suốt tuyến

 

5.600.000

97

Thủ Khoa Huân

Hai Bà Trưng

Phan Đình Phùng

17.600.000

98

Trần Bạch Đằng (Trục chính Khu dân cư Nâng cấp Đô thị)

Suốt tuyến

 

5.600.000

99

Trần Bình Trọng

Lý Tự Trọng

Trần Hưng Đạo

8.800.000

100

Trần Đại Nghĩa

Trần Văn Khéo đến cuối đường

 

13.200.000

101

Trần Hoàng Na

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

8.800.000

102

Trần Hưng Đạo

Cầu Nhị Kiều

Mậu Thân

32.000.000

103

Trần Minh Sơn (Đường số 04 – khu tái định cư Đại học Y Dược Cần Thơ)

Nguyễn Tri Phương

Đường số 05 – khu tái định cư Đại học Y Dược Cần Thơ

3.600.000

104

Trần Nam Phú (Lộ Ngân Hàng)

Nguyễn Văn Cừ

đường cặp hồ Bún Xáng

6.800.000

105

Trần Ngọc Quế

Đường 3 tháng 2

Đường 30 tháng 4

16.000.000

 

 

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

7.200.000

106

Trần Phú

Nguyễn Trãi

Lê Lợi

17.600.000

 

 

Lê Lợi

Hai bến phà Cần Thơ

8.800.000

107

Trần Quang Khải

Nguyễn Trãi

Ung Văn Khiêm

16.000.000

 

 

Ung Văn Khiêm

Lê Lợi

7.200.000

108

Trần Quốc Toản

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

17.600.000

109

Trần Văn Giàu (đường Khu dân cư Linh Thành)

Đầu đường

Cuối đường

4.400.000

110

Trần Văn Hoài

Đường 30 tháng 4

Đường 3 tháng 2

16.000.000

111

Trần Văn Khéo

Nguyễn Trãi

Lê Lợi

30.800.000

112

Trần Văn Long (Đường số 02 – khu dân cư Thới Nhựt 2)

Đường số 05 – khu dân cư Thới Nhựt 2

Đường cặp rạch Bà Bộ

3.600.000

113

Trần Văn Ơn

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

4.400.000

114

Trần Việt Châu

Nguyễn Văn Cừ

Phạm Ngũ Lão

12.400.000

115

Trương Định

Ngô Hữu Hạnh

Ngô Quyền

10.800.000

Ngô Quyền

Đề Thám

5.600.000

Đề Thám

Lý Tự Trọng

8.800.000

116

Tú Xương (đường Số 6, Khu dân cư Hồng Phát)

Xuân Thủy

Cuối đường

3.600.000

117

Ung Văn Khiêm

Trần Phú

Bờ kè Cái Khế

17.600.000

118

Võ Thị Sáu

Nguyễn Trãi

Ngô Quyền

16.000.000

119

Võ Trường Toản

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

6.400.000

120

Võ Văn Kiệt

Nguyễn Văn Cừ

Ranh quận Bình Thủy

7.600.000

121

Võ Văn Tần

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

38.400.000

122

Xô Viết Nghệ Tĩnh

Hòa Bình

Hoàng Văn Thụ

21.200.000

123

Xuân Thủy (đường Số 7 và đường Số 15, Khu dân cư Hồng Phát)

Nguyễn Văn Cừ

Hoàng Quốc Việt

3.600.000

124

Yết Kiêu (Hai bên đường cặp Rạch Sơn)

Phạm Ngũ Lão

Lê Anh Xuân

7.200.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị các hẻm vị trí 2

 

1

Đường nội bộ khu TT Cty Cấp thoát nước, khu công viên cây xanh (cũ) Đường 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

7.200.000

2

Khu chung cư C Mậu Thân

Toàn khu

 

2.400.000

3

Khu chung cư Cơ Khí

Toàn khu

 

2.800.000

4

Khu chung cư Đường 3 tháng 2 (trừ các tuyến đường đã đặt tên)

Trục đường chính dẫn vào Khu chung cư A, B, C, D do Nhà nước đầu tư

 

4.400.000

Trục phụ

 

3.600.000

5

Khu dân cư 91B (giai đoạn I, tính từ Quốc lộ 91B – Trần Hoàng Na dự mở) (trừ các tuyến đường đã đặt tên)

Trục chính

 

6.400.000

Trục phụ

 

3.600.000

6

Khu dân cư 148, Đường 3 tháng 2

Từ Đường 3 tháng 2

Hết đường trải nhựa

3.600.000

7

Khu dân cư (kế Chi cục Thú y) 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

7.200.000

8

Khu dân cư 243, Đường 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

5.600.000

9

Khu dân cư 274, Đường 30 tháng 4

Đường nội bộ

 

5.600.000

10

Khu dân cư 91/23, Đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Hết đường trải nhựa

3.600.000

11

Khu dân cư Búng Xáng

Đường nội bộ

 

4.400.000

12

Khu dân cư Cái Sơn – Hàng Bàng (Khu B)

Phần mở rộng

 

3.600.000

13

Khu dân cư dự án Nâng cấp đô thị

Các đường còn lại

 

2.800.000

14

Khu dân cư Hàng Bàng

Toàn khu

 

2.800.000

15

Khu dân cư Hồng Phát (trừ các trục đường đã đặt tên và có giá cụ thể trong bảng giá đất)

Trục chính

 

5.600.000

Trục phụ

 

3.600.000

16

Khu dân cư MeTro Cash (trừ đường số 01)

Trục chính

 

3.600.000

Trục phụ

 

2.800.000

17

Khu dân cư Miền Tây – Cần Đô

Các trục đường còn lại (Suốt tuyến)

 

8.800.000

18

Khu dân cư Phước Kiến, đường Tầm Vu

Đường nội bộ

 

3.200.000

19

Khu dân cư Trần Khánh Dư

Đường 30 tháng 4

Ngã ba hẻm

7.600.000

Các trục chính còn lại

 

6.800.000

20

Khu dân cư Vạn Phát (Giai đoạn 1); Hoàn Mỹ (trừ trục đường chính), phường Cái Khế

Trục chính

 

4.400.000

Trục phụ

 

2.800.000

21

Khu đô thị mới An Bình

Toàn khu

 

3.600.000

22

Khu tái định cư Đường tỉnh 923

Toàn khu

 

2.000.000

23

Khu tái định cư rạch Ngã Ngay (phường An Bình)

Toàn khu

 

2.400.000

24

Khu tái định cư Thới Nhựt 2 (giai đoạn 1 và 2)

Toàn khu

 

2.800.000

25

Khu tái định cư Thới Nhựt – Lô 1A (Công ty Hồng Quang làm chủ đầu tư)

Phần tiếp giáp đường Trần Bạch Đằng

 

5.600.000

Các trục đường còn lại

 

2.800.000

26

Khu tái định cư trường Đại học Y dược (giai đoạn 1)

Trục chính

 

5.600.000

Trục phụ

 

3.600.000

27

Khu tái định cư Trường Tiểu học Cái Khế

Trục chính

 

7.200.000

Trục phụ

 

5.600.000

28

Hẻm 86, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

3.600.000

29

Hẻm 12, Đường 3 tháng 2

Đường 3 tháng 2

Hết đoạn trải nhựa

4.000.000

30

Hẻm 51, Đường 3 tháng 2

Đường 3 tháng 2

Hết đoạn trải nhựa

5.600.000

31

Hẻm 132, Đường 3 tháng 2

Đường 03 tháng 02

Nhánh hẻm 25, đường Nguyễn Văn Linh

4.000.000

32

Hẻm 108, Đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Nguyễn Việt Hồng

7.200.000

33

Hẻm 483, đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Hẻm 17, đường Trần Hoàng Na

4.000.000

34

Hẻm 577, đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

4.000.000

35

Hẻm 54, Hùng Vương

Hùng Vương

Hết trục đường chính

7.200.000

36

Hẻm 14; hẻm 86, Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng

Đề Thám

8.800.000

37

Hẻm 95, Mậu Thân

Mậu Thân

Hết đoạn trải nhựa

6.400.000

38

Hẻm 72B, Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai

Cuối hẻm

4.400.000

39

Hẻm 88, Nguyễn Thị Minh Khai

 

 

4.400.000

40

Hẻm 93, Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo

Hết đoạn trải nhựa

7.200.000

41

Hẻm 218, Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo

Hết đoạn trải nhựa

6.400.000

42

Hẻm 38, Trần Việt Châu

Trần Việt Châu

Hết đoạn trải nhựa và hệ thống chiếu sáng

3.600.000

43

Hẻm 54, Trần Việt Châu

Trần Việt Châu

Hết đoạn trải nhựa

5.600.000

44

Hẻm 50, Quang Trung

 

 

3.600.000

45

Hẻm vào khu dân cư 178

Quốc lộ 91B

Khu dân cư 178

3.600.000

 

c) Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các trục giao thông

 

1

Hoàng Quốc Việt

Vòng Cung

Quốc lộ 91B

2.800.000

2

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Cầu Cái Sơn 2

Giáp ranh quận Bình Thủy, huyện Phong Điền

6.800.000

3

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Cầu Cái Sơn 2

Giáp ranh quận Bình Thủy, huyện Phong Điền

2.800.000

4

Nguyễn Văn Trường

Vòng Cung

Cầu Ngã Cái

2.800.000

5

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Nguyễn Văn Cừ

Rạch Bà Bộ (hết ranh quận Ninh Kiều)

6.400.000

6

Trần Vĩnh Kiết

Đường 3 tháng 2

Cầu Ngã Cạy

4.000.000

Cầu Ngã Cạy

Nguyễn Văn Cừ

3.200.000

7

Vòng Cung

Cầu Cái Răng

Cầu Rau Răm

3.600.000

Cầu Rau Răm

Ranh huyện Phong Điền

2.800.000

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất thương mại, dịch vụ không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

1.600.000

Khu vực 1: Áp dụng cho tất cả các phường.

 

PHỤ LỤC IV.2

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN BÌNH THỦY
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Bùi Hữu Nghĩa

Cầu Bình Thủy

Nguyễn Truyền Thanh

8.800.000

2

Cách Mạng Tháng Tám

Nguyễn Đệ, Hẻm 86

Cầu Bình Thủy

10.800.000

3

Đặng Văn Dầy (trục chính Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Võ Văn Kiệt

4.960.000

4

Đặng Thị Nhường (Hẻm 300 Cách Mạng Tháng Tám)

Cách Mạng Tháng Tám

Rạch Khai Luông

2.240.000

5

Đinh Công Chánh

Chợ Phó Thọ

Võ Văn Kiệt

2.240.000

6

Đỗ Trọng Văn (đường Số 24, Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Đường Số 13, khu dân cư Ngân Thuận

4.960.000

7

Đồng Ngọc Sứ (đường LIA 10 – Rạch Phụng)

Trần Quang Diệu

Ngã ba

5.280.000

Ngã ba

Phạm Hữu Lầu

2.640.000

8

Đồng Văn Cống (Đường Vành Đai Phi Trường)

Võ Văn Kiệt

Trần Quang Diệu

5.280.000

9

Hồ Trung Thành (Đường Công Binh)

Lê Hồng Phong

Tiếp giáp đường Huỳnh Phan Hộ

2.640.000

10

Huỳnh Mẫn Đạt

Cách Mạng Tháng Tám

Rạch Khai Luông

4.000.000

11

Huỳnh Phan Hộ

Lê Hồng Phong

Hẻm 26 Huỳnh Phan Hộ

4.000.000

12

Lê Hồng Phong

Cầu Bình Thủy

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái) Thơ (bên phải)

7.040.000

Hết ranh Cảng Cần

7.040.000

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)

Cầu Trà Nóc

5.280.000

Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)

5.280.000

Cầu Trà Nóc

Cầu Sang Trắng 1

4.000.000

13

Lê Quang Chiểu

Lê Văn Sô

Nguyễn Thông

2.240.000

14

Lê Thị Hồng Gấm

Lê Hồng Phong

Cầu Xẻo Mây

2.640.000

15

Lê Văn Bì

Lê Văn Sô

Hẻm 91 Cách mạng Tháng Tám

2.240.000

16

Lê Văn Sô

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quang Diệu

2.640.000

17

Nguyễn Chánh Tâm (đường Số 6, Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Đường Số 41, Khu dân cư Ngân Thuận

3.120.000

18

Nguyễn Đệ (Vành Đai Phi Trường)

Cách Mạng Tháng Tám

Võ Văn Kiệt

10.000.000

19

Nguyễn Thị Tính (Hẻm 116, đường Cách mạng tháng 8)

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối đường

2.640.000

20

Nguyễn Thông

Cách Mạng Tháng Tám

cuối đường

4.400.000

21

Nguyễn Truyền Thanh

Lê Hồng Phong

Bùi Hữu Nghĩa

5.280.000

22

Nguyễn Việt Dũng

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quang Diệu

4.400.000

23

Nguyễn Viết Xuân

Lê Hồng Phong

Lê Thị Hồng Gấm, Rạch Xẻo Mây

2.240.000

Rạch Xẻo Mây

Rạch Chùa

1.360.000

Rạch Chùa

Nguyễn Văn Linh

1.360.000

24

Phạm Hữu Lầu

Trần Quang Diệu

Đồng Văn Cống

2.240.000

25

Phạm Ngọc Hưng (cung đường Vành Đai Phi Trường – 400m)

Võ Văn Kiệt

Võ Văn Kiệt

2.640.000

26

Thái Thị Nhạn

Suốt tuyến

 

1.760.000

27

Trần Quang Diệu

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Ván

7.040.000

Cầu Ván

Chợ Ngã Tư

3.120.000

Chợ Ngã Tư

Cầu Bình Thủy

2.640.000

28

Trần Văn Nghiêm

Trần Quang Diệu

Cuối Hẻm 172, Trần Quang Diệu

2.240.000

29

Võ Văn Kiệt

Ranh quận Ninh Kiều

Cầu Bà Bộ

7.600.000

Cầu Bà Bộ

Cầu Bình Thủy 2

6.160.000

Cầu Bình Thủy 2

Cuối đường

5.280.000

30

Xuân Hồng (Đường số 1 – khu tái định cư phường Long Tuyền và Đường số 36 – khu đô thị hai bên đường Nguyễn Văn Cừ)

Tô Vĩnh Diện

Đường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn Cừ

2.640.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị các hẻm vị trí 2

 

1

Đường vào Tổng Công ty phát điện 2, phường Trà Nóc

Nguyễn Chí Thanh

Cổng vào Tổng Công ty phát điện 2

1.360.000

2

Hai hẻm cặp chợ Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến

 

1.760.000

3

Hẻm 1, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

2.240.000

4

Hẻm 2, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

2.240.000

5

Hẻm 4, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến

 

2.240.000

6

Hẻm 6, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến

 

2.240.000

7

Hẻm 7, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Đặng Văn Dầy

2.240.000

8

Hẻm 9, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Võ Văn Kiệt

2.240.000

9

Hẻm 10, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa

Huỳnh Phan Hộ

2.240.000

10

Hẻm 79, Hẻm 81 Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

2.640.000

11

Hẻm 86, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối đường (Công ty 675)

3.600.000

Hẻm khu tập thể Công ty 675

Hết hẻm Nhà thông tin Khu vực 5

2.240.000

12

Hẻm 91, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

4.000.000

13

Hẻm 115, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.640.000

14

Hẻm 164, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

2.240.000

15

Hẻm 178, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.240.000

16

Hẻm 180, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.640.000

17

Hẻm 194, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.240.000

18

Hẻm 208, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.240.000

19

Hẻm 220, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.240.000

20

Hẻm 244, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Đá

2.640.000

Cầu Đá

Hẻm bê tông Tây Đô

1.620.000

Hẻm nhánh còn lại Hẻm 244

 

2.240.000

Hẻm Trường Mầm non Họa Mi

 

2.240.000

21

Hẻm 286, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Ngã ba cuối hẻm

2.160.000

Ngã ba cuối hẻm

Rẻ trái đến cầu đá; Rẻ phải đến ngã ba cuối hẻm

1.620.000

22

Hẻm 290, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.160.000

23

Hẻm 292, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.240.000

24

Hẻm 314, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Chùa Hội Linh

2.240.000

25

Hẻm 328, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.160.000

26

Hẻm 340, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.240.000

27

Hẻm 364, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.160.000

28

Hẻm 366, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Hẻm 370 đoạn công ty Sadico

2.240.000

29

Hẻm 370, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.240.000

30

Hẻm 412, Cách mạng tháng tám

Cách Mạng Tháng Tám

Hết đoạn tráng nhựa

2.240.000

31

Hẻm 444, Cách mạng tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Hết đoạn tráng nhựa

2.640.000

32

Hẻm 474, 476, Cách mạng tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.160.000

33

Hẻm 482, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.160.000

34

Hẻm 506, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

2.240.000

35

Hẻm 512, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Khu dân cư An Thới

3.520.000

36

Hẻm 124, Đồng Ngọc Sứ

Đồng Ngọc Sứ

Cuối hẻm

1.360.000

37

Hẻm cạnh nhà 162/38/7, Đồng Ngọc Sứ

Đồng Ngọc Sứ

Hết đoạn tráng nhựa

1.360.000

38

Hẻm 135, Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống

Hẻm 108 Trần Quang Diệu

1.360.000

39

Hẻm 235, Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống

Đồng Ngọc Sứ

1.360.000

40

Hẻm 5, Đường tỉnh 918

Đường tỉnh 918

Cuối hẻm

1.360.000

41

Hẻm 18, Hồ Trung Thành

Hồ Trung Thành

Hẻm 71 Lê Hồng Phong

1.360.000

42

Hẻm 32, Hồ Trung Thành

Hồ Trung Thành

Cuối hẻm

1.760.000

43

Hẻm 22, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Cuối hẻm

1.440.000

44

Hẻm 24, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Cuối hẻm

1.440.000

45

Hẻm 26, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Giáp Khu dân cư Ngân Thuận

1.760.000

46

Hẻm 38, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Hết đoạn tráng nhựa

1.760.000

47

Hẻm 1, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.408.000

48

Hẻm 3, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

49

Hẻm 3 (Chùa Phước Tuyền), Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.408.000

50

Hẻm 5, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.408.000

51

Hẻm 7, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.408.000

52

Hẻm 8, Bùi Hữu Nghĩa

Lê Hồng Phong

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

1.408.000

53

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Nguyễn Truyền Thanh

1.408.000

54

Hẻm 13 (Hẻm Cô Bắc), Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.408.000

55

Hẻm 14 Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

56

Hẻm 15 Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

57

Hẻm 16, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.760.000

58

Hẻm 18, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

59

Hẻm 18A, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.408.000

60

Hẻm 18B, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.408.000

61

Hẻm 19, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.760.000

62

Hẻm 29, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Hết đoạn nâng cấp đô thị

2.240.000

63

Hẻm 44, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Hết đoạn nâng cấp đô thị

1.408.000

64

Hẻm 65, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối đường

1.408.000

65

Hẻm 71, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Giáp Hẻm 18, Hồ Trung Thành

1.760.000

66

Hẻm 5, Lê Quang Chiểu

Suốt tuyến

 

1.360.000

67

Hẻm 23, Lê Quang Chiểu

Suốt tuyến

 

1.360.000

68

Hẻm Liên tổ 2, 3, 4, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.408.000

69

Hẻm Kênh Đình, Lê Hồng Phong

Hẻm Xóm Lưới

Hẻm 7, Lê Hồng Phong

1.408.000

70

03 hẻm nhánh đường Lê Văn Bì (đoạn tráng nhựa)

Lê Văn Bì

Hẻm 91 ngang

1.360.000

71

Hẻm 1, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.360.000

72

Hẻm 1A, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.360.000

73

Hẻm 2, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.360.000

74

Hẻm 1 Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.360.000

75

Hẻm 29 Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Ngã ba

1.360.000

76

Hẻm 36, Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Cuối hẻm

1.360.000

77

Hẻm 122 Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Hết ranh (Hội Người mù)

1.760.000

78

Hẻm 150 Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Cuối hẻm

1.360.000

79

Hẻm 192 Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.360.000

80

Hẻm 218 Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.360.000

81

Hẻm Nội bộ KTT Chữ Thập Đỏ – Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Giáp Khu nhà nuôi dưỡng người già và trẻ em

1.760.000

82

Hẻm liên tổ 10-11, Nguyễn Việt Dũng

Suốt tuyến

 

1.360.000

83

Hẻm liên tổ 13-14-20, Nguyễn Việt Dũng

Suốt tuyến

 

1.360.000

84

Hẻm nhánh đường Phạm Hữu Lầu

Phạm Hữu Lầu

Hẻm 154, Trần Quang Diệu

1.760.000

85

Hẻm Tổ 5, Phạm Hữu Lầu

Phạm Hữu Lầu

Đồng Ngọc Sứ

1.360.000

86

Hẻm 25, Phạm Hữu Lầu

Suốt tuyến

 

1.360.000

87

Hẻm 105, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.360.000

88

Hẻm 108 Trần Quang Diệu

Cầu Ván

Võ Văn Kiệt

1.360.000

89

Hẻm 154 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.760.000

90

Hẻm 170 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.760.000

91

Hẻm 172 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.760.000

92

Hẻm 174 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.760.000

93

Hẻm 287, Trần Quang Diệu

Trần Quang Diệu

Nguyễn Thông

1.760.000

94

Hẻm 557 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.760.000

95

Hẻm khu dân cư kho K1 – Trần Quang Diệu

Hai hẻm trục chính

 

1.760.000

96

Hẻm 91 ngang (đoạn mới nâng cấp theo dự án nâng cấp đô thị)

Hẻm 517, Trần Quang Diệu

Cuối hẻm

1.760.000

97

Hẻm khu tập thể hóa chất và cơ điện công nghiệp

Lê Hồng Phong

 

1.760.000

98

Hẻm vào Trường Trung cấp dược Mêkong

Hẻm 91

Hẻm 91 ngang

1.760.000

99

Hẻm Xóm Lưới

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.408.000

100

Khu dân cư P2 (Đối diện chợ Bà Bộ)

Toàn khu

 

1.760.000

101

Khu dân cư Cái Sơn – Hàng Bàng

 

 

1.760.000

102

Khu dân cư Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh VLXD Fico

Trục chính

 

3.520.000

Trục phụ

 

2.640.000

103

Khu dân cư Công ty cổ phần xây lắp PTKD nhà đầu tư

Đường nội bộ toàn khu

 

2.640.000

104

Khu dân cư Ngân Thuận (trừ các trục đường đã đặt tên và có giá cụ thể trong bảng giá đất)

Trục chính

 

4.960.000

Trục phụ

 

3.120.000

105

Khu dân cư vượt lũ tại phường Trà Nóc

Toàn khu

 

1.760.000

106

Khu tái định cư 12,8ha

Trục chính

 

2.640.000

Trục phụ

 

1.760.000

107

Khu tái định cư Hẻm 115

 

 

1.760.000

108

Khu tái định cư Bành Văn Khuê, đường Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.760.000

109

Khu tái định cư phường Long Tuyền

 

 

2.240.000

110

Khu tập thể Cầu đường 675

Đường nội bộ toàn khu

 

2.640.000

 

c) Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các trục giao thông

 

1

Bùi Hữu Nghĩa (Đường tỉnh 918)

Nguyễn Truyền Thanh

Cầu Tư Bé

5.280.000

Cầu Tư Bé

Cầu Rạch Cam

2.640.000

Cầu Rạch Cam

Ngã ba Nguyễn Văn Trường

1.760.000

Phần còn lại

 

1.360.000

 

2

Đường cặp Rạch Bà Bộ

Hết đoạn tráng nhựa

 

1.760.000

 

3

Đường cặp Rạch Khoáng Châu (Bên trái)

Cầu Xẻo Nga

Đường cặp Rạch Ông Dựa

1.360.000

 

4

Đường cặp Rạch Miễu Ông (Bên phải)

Đường tỉnh 918

Đường cặp Rạch Ông Dựa

1.360.000

 

5

Đường cặp Rạch Miễu Trắng

Quốc lộ 91B

kinh Ông Tường

1.360.000

 

6

Đường cặp Rạch Ông Dựa

Đường tỉnh 918

Đường cặp Rạch Khoáng Châu

880.000

 

Đường cặp Rạch Miễu Ông

880.000

 

7

Đường cặp Rạch Ông Kinh (Bên phải)

Đinh Công Chánh

Quốc lộ 91B

880.000

 

8

Đường cặp Rạch Xẻo Khế

Phạm Thị Ban

giáp Rạch Trường Lạc

880.000

 

9

Đường Vành Đai Sân Bay

Lê Hồng Phong

Hết đoạn tráng nhựa

5.280.000

 

10

Đường vào chợ Trà Nóc

Khu vực chợ Trà Nóc

Rạch Ông Tảo

1.360.000

 

11

Đường vào Làng hoa kiểng Bà Bộ

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Hết đoạn tráng nhựa

2.240.000

 

12

Lộ Trường Tiền – Bông Vang

Đường tỉnh 918

Ranh huyện Phong Điền

1.360.000

 

13

Nguyễn Chí Thanh (Đường tỉnh 917)

Lê Hồng Phong

Cầu Rạch Gừa

2.240.000

 

Cầu Rạch Gừa

Hết đường nhựa phần còn lại

1.360.000

 

cầu Trà Nóc 2

Quốc lộ 91B

1.760.000

 

14

Nguyễn Thanh Sơn

Đường tỉnh 918

Võ Văn Kiệt

1.760.000

 

15

Nguyễn Thị Tạo

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Võ Văn Kiệt

2.240.000

 

16

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều

Ranh huyện Phong Điền

5.280.000

 

17

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều

Ranh huyện Phong Điền

2.160.000

 

18

Nguyễn Văn Trường

Đường tỉnh 918

Cầu Ngã Cái

2.400.000

 

19

Phạm Thị Ban (Tuyến Ngã Ba – ông Tư Lợi, phường Thới An Đông)

Cầu Trà Nóc 2

Quốc lộ 91B (cầu Giáo Dẫn)

1.760.000

 

20

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Rạch Bà Bộ (ranh quận Ninh Kiều)

Cầu Bình Thủy 3

3.120.000

 

Cầu Bình Thủy 3

Cầu Rạch Cam

2.240.000

 

Cầu Rạch Cam

Giáp ranh quận Ô Môn

1.760.000

 

21

Tạ Thị Phi (Đường vào Khu di tích Vườn Mận)

Nguyễn Văn Trường

Khu dân cư đường Nguyễn Văn Cừ

1.760.000

 

22

Trần Thị Mười

Quốc lộ 91B

Kinh Ông Tường

1.360.000

 

23

Tô Vĩnh Diện

Cầu Tô Diện

Khu tái định cư phường Long Tuyền

2.240.000

 

24

Tuyến đường Rạch Cam – Quốc lộ 91B

Chợ Phó Thọ

Trường THCS Long Hòa 2

1.760.000

 

25

Tuyến đường Võ Văn Kiệt (cầu Cầu Rạch Chanh) – Rạch Bà Cầu

Võ Văn Kiệt

Rạch Bà Cầu

1.760.000

 

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất thương mại, dịch vụ không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

1.200.000

Khu vực 2

1.120.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Trà An và Trà Nóc.

Khu vực 2: Áp dụng cho các phường Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông.

 

PHỤ LỤC IV.3

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN CÁI RĂNG
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

1

Bùi Quang Trinh (đường Số 8, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Đường Số 15, Khu dân cư 586

4.000.000

2

Cao Minh Lộc (đường Số 10, Khu dân cư 586)

Đường Số 46 (Khu dân cư 586)

Đường số 61 (Khu dân cư 586)

4.000.000

3

Duy Tân

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

8.000.000

4

Đinh Tiên Hoàng

Phạm Hùng

Ngô Quyền

8.000.000

5

Hàm Nghi

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

8.000.000

6

Hàng Gòn

Phạm Hùng

Đường dẫn cầu Cần Thơ

1.760.000

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Sông Cái Răng bé

1.360.000

7

Hàng Xoài

Phạm Hùng

Sông Cái Răng bé

1.360.000

8

Hoàng Thế Thiện (Đường B7 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A5 – khu dân cư Hưng Phú 1

4.000.000

9

Hoàng Văn Thái (Đường A5 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Lý Thái Tổ

đường dân sinh cặp đường dẫn cầu Cần Thơ

4.000.000

10

Lâm Văn Phận (Đường Số 9, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Lê Nhựt Tảo

2.640.000

11

Lê Bình

Phạm Hùng

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

5.280.000

12

Lê Hồng Nhi (Đường Trường Chính trị)

Phạm Hùng

Nhật Tảo

1.760.000

Nhật Tảo

Chùa Ông Một

1.360.000

13

Lê Nhựt Tảo (đường Số 14, Khu dân cư 586)

Đường Số 1 (Khu dân cư 586)

Đường Số 9 (Khu dân cư 586)

4.000.000

14

Lê Tấn Quốc (Đường Số 29, Khu dân cư Công ty đầu tư và xây dựng số 8)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 15, Khu dân cư Công ty đầu tư và xây dựng số 8

2.640.000

15

Lê Thái Tổ

Lý Thường Kiệt

Nguyễn Trãi

8.000.000

16

Lê Văn Tưởng (Đường số 47 – khu dân cư Phú An)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 12 – khu dân cư Phú An

4.000.000

17

Lý Thái Tổ (Đường A1 – Khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A10 – Khu dân cư Hưng Phú 1

4.000.000

18

Lý Thường Kiệt

Ngô Quyền

Cầu Cái Răng

8.000.000

Cầu Cái Răng

Đại Chủng Viện

3.520.000

19

Mai Chí Thọ (Đường Số 1, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Sông Hậu

4.000.000

20

Ngô Quyền

Lý Thường Kiệt

Nguyễn Trãi

8.000.000

21

Nguyễn Chánh (Đường số 12 – khu dân cư Phú An)

Mai Chí Thọ

Nguyễn Thị Sáu

4.000.000

22

Nguyễn Ngọc Bích (Đường B6 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường B20 – khu dân cư Hưng Phú 1

4.000.000

23

Nguyễn Thị Sáu (đường Số 6, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Đường Số 15, Khu dân cư 586

4.000.000

24

Nguyễn Trãi

Ngô Quyền

Phạm Hùng

5.280.000

25

Nguyễn Trãi nối dài

Phạm Hùng

Nhật Tảo

2.240.000

Nhật Tảo

Ngã ba Rạch Ranh

1.360.000

26

Nguyễn Văn Quang (Đường Số 7B, Khu dân cư Nam Long)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu dân cư Nam Long – Hồng Phát

4.000.000

27

Nguyễn Việt Dũng

Phạm Hùng

Võ Tánh

3.520.000

28

Nhật Tảo

Võ Tánh

Lê Hồng Nhi

1.360.000

29

Phạm Hùng (Quốc lộ 1)

Võ Tánh

Nguyễn Trãi

4.400.000

Đinh Tiên Hoàng

Nguyễn Trãi

4.400.000

Nguyễn Trãi

Lê Bình

6.160.000

Lê Bình

Hàng Gòn

4.960.000

Hàng Gòn

Nút giao IC4

4.400.000

30

Phạm Văn Nhờ (Đường Số 9A, Khu dân cư Diệu Hiền)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

2.640.000

31

Phan Trọng Tuệ (Đường Số 1, Khu dân cư Diệu Hiền)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

4.000.000

32

Trần Chiên (Lộ Hậu Thạnh Mỹ)

Cầu Cái Răng Bé

Cầu Nước Vận

3.520.000

Các đoạn còn lại

 

3.520.000

33

Trần Hưng Đạo

Đinh Tiên Hoàng

Nguyễn Trãi

7.040.000

Nguyễn Trãi

Lê Bình

4.400.000

Lê Bình

Hàng Gòn

3.520.000

34

Trần Văn Sắc (Đường Số 1, Khu dân cư Nông Thổ Sản)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

2.640.000

35

Trần Văn Trà (Đường A3 – Khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A6 – Khu dân cư Hưng Phú 1

4.000.000

36

Trần Văn Việt (Đường số 7 – Khu dân cư Công an)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 5 – Khu dân cư Công an

2.640.000

37

Trưng Nữ Vương

Phạm Hùng

Ngô Quyền

8.000.000

38

Võ Tánh

Phạm Hùng

Đại Chủng Viện

4.400.000

Đại Chủng Viện

Nguyễn Việt Dũng

3.520.000

Nguyễn Việt Dũng

Vàm Ba Láng

2.240.000

39

Vũ Đình Liệu (Đường Số 10, Khu dân cư Nam Long)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu dân cư Nam Long – Hồng Phát

4.000.000

40

Các Khu dân cư thuộc Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ nằm trong giới hạn từ sông Cần Thơ đến cầu Cái Sâu

Trục đường chính đường A

 

4.800.000

Trục đường chính đường B

 

4.000.000

41

Các Khu dân cư thuộc Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ từ cầu Cái Sâu đến ranh tỉnh Hậu Giang

Trục đường chính đường A

 

4.000.000

Trục đường chính đường B

 

3.200.000

42

Khu dân cư Điện lực

Toàn khu

 

1.760.000

43

Khu dân cư Thạnh Mỹ

Trục chính

 

1.600.000

Trục phụ

 

1.200.000

44

Khu dân cư Thường Thạnh

Trục chính

 

3.120.000

Trục phụ

 

2.640.000

45

Khu Novaland Group, phường Hưng Phú

 

 

4.000.000

46

Khu tái định cư cầu Cần Thơ (phường Hưng Phú)

Toàn khu

 

1.760.000

47

Khu tái định cư cầu Cần Thơ (phường Ba Láng)

Toàn khu

 

1.360.000

48

Các tuyến đường, hẻm (có độ rộng từ 3m trở lên) phường Lê Bình

 

 

1.760.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các trục giao thông

1

Trương Vĩnh Nguyên (Lê Bình – Phú Thứ)

Cầu Lê Bình

Đường dẫn cầu Cần Thơ

2.000.000

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Cái Tắc

1.600.000

2

Đường cặp sông Cái Răng Bé – Yên Hạ

Từ cầu Cái Răng Bé

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

1.360.000

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

Hết ranh Trường THCS Thường Thạnh

960.000

3

Đường cặp sông Cái Răng Bé – Thạnh Mỹ

Ranh phường Hưng Thạnh

Ngã ba vàm Nước Vận

960.000

4

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Cầu Cần Thơ

Cầu Cái Da

1.760.000

Cầu Cái Da

Quốc lộ 61C

1.360.000

5

Võ Nguyên Giáp (Đường Nam Sông Hậu)

Cầu Hưng Lợi

Vòng xoay đường dẫn cầu Cần Thơ

3.600.000

Vòng xoay đường dẫn cầu Cần Thơ

Rạch Cái Sâu

4.800.000

Rạch Cái Sâu

Rạch Cái Cui

1.200.000

6

Đường vào cảng Cái Cui

Võ Nguyên Giáp

Cảng Cái Cui

960.000

7

Lộ Cái Chanh

Quốc lộ 1

Giáp ranh Trụ sở UBND phường Thường Thạnh

2.000.000

Giáp ranh Trụ sở UBND phường Thường Thạnh

Giáp ranh Trường học và các đường khu thương mại Cái Chanh

2.240.000

8

Lộ chợ số 10

Quốc lộ 1

Bến đò số 10

1.760.000

Bến đò số 10

Giáp đường Lê Hồng Nhi

1.120.000

9

Lộ Đình Nước Vận

Lê Bình

Cầu Nước Vận

1.760.000

10

Chí Sinh (Lộ hậu Tân Phú)

Toàn tuyến

 

960.000

11

Nguyễn Thị Trâm (Lộ mới 10m)

Quốc lộ 1

Trần Hưng Đạo nối dài

1.760.000

12

Nguyễn Văn Quy (Lộ Phú Thứ – Tân Phú)

Toàn tuyến

 

960.000

13

Nguyên Hồng

Quốc lộ 1

Sông Ba Láng

2.240.000

14

Quang Trung

Cầu Quang Trung

Nút giao thông IC3

1.760.000

15

Quốc lộ 1

Nút giao IC4

Cầu Số 10 (giáp tỉnh Hậu Giang)

4.400.000

16

Quốc lộ 61C

Quốc lộ 1

Sông Ba Láng

1.760.000

Sông Ba Láng

Ranh huyện Phong Điền

960.000

17

Huỳnh Thị Nỡ (Trần Hưng Đạo nối dài)

Công trường 6 cầu Cần Thơ

Lộ mới 10m

1.120.000

Lộ mới 10m

Phần còn lại

1.600.000

18

Lộ cặp sông Bến Bạ (khu vực Phú Thuận, phường Tân Phú)

 

 

720.000

19

Tuyến đường (từ rạch Mù U đến rạch Ngã Bát)

 

 

720.000

20

Đường cặp sông Cái Răng Bé

Đình Nước vận

Rạch Mù U

720.000

21

Tuyến đường lộ hậu Tân Thạnh Tây

Đường cặp rạch Cái Đôi

Đường cặp Rạch Bàng

720.000

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất thương mại, dịch vụ không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

600.000

Khu vực 2

480.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: Lê Bình, Hưng Thạnh, Hưng Phú; Khu vực I, II của phường Ba Láng; khu vực Phú Quới phường Thường Thạnh; khu vực Thạnh Hoà, Thạnh Thuận, Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh Phú, Thạnh Hưng, Thạnh Thới của phường Phú Thứ; khu vực Phú Thuận, Phú Thuận A, Phú Thạnh, Phú Thắng, Phú Tân, Phú Thành của phường Tân Phú.

Khu vực 2: Áp dụng cho phần còn lại các của phường: Ba Láng, Phú Thứ, Tân Phú và Thường Thạnh.

 

PHỤ LỤC IV.4

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN Ô MÔN
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Bến Bạch Đằng

Đầu vàm Tắc Ông Thục

Hết dãy phố 06 căn

8.800.000

2

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quốc Toản

Cổng Bệnh viện Ô Môn

6.160.000

3

Châu Văn Liêm

Quốc lộ 91

Cách Mạng Tháng Tám

7.040.000

4

Đắc Nhẫn (đường vào Trường Dân tộc Nội trú)

Tôn Đức Thắng

Rạch Sáu Thước

1.040.000

5

Đinh Tiên Hoàng

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

8.800.000

6

Đường 26 tháng 3

Quốc lộ 91

Kim Đồng

12.320.000

7

Đường 3 tháng 2

Kim Đồng

Huỳnh Thị Giang

5.280.000

8

Đường 30 tháng 4

Trần Hưng Đạo

Bệnh viện Ô Môn

4.400.000

9

Đường tỉnh 922

Quốc lộ 91

Cầu Rạch Nhum

3.520.000

10

Huỳnh Thị Giang

Châu Văn Liêm

Đường 26 tháng 3

6.160.000

11

Kim Đồng

Đường 26 tháng 3

Rạch Cây Me

7.040.000

12

Lê Quý Đôn

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

8.800.000

13

Lê Văn Tám

Đường 26 tháng 3

Cách Mạng Tháng Tám

6.160.000

14

Lưu Hữu Phước

Đường 26 tháng 3

Châu Văn Liêm

7.040.000

15

Lý Thường Kiệt

Đường 26 tháng 3

Bến Bạch Đằng

3.520.000

16

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

8.800.000

17

Nguyễn Du

Lưu Hữu Phước

Nguyễn Trãi

6.160.000

18

Nguyễn Trãi

Đường 3 tháng 2

Trần Phú

5.280.000

19

Nguyễn Trung Trực

Đường 26 tháng 3

Chợ Ô Môn

7.680.000

20

Phan Đình Phùng

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quốc Toản

6.160.000

21

Tôn Đức Thắng (Quốc Lộ 91)

Cầu Ông Tành

Cầu Ô Môn (phía bên phải)

4.240.000

Cầu Ông Tành

Cầu Ô Môn (phía bên trái)

3.520.000

22

Trần Hưng Đạo

Kim Đồng

Cầu Huyện đội

11.440.000

23

Trần Nguyên Hãn

Đường 26 tháng 3

Bến Bạch Đằng

3.520.000

24

Trần Quốc Toản

Đường 26 tháng 3

Châu Văn Liêm

7.040.000

25

Đường nội bộ Khu Dân tộc Nội trú (trừ tuyến đường đã đặt tên)

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.040.000

26

Khu dân cư phường Phước Thới

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.040.000

27

KDC thương mại Bằng Tăng

Sau thâm hậu 50m Quốc Lộ 91 trở vào

 

3.520.000

28

Khu phố Thương mại Thịnh Vượng

Trục số 1 tiếp giáp đường Trần Hưng Đạo

 

3.520.000

Các trục đường còn lại

 

2.640.000

29

Khu tái định cư và nhà ở công nhân Khu công nghiệp Trà Nóc II

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.600.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các trục giao thông

 

1

Bến Bạch Đằng (nối dài)

Cầu Ô Môn

Giáp dãy phố 06 căn

3.120.000

2

Bến Hoa Viên

Trần Hưng Đạo

Cầu Đúc ngang nhà máy Liên Hiệp

1.520.000

Cầu Đúc ngang nhà máy Liên Hiệp

Cầu đúc vào chùa Long Châu

1.040.000

3

Chợ Phước Thới

Tôn Đức Thắng

Cầu Chùa (trừ hành lang đường sông)

3.120.000

4

Chợ Thới An

Hẻm nhà thương

Đình Thới An

2.640.000

5

Chợ Thới Long

Cầu Chợ

Cầu Bà Ruôi

3.520.000

6

Đặng Thanh Sử (Đường số 2, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn)

Tôn Đức Thắng

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn

880.000

7

Đường tỉnh 920B

Nhà máy xi măng Tây Đô

Rạch Cả Chôm

1.760.000

Nhà máy xi măng Tây Đô

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn

1.760.000

Đình Thới An

UBND phường Thới An (Bên phải)

1.360.000

Đình Thới An

UBND phường Thới An (Bên trái)

720.000

UBND phường Thới An

Cầu Cái Đâu (Bên phải)

720.000

UBND phường Thới An

Cầu Cái Đâu (Bên trái)

560.000

8

Đường vào Trung tâm y tế dự phòng

Tôn Đức Thắng

Hết ranh cơ quan Quản lý thị trường

1.040.000

9

Hai bên chợ Ba Se

Sông Tắc Ông Thục

Đường tỉnh 923

2.640.000

10

Lê Lợi

Trần Hưng Đạo

Hết xưởng cưa Quốc doanh (cũ)

2.240.000

Từ xưởng cưa

Thánh Thất Cao Đài

720.000

11

Lộ chùa

Đầu lộ chùa

Cầu Dì Tho (trái, phải)

720.000

12

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Tôn Đức Thắng

Cầu Giáo Dẫn

1.040.000

Cầu Giáo Dẫn

Trung tâm quy hoạch phường Trường Lạc (Bên phải)

880.000

Cầu Giáo Dẫn

Trung tâm quy hoạch phường Trường Lạc (Bên trái)

880.000

Khu quy hoạch phường Trường Lạc (từ cống Bảy Hổ)

Rạch Xẻo Đế (Bên phải)

880.000

Khu quy hoạch phường Trường Lạc (từ cống Bảy Hổ)

Rạch Xẻo Đế (Bên trái)

1.040.000

13

Quốc lộ 91

Cầu Ô Môn

Cống Ông Tà

1.040.000

Cống Ông Tà

UBND phường Long Hưng (Bên phải)

880.000

Cầu Viện lúa ĐBSCL

UBND phường Long Hưng (Bên trái)

560.000

UBND phường Long Hưng

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu (bên trái)

880.000

UBND phường Long Hưng

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu (bên phải, trừ đoạn thuộc Khu dân cư thương mại Bằng Tăng)

1.360.000

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu

Ranh quận Thốt Nốt

880.000

14

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Đoạn thuộc Ô Môn

 

1.360.000

15

Thái Thị Hạnh (Hương lộ Bằng Tăng)

Quốc lộ 91

Lộ Miễu Ông (Bên trái)

880.000

Quốc lộ 91

Nhà Thông tin khu vực Thới Hưng (bên phải)

1.360.000

Nhà Thông tin khu vực Thới Hưng

Lộ Miễu Ông (bên phải)

880.000

Lộ Miễu Ông

Cầu Cây Sung

2.640.000

Cầu Cây Sung

Kinh Thủy lợi Lò Gạch

880.000

16

Tôn Đức Thắng (Quốc lộ 91)

Cầu Sang Trắng I

Nút giao Quốc lộ 91B

2.800.000

Nút giao Quốc lộ 91B

Chợ bến đò Đu Đủ

2.240.000

Chợ bến đò Đu Đủ

Cầu Tắc Ông Thục

1.600.000

Cầu Tắc Ông Thục

Cầu Ông Tành

2.640.000

17

Trần Hưng Đạo

Cầu Huyện đội

Trường Lương Định Của

3.520.000

Trường Lương Định Của

Cổng chào

2.240.000

18

Trần Kiết Tường (Đường tỉnh 920B)

Quốc lộ 91

Cầu Ba Rích (Bên phải)

1.040.000

Quốc lộ 91

Cầu Ba Rích (Bên trái)

720.000

Cầu Ba Rích

Cầu Tầm Vu (Bên phải)

880.000

Cầu Ba Rích

Cầu Tầm Vu (Bên trái)

720.000

Cầu Tầm Vu

Đình Thới An (Bên phải)

1.360.000

Cầu Tầm Vu

Đình Thới An (Bên trái)

720.000

19

Trần Ngọc Hoằng (Lộ Nông trường Sông Hậu)

Quốc lộ 91

Ranh xã Thới Hưng

720.000

20

Trưng Nữ Vương

Trần Hưng Đạo

Rạch Cây Me

4.000.000

21

Trương Văn Diễn (Đường tỉnh 920C)

Tôn Đức Thắng

Nhà máy xi măng Tây Đô

1.760.000

22

Tuyến tránh sạt lở Quốc lộ 91

Trần Kiết Tường (Đường tỉnh 920B)

Quốc lộ 91

880.000

23

Khu tái định cư Đường tỉnh 920B

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.360.000

24

Khu tái định cư Trung tâm văn hóa quận Ô Môn

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.760.000

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất thương mại, dịch vụ không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

560.000

Khu vực 2

440.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: Châu Văn Liêm, Phước Thới, Thới Hòa, Long Hưng, Thới Long và Thới An.

Khu vực 2: Áp dụng cho phường Trường Lạc.

 

PHỤ LỤC IV.5

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN THỐT NỐT
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

Vàm Lò Gạch (mũi Tàu)

 

Lộ Sân Banh

 

Lộ Sân Banh

 

Vàm Cai Tư

 

Vàm Cai Tư

 

Giáp ranh quận Ô Môn

 

Cầu Chùa

 

Cầu Trà Bay (phía Đường tỉnh 921)

 

Cầu Thốt Nốt

 

Cầu Trà Bay (phía Phụng Thạnh 2)

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Bạch Đằng

Quốc lộ 91

Sông Hậu

10.560.000

2

Đường 30 tháng 4

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

6.160.000

3

Đường bờ kè

Cầu Thốt Nốt

Bến đò Tân Lộc

10.560.000

4

Đường kênh rạch Nhà thờ

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

2.640.000

5

Đường lộ Chùa

Quốc lộ 91

Sông Hậu

1.360.000

6

Đường Lộ mới (đường vào trường Tiểu học)

Quốc lộ 91

Cổng Trường Tiểu học Thốt Nốt

5.280.000

7

Đường Lộ mới (cặp Nhà văn hóa cũ)

Quốc lộ 91

Cầu 3 tháng 2

2.640.000

8

Đường Lộ mới (cặp sông Thốt Nốt)

Cầu Thốt Nốt

Kho Mai Anh

2.240.000

9

Đường Lộ mới (Trạm Thú y)

Nguyễn Thái Học

Nguyễn Trung Trực

6.160.000

10

Đường Lộ Ông Ba

Quốc lộ 91

Sông Hậu

2.640.000

11

Đường Lộ Rẫy

Quốc lộ 91

Sông Hậu

1.360.000

12

Đường nhà máy Ngô Nguyên Thạnh

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

3.520.000

13

Đường Tái định cư Mũi Tàu

Lê Thị Tạo

Vàm Lò Gạch

2.240.000

14

Đường Thanh Niên

Quốc lộ 91

Hết thửa đất số 20

1.360.000

15

Hòa Bình

Lê Lợi

Nguyễn Thái Học

10.560.000

16

Lê Lợi

Quốc lộ 91

Bến đò Tân Lộc

10.560.000

Quốc lộ 91

Cầu Chùa

8.800.000

17

Lê Thị Tạo

Lê Lợi

Phan Đình Giót

10.560.000

Phan Đình Giót

Mũi Tàu

7.920.000

18

Lộ Sân Banh

Quốc lộ 91

Sông Hậu

2.240.000

19

Nguyễn Công Trứ

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

7.040.000

20

Nguyễn Thái Học

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

10.560.000

21

Nguyễn Thái Học nối dài

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

8.800.000

22

Nguyễn Thị Lưu

Quốc lộ 91

Rạch Mương Miễu

720.000

23

Nguyễn Trung Trực

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

8.800.000

24

Nguyễn Văn Kim

Lê Lợi

Sư Vạn Hạnh (nối dài)

3.520.000

25

Phan Đình Giót

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

4.400.000

26

Quốc lộ 91

Lộ Ông Ba

Lộ Sân Banh

6.160.000

Khu dân cư khu vực Phụng Thạnh 1 (ngang lộ Ông Ba)

 

1.040.000

Cầu Thốt Nốt

Lộ Ông Ba

7.040.000

Cầu Thốt Nốt

Sư Vạn Hạnh

10.560.000

Sư Vạn Hạnh

Đường tái định cư Mũi Tàu

5.280.000

Đường tái định cư Mũi Tàu

Cái Sơn (Văn phòng khu vực)

3.520.000

27

Rạch Chùa

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

4.400.000

28

Sư Vạn Hạnh

Quốc lộ 91

Tịnh xá Ngọc Trung Tăng

4.400.000

29

Sư Vạn Hạnh (nối dài)

Tịnh xá Ngọc Trung Tăng

Hết ranh Trường Mầm non Thốt Nốt

2.240.000

30

Thoại Ngọc Hầu

Các tuyến đường thuộc khu trung tâm dân cư thương mại

 

10.560.000

31

Trưng Nữ Vương

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

3.520.000

32

Tự Do

Lê Lợi

Nguyễn Thái Học

10.560.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các trục đường giao thông

1

Cặp Quốc lộ 80

Trung tâm ngã ba Lộ Tẻ

Cầu ZêRô

2.240.000

Cầu Zêrô

Cầu số 1

1.360.000

 

2

Cặp Quốc lộ 91

Cái Sơn

Cầu Trà Uối

1.760.000

 

Các đoạn đường còn lại của phường Thới Thuận, phường Thuận An

 

1.760.000

 

Cống Rạch Rạp

Cầu Cái Sắn

2.240.000

 

Lộ Sân Banh

Cai Tư

2.640.000

 

Cai Tư

Cầu Cái Ngãi

1.760.000

 

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Mai Văn Bộ qua kinh lộ và đến cầu sắt Thơm Rơm

720.000

 

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Tịnh Thất Thường Tịnh (phía kinh lộ)

720.000

 

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Mai Văn Bộ

1.360.000

 

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Lộ Bích Vàm (phía lộ)

1.360.000

 

Từ tim cầu Sắt Thơm Rơm

Hết thửa 254 khu vực Tân Lợi 2

1.360.000

 

Từ tim cầu Sắt Thơm Rơm

Hết thửa 421 khu vực Tân Phước (Trường học)

1.360.000

 

Các đoạn đường còn lại của phường: Trung Kiên, Thuận Hưng và Tân Hưng

 

880.000

 

3

Đường Phước Lộc – Lai Vung

Hương lộ Tân Lộc

Sông Hậu

880.000

 

4

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc

Quốc lộ 91

Cầu Rạch Rầy

1.040.000

 

Cầu Rạch Rầy

Giáp ranh xã Vĩnh Bình (Vĩnh Thạnh)

720.000

 

5

Đường tỉnh 921

Cầu Chùa

Cầu Trà Bay

3.520.000

 

Cầu Trà Bay

Cầu Rạch Rích

1.760.000

 

Trung tâm chợ Bắc Đuông qua mỗi bên 100m

 

2.240.000

 

Các đoạn đường còn lại tiếp giáp trục lộ giao thông

 

880.000

 

6

Đường tránh chợ Cầu Sắt Thơm Rơm

Quốc lộ 91

Kinh Thơm Rơm

1.360.000

 

7

Hương lộ Tân Lộc

Bến đò Long Châu (đầu cồn)

Rạch Ông Chủ

880.000

 

Ranh chợ phường qua mỗi bên 150m

 

880.000

 

Các đoạn đường còn lại tiếp giáp hương lộ

 

720.000

 

8

Mai Văn Bộ (Trừ vị trí khu vực chợ phường Thuận Hưng)

Quốc lộ 91

Cuối đường

720.000

 

9

Nguyễn Trọng Quyền

Quốc lộ 91

Cầu Thủy Lợi

880.000

 

Đoạn còn lại

 

720.000

 

10

Khu dân cư chợ Bò Ót

Toàn khu

 

2.640.000

 

11

Khu dân cư chợ Bò Ót (phần mở rộng)

toàn khu

 

2.640.000

 

12

Khu dân cư chợ gạo

Toàn khu

 

1.360.000

 

13

Khu dân cư chợ Phúc Lộc 1, phường Trung Nhứt

Toàn khu

 

720.000

 

14

Khu dân cư Phước Lộc – Lai Vung

toàn khu

 

880.000

 

15

Khu dân cư phường Thuận An

Toàn khu

 

1.040.000

 

16

Khu dân cư phường Thuận An (Cặp Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Thốt Nốt)

Toàn khu

 

1.040.000

 

17

Khu dân cư phường Trung Kiên

Khu dân cư chợ dân lập khu vực Lân Thạnh 2

 

1.040.000

 

Quốc lộ 91 – Bến đò Tân Lộc (đường bến đò Trung Kiên – Tân Lộc) khu vực Qui Thạnh 1

 

1.040.000

 

18

Khu tái định cư phường Thới Thuận – giai đoạn 2

toàn khu

 

2.240.000

 

19

Khu tái định cư Long Thạnh 2

toàn khu

 

2.640.000

 

20

Khu Tái định cư phường Thuận Hưng

Toàn khu

 

880.000

 

21

Khu tái định cư phường Trung Kiên

toàn khu

 

800.000

 

22

Phường Trung Kiên

Các khu dân cư còn lại của khu vực Qui Thạnh 1

 

800.000

 

23

Trung tâm cầu Bò Ót

cầu Bò Ót (phường Thuận An)

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc

3.120.000

 

cầu Bò Ót (phường Thới Thuận)

Đường vào Công ty Vạn Lợi

3.120.000

 

24

Trung tâm cầu Cần Thơ Bé – Chợ cầu

từ cầu vào 157m

 

1.360.000

 

25

Trung tâm cầu sắt Thơm Rơm

Trung tâm cầu Sắt Thơm Rơm

đường tránh chợ cầu Sắt Thơm Rơm

1.360.000

 

26

Trung tâm chợ phường Thuận Hưng

Ranh chợ ra 4 phía (mỗi phía 200m)

 

1.360.000

 

27

Tuyến đường

Cầu Thốt Nốt

Cầu Trà Cui (phía Phụng Thạnh 2)

800.000

 

28

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

cầu Vàm Cống

Ranh huyện Vĩnh Thạnh

1.040.000

 

29

Tuyến đường nối Quốc lộ 80 đến Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Quốc lộ 80

Ranh huyện Vĩnh Thạnh

1.040.000

 

30

Tuyến tránh Quốc lộ 91

Quốc lộ 91 (phường Trung Kiên)

Nguyễn Thị Lưu

1.040.000

 

Nguyễn Thị Lưu

Quốc lộ 91 (phường Thuận An)

1.600.000

 

31

Ven sông Cái Sắn

Vàm Cái Sắn

Cầu Cái Sắn

1.360.000

 

Cầu Cái Sắn

Cầu ZêRô

1.360.000

 

32

Ven sông Hậu (tính thâm hậu 50m; Trừ đoạn qua Khu công nghiệp Thốt Nốt)

Vàm Cái Sắn

Vàm Lò Gạch (Mũi tàu)

1.600.000

 

Vàm Lò Gạch (mũi Tàu)

Lộ Sân Banh 1.760.000

 

Lộ Sân Banh

Vàm Cai Tư 880.000

 

Vàm Cai Tư

Giáp ranh quận Ô Môn 720.000

 

33

Ven sông Thốt Nốt

Cầu Chùa

Cầu Trà Bay (phía Đường tỉnh 921) 2.240.000

 

Cầu Thốt Nốt

Cầu Trà Bay (phía Phụng Thạnh 2) 800.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                   

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất thương mại, dịch vụ không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

560.000

Khu vực 1: Áp dụng cho tất cả các phường.

 

PHỤ LỤC IV.6

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thịa) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thônb) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

 

 

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Các trục hành chính trung tâm huyện Phong Điền

Trục số 4, 5, 8, 10, 13, 14 Khu dân cư thương mại, dịch vụ thị trấn

 

1.600.000

Trục đường số 12

 

1.360.000

2

Chiêm Thành Tấn (trục số 7, Trung tâm thương mại – hành chính huyện)

Suốt tuyến

 

1.600.000

3

Đường vào khu mộ Phan Văn Trị

Lộ Vòng Cung

Cầu Cái Tắc

1.080.000

Cầu Cái Tắc

Mộ Cụ Phan Văn Trị

880.000

Mộ Cụ Phan Văn Trị

Rạch tre

440.000

4

Khu trung tâm Thương mại huyện Phong Điền

Trục chính

 

2.640.000

Trục phụ

 

1.840.000

5

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Giáp ranh xã Mỹ Khánh

Cầu Rạch Chuối

1.760.000

Cầu Rạch Chuối

Cầu Trà Niền

2.240.000

Cầu Trà Niền

Cống Ba Lù

3.520.000

Cống Ba Lù

Cống Rạch Bần

2.000.000

Cống Rạch Bần

Giáp ranh xã Tân Thới

1.360.000

6

Nguyễn Thái Bình (trục số 1, Trung tâm thương mại – hành chính huyện)

Lộ Vòng Cung

Hết đoạn trải nhựa

1.760.000

7

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài

Ranh xã Mỹ Khánh

Hết khu trung tâm Thương mại huyện Phong Điền

2.640.000

8

Phan Văn Trị (Trục số 2, Khu trung tâm thương mại – hành chính huyện Phong Điền)

Giáp Lộ Vòng Cung

Chiêm Thành Tấn

4.400.000

Chiêm Thành Tấn

Trung tâm y tế dự phòng

2.240.000

9

Trục đường số 26 và khu vực Đình thần Nhơn Ái (thị trấn Phong Điền) và các hẻm

Trục đường số 26 và khu vực Đình thần Nhơn Ái

 

3.120.000

các hẻm

 

2.640.000

10

Tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến cầu Tây Đô

Nguyễn Văn Cừ

Cầu Tây Đô

2.640.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

1

Đường tỉnh 918 (Hương lộ 28)

Cầu Xẻo Tre

Ranh phường Long Tuyền

720.000

2

Đường tỉnh 926

Cầu Tây Đô

Cầu Cây Cẩm – Nhơn Ái

880.000

Cầu Cây Cẩm – Nhơn Ái

Cầu Mương Cao

720.000

Cầu Mương Cao

Cầu Kinh Tắc

640.000

Cầu Kinh Tắc

Cầu Ba Chu

1.360.000

Cầu Càng Đước

Kinh Một Ngàn

640.000

3

Đường tỉnh 932

Trường Trung học Nhơn Nghĩa

Ngã ba trung tâm xã Nhơn Nghĩa

528.000

Khu tái định cư xã Nhơn Nghĩa

Cầu Lò Đường

528.000

Cầu Lò Đường

Giáp ranh xã Nhơn Nghĩa A

560.000

Điểm đầu Đường tỉnh 932

Khu tái định cư xã Nhơn Nghĩa

1.520.000

4

Đường vào Khu di tích lịch sử Giàn Gừa

Suốt tuyến

 

440.000

5

Đường vào Trường THPT Phan Văn Trị

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài

Trường THPT Phan Văn Trị

1.600.000

6

Khu chợ Mỹ Khánh và XD thương mại thuộc khu tái định cư hai bên đường Nguyễn Văn Cừ (Công ty Mặt Trời Đỏ trúng đấu giá)

Cặp đường Nguyễn Văn Cừ

 

4.400.000

Các tuyến đường còn lại

 

2.240.000

7

Khu dân cư Hồng Phát (trúng đấu giá)

Cặp đường Nguyễn Văn Cừ

 

4.400.000

Các đường còn lại

 

2.240.000

8

Khu dân cư vượt lũ xã Trường Long, Trường Long A

Toàn khu

 

720.000

9

Khu dân cư xã Tân Thới

Suốt tuyến

 

880.000

10

Khu tái định cư 7,24ha xã Nhơn Nghĩa

Trục chính (trục đường số 01), Đường tỉnh 932

 

1.520.000

Trục phụ ( các trục đường số 2, 3, 4, 5, và 6)

 

1.200.000

11

Khu tái định cư xã Mỹ Khánh (thuộc dự án khai thác quỹ đất)

Các lô nền tiếp giáp đường Nguyễn Văn Cừ

 

3.520.000

Các lô nền tiếp giáp tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

 

2.640.000

Các lô nền còn lại

 

2.240.000

12

Khu tái định cư xã Nhơn Ái

Đường nội bộ

 

880.000

13

Khu thương mại xã Trường Long

Giáp Đường tỉnh 926 (xã Trường Long cũ)

 

1.360.000

14

Khu vực chợ Vàm Xáng

UBND xã Nhơn Nghĩa

Đường tỉnh 932

528.000

15

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Giáp ranh phường An Bình

Cầu Ông Đề

2.000.000

Cầu Ông Đề

Giáp ranh xã Mỹ Khánh

1.760.000

Ranh thị trấn

Cầu Rạch Miễu

1.080.000

Cầu rạch Miễu

Ranh Ô Môn

720.000

16

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (khu khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy

Tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

4.400.000

17

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (khu khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy

Tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

1.760.000

18

Quốc lộ 61C

Ranh quận Cái Răng

Rạch Trầu Hôi (giáp ranh tỉnh Hậu Giang)

800.000

19

Tuyến đường Án Khám – Ông Hào

Suốt tuyến

 

640.000

20

Tuyến đường Càng Đước – Vàm Bi

Suốt tuyến

 

440.000

21

Tuyến đường Cầu Nhiếm – Trường Thành

Giáp Lộ Vòng Cung đi Trường Thành

 

440.000

22

Tuyến đường Đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái xã Nhơn Ái

suốt tuyến

 

440.000

23

Tuyến đường Đê KH9 (đường cấp 5 đồng bằng)

Ranh quận Ô Môn

Giáp tỉnh Hậu Giang

440.000

24

Tuyến đường Mỹ Khánh – Bông Vang (Trừ đoạn qua Khu tái định cư xã Mỹ Khánh)

Lộ Vòng Cung

Cầu Rạch Dinh

1.600.000

Cầu Rạch Dinh

Cầu Rạch Nhum

1.360.000

Các trục đường nội bộ Khu nhà ở cán bộ Học viện chính trị hành chính khu vực 4

 

1.360.000

25

Tuyến đường Nhơn Ái – Trường Long

Cống KH9

Vàm Ông Hào

440.000

26

Tuyến đường Trường Long – Vàm Bi

Cầu Ba Chu

Vàm Bi

440.000

27

Tuyến đường Vàm Bi – Trường Hòa – Bốn Tổng

Suốt tuyến

 

440.000

28

Hẻm Tổ 2A, ấp Mỹ Phước

Suốt tuyến

 

440.000

               

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất thương mại, dịch vụ không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

320.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Phong Điền.

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

320.000

Khu vực 2

240.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các xã: Mỹ Khánh và Nhơn Nghĩa.

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Giai Xuân, Nhơn Ái, Tân Thới và Trường Long.

 

PHỤ LỤC IV.7

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thịa) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thônb) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Chợ thị trấn Thới Lai

Thị trấn phía bên chợ và hai bên nhà lồng chợ

 

4.400.000

Bên kia sông chợ thị trấn Thới Lai từ vàm Kinh Đứng

Vàm Nhà Thờ

800.000

2

Hồ Thị Thưởng (thị trấn Thới Lai)

Ngã ba Thới Lai Trường Xuân

ranh xã Trường Thắng (bên trái)

880.000

ranh xã Trường Thắng (bên phải)

1.080.000

3

Khu dân cư Huệ Phát

Trục chính

 

1.760.000

Trục phụ

 

1.080.000

4

Khu hành chính huyện Thới Lai (Trừ phần tiếp giáp Đường tỉnh 922)

Toàn khu

 

1.760.000

5

Nguyễn Thị Huỳnh (Đường tỉnh 922)

Cầu Sắt Lớn

Cầu Cồn Chen (Bên trái)

1.160.000

Cầu Cồn Chen (Bên phải)

1.320.000

6

Thị trấn Thới Lai (Trừ khu dân cư Huệ Phát)

Cầu Sắt Lớn

Ranh xã Trường Thắng

440.000

7

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Đông Bình

Đường tỉnh 922

Cầu Đông Pháp

880.000

8

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Tân Thạnh

Cầu Kênh Đứng

Ranh xã Tân Thạnh

640.000

9

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Thắng

Hồ Thị Thưởng

Ranh xã Trường Thắng

640.000

10

Võ Thị Diệp (Đường tỉnh 922)

Cầu Tắc Cà Đi

Cầu Xẻo Xào (Bên trái)

2.240.000

Cầu Xẻo Xào (Bên phải)

2.640.000

Cầu Xẻo Xào

Cầu Sắt Lớn

4.400.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

1

Đường tỉnh 919

Giáp ranh huyện Cờ Đỏ

Giáp ranh tỉnh Hậu Giang

880.000

2

Đường tỉnh 922

Cầu Rạch Nhum

Cầu Tắc Cà Đi (Bên trái)

680.000

Cầu Tắc Cà Đi (Bên phải)

880.000

Cầu Cồn Chen

Ranh huyện Cờ Đỏ (Bên trái)

360.000

Ranh huyện Cờ Đỏ (Bên phải)

560.000

3

Khu thương mại Trường Xuân

Toàn khu

 

1.960.000

4

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Đông Bình

Cầu Đông Pháp

Cầu Bảy Phẩm (Bên phải)

360.000

Cầu Bảy Phẩm (Bên trái)

440.000

Cầu Bảy Phẩm

Đường tỉnh 919 (Bên phải)

360.000

Đường tỉnh 919 (Bên trái)

528.000

Đường tỉnh 919

Xã Đông Bình

440.000

5

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Tân Thạnh

Ranh thị trấn Thới Lai

Xã Tân Thạnh

640.000

6

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Thắng

Ranh thị trấn Thới Lai

Xã Trường Thắng

640.000

7

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Xuân A

Cầu Búng Lớn

Khu dân cư vượt lũ

360.000

Trường Xuân (Bên trái)

 

Khu dân cư vượt lũ Trường Xuân (Bên phải)

528.000

Tuyến lộ trước khu dân cư vượt lũ

Hướng cầu Bà Đầm

1.280.000

Khu chợ trung tâm: cặp kinh Bà Đầm

Hết ranh đất nhà bà Năm Dung

880.000

Các phần còn lại trong khu vực chợ

 

440.000

Cầu Bà Đầm

Kinh Ranh (Bên trái)

360.000

Kinh Ranh (Bên phải)

440.000

8

Tuyến Đường xã Trường Thành – xã Trường Thắng

toàn tuyến

 

640.000

9

Xã Định Môn

Cầu Vàm Nhon

Cầu Mương Huyện

440.000

Cầu Mương Huyện

Cầu Trà An

528.000

Cầu Trà An

Cầu Ngã Tư (Ngã tư nhà Thờ)

440.000

Cầu Ngã Tư (Ngã tư nhà Thờ)

Khu dân cư vượt lũ (Bên trái)

440.000

10

Xã Trường Thắng

Ranh thị trấn Thới Lai

Cầu Ông Định (Bên trái)

440.000

Ranh thị trấn Thới Lai

Cầu Ông Định (Bên phải)

528.000

Cầu Ông Định

Cầu Búng Lớn (Bên trái)

360.000

Cầu Búng Lớn (Bên phải)

400.000

11

Xã Trường Thành

Khu dân cư vượt lũ

Ranh Rạch Gừa (mé sông)

880.000

Ranh Rạch Gừa (lộ mới)

880.000

Rạch Gừa

Ranh xã Tân Thới (mé sông)

360.000

Ranh xã Tân Thới (lộ mới)

440.000

12

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Đông Thuận, Đông Bình, Trường Xuân A

Trục chính

 

640.000

Trục phụ

 

440.000

13

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Thới Tân, Định Môn

Trục chính

 

440.000

Trục phụ

 

360.000

14

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Trường Xuân, Trường Thành

Trục chính

 

880.000

Trục phụ

 

640.000

               

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất thương mại, dịch vụ không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

320.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Thới Lai.

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

320.000

Khu vực 2

240.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh và Trường Xuân.

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Xuân Thắng, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Định Môn, Trường Thành, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Thuận và Đông Bình.

 

PHỤ LỤC IV.8

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN CỜ ĐỎ
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thịa) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

Các lô nền tiếp giáp trục đường Lê Đức Thọ và Hà Huy Giáp

 

Trục chính (chiều rộng 25m) (Đường số 4)

 

Trục phụ (chiều rộng 15m) (Đường số 12 và 13)

 

Đường số 01, Đường số 03, Đường số 04

 

Đường số 07, Đường số 02

 

Đường số 05, Đường số 06

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thônb) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 922

 

Trục chính (xung quanh nhà lồng chợ Đông Hiệp)

 

Trục phụ (từ Đường tỉnh 922 – cầu Kinh Đứng)

 

Trục chính (hai bên nhà lồng chợ)

 

Các lô nền xung quanh chợ Trung Hưng

 

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

 

Toàn cụm Ba Đá – Trung Hưng (Toàn cụm)

 

Các lô nền tiếp giáp trục chính cặp sông Thốt Nốt và trục đường từ cầu Lấp Vò đến trục đường số 2 KDCVL

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Chợ Cờ Đỏ

Cầu Cờ Đỏ

Kinh Đứng (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

1.960.000

Cầu Cờ Đỏ

Kinh số 1 (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

1.520.000

Kinh số 1

Giáp ranh Thới Xuân

720.000

2

Đường vào Trường Tiểu học thị trấn Cờ Đỏ

Hà Huy Giáp (Đường Tỉnh 919)

Đường Thị trấn Cờ Đỏ – xã Thới Đông

2.200.000

3

Hà Huy Giáp (Đường Tỉnh 919)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thạnh Phú)

Cầu Cờ Đỏ

2.640.000

Cầu Cờ Đỏ

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

3.080.000

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp

Cầu Đường Tắt (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

2.640.000

4

Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ

Các lô nền tiếp giáp trục đường Lê Đức Thọ và Hà Huy Giáp

3.080.000

Trục chính (chiều rộng 25m) (Đường số 4)

2.640.000

Trục phụ (chiều rộng 15m) (Đường số 12 và 13)

2.200.000

Các trục còn lại

 

1.760.000

5

Khu dân cư Khmer, thị trấn Cờ Đỏ

toàn khu

 

440.000

6

Khu hành chính huyện Cờ Đỏ (trừ phần tiếp giáp đường Hà Huy Giáp)

Toàn khu

 

1.760.000

7

Khu tái định ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ

Đường số 01, Đường số 03, Đường số 04

1.520.000

Đường số 07, Đường số 02

1.440.000

Đường số 05, Đường số 06

1.240.000

8

Lê Đức Thọ (Đường tỉnh 922) (Bên phải tiếp giáp trục đường giao thông; Bên trái tiếp giáp mương lộ Hướng từ huyện Thới Lai đến thị trấn Cờ Đỏ)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Giáp Đông Thắng)

Cầu Kinh Ngang (Cờ Đỏ) (Bên trái)

880.000

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Giáp Đông Thắng)

Cầu Kinh Ngang (Cờ Đỏ) (Bên phải)

1.320.000

Cầu Kinh Ngang

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp

3.080.000

9

Nguyễn Văn Nhung (Đường tỉnh 921)

Cầu Năm Châu

Cầu Kinh Bốn Tổng (thâm hậu tới sông Xáng Thốt Nốt)

1.760.000

Cầu Kinh Bốn Tổng

Hà Huy Giáp (thâm hậu tới sông Xáng Thốt Nốt)

2.200.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

1

Đường Nông trường Cờ Đỏ (Trục đường vào Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ) (Hai bên)

Đường tỉnh 919

Kinh Số 1

720.000

Kinh Số 1

Kinh Số 4

528.000

Kinh Số 4

Kinh ranh

360.000

2

Đường ô tô đến trung tâm xã Thới Hưng

Đường tỉnh 922

Cầu kinh Ấp 3

720.000

Cầu kinh Ấp 3

Kinh 200 (Giáp ranh phường Long Hưng, Quận Ô Môn)

880.000

3

Đường ô tô đến trung tâm xã Thới Xuân

Đường tỉnh 919

cầu Kinh Lồng Ống (Hai bên)

880.000

cầu Kinh Lồng Ống

cầu Kinh Lò Thiêu (Hai bên)

528.000

cầu Kinh Lò Thiêu

cầu Số 4 (Sông Xáng Thốt Nốt) (bên trái)

440.000

4

Đường ô tô đến Trung tâm xã Trung Thạnh

Cầu Bắc Đuông (Trừ Khu dân cư Bắc Đuông, xã Trung Thạnh)

Giáp ranh Cụm DCVL xã Trung Thạnh

720.000

5

Đường Sĩ Cuông

Đoạn qua huyện Cờ Đỏ

 

440.000

6

Đường số 12 vào Trường Mầm non Trung Hưng 1

Cụm dân cư vượt lũ xã Trung Hưng

rạch Ngã Tư

720.000

7

Đường số 14 vào Trường Tiểu học Trung An 1

Đường tỉnh 921

Trường Tiểu học Trung An 1

1.320.000

8

Đường Thị trấn Cờ Đỏ – xã Thới Đông

Ranh xã Thới Xuân – xã Thới Đông

Giáp ranh khu DCVL xã Thới Đông

528.000

Ranh khu DCVL xã Thới Đông (Trừ cụm CDVL)

Kênh Ranh

800.000

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thới Xuân)

Giáp ranh xã Thới Đông

528.000

9

Đường tỉnh 919 (Bốn Tổng – Một Ngàn)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thạnh Phú)

Ranh huyện Vĩnh Thạnh (Cầu Sáu Bọng)

1.320.000

Cầu Đường Tắt

Giáp ranh huyện Thới Lai

1.320.000

10

Đường tỉnh 921 (xã Thạnh Phú)

Ranh xã Trung Hưng

Cầu Huyện Chơn

528.000

Cầu Huyện Chơn

cầu Hội Đồng Khương (trừ Cụm dân cư vượt lũ)

680.000

Cầu Hội đồng Khương

Cầu Năm Châu (Giáp ranh Thị trấn Cờ Đỏ)

528.000

11

Đường tỉnh 921 (xã Trung An)

Cầu Vạn Lịch

Cầu Trà Ếch

1.320.000

Khu vực chợ Trung An giới hạn từ Cầu Trà Ếch

Cống Chùa thâm hậu đến hết mương cũ (130m)

1.520.000

Cống Chùa

Rạch Xẻo Xây Lớn

880.000

12

Đường tỉnh 921 (xã Trung Hưng)

Cầu Xẻo Xây lớn

Cầu Cái He

1.080.000

Cầu Cái He

Cầu Ngã Tư (chợ xã) (Trừ cụm CDVL)

1.320.000

Cầu Ngã Tư

Ranh xã Thạnh Phú

528.000

13

Đường tỉnh 922 (Bên phải tiếp giáp trục đường giao thông Bên trái tiếp giáp mương lộ Hướng từ ranh huyện Thới Lai đến thị trấn Cờ Đỏ)

Ranh xã Xuân Thắng

Ranh Cụm DCVL xã Đông Hiệp (Bên trái)

440.000

Ranh xã Xuân Thắng

Ranh Cụm DCVL xã Đông Hiệp (Bên phải)

616.000

Ranh cụm DCVL xã Đông Hiệp (Trừ cụm CDVL)

Hết ranh Trường THCS Đông Hiệp (Bên trái)

528.000

Ranh cụm DCVL xã Đông Hiệp (Trừ cụm CDVL)

Hết ranh Trường THCS Đông Hiệp (Bên phải)

800.000

Ranh trường THCS Đông Hiệp

Ranh xã Đông Thắng (Bên trái)

440.000

Ranh trường THCS Đông Hiệp

Ranh xã Đông Thắng (Bên phải)

616.000

Ranh xã Đông Thắng

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Bên trái)

528.000

Ranh xã Đông Thắng

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Bên phải)

880.000

14

Đường vào Trường Mẫu giáo Đông Hiệp

Đường tỉnh 922

Trường Mẫu giáo Đông Hiệp

440.000

15

Đường vào Trường Tiểu học Đông Thắng

Đường tỉnh 922

Trường Tiểu học Đông Thắng

528.000

16

Khu chợ Đông Hiệp

toàn khu

 

880.000

17

Khu dân cư Bắc Đuông (xã Trung Thạnh)

Toàn khu

 

1.280.000

18

Cụm dân cư vượt lũ xã Đông Hiệp

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 922

800.000

Trục chính (xung quanh nhà lồng chợ Đông Hiệp)

616.000

Trục phụ (từ Đường tỉnh 922 – cầu Kinh Đứng)

528.000

Các trục còn lại

 

440.000

19

Cụm dân cư vượt lũ Xã Thạnh Phú

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

 

880.000

Các lô nền còn lại

 

528.000

20

Cụm dân cư vượt lũ xã Thới Đông

Các lô nền tiếp giáp đường Cờ Đỏ – xã Thới Đông

 

800.000

Trục chính (hai bên nhà lồng chợ)

616.000

Các trục còn lại

 

440.000

21

Cụm dân cư vượt lũ Xã Trung Hưng

Các lô nền xung quanh chợ Trung Hưng

1.760.000

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

1.320.000

Các lô nền còn lại

 

720.000

Toàn cụm Ba Đá – Trung Hưng (Toàn cụm)

440.000

22

Cụm dân cư vượt lũ Xã Trung Thạnh

Các lô nền tiếp giáp trục chính cặp sông Thốt Nốt và trục đường từ cầu Lấp Vò đến trục đường số 2 KDCVL

616.000

Các lô nền còn lại

 

440.000

               

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

320.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Cờ Đỏ.

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

320.000

Khu vực 2

240.000

Khu vực 1: áp dụng cho xã Trung An.

Khu vực 2: áp dụng cho các xã: Trung Thạnh, Đông Hiệp, Thới Hưng, Thới Đông, Thạnh Phú, Trung Hưng, Thới Xuân và Đông Thắng.

 

PHỤ LỤC IV.9

BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH THẠNH
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất thương mại, dịch vụ tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thịa) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thônb) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị

 

1

Đường Kênh Thầy Ký (Bờ phía đông)

Sau thâm hậu 50m Quốc lộ 80

Cầu Bờ Bao

360.000

2

Đường Kinh E

Bờ kinh Cái Sắn

Kinh 600 (giáp ranh xã Thạnh An)

360.000

3

Phù Đổng Thiên Vương (Đường tỉnh 919)

Sau thâm hậu Quốc lộ 80

Cầu Láng Chim

1.760.000

4

Quốc lộ 80 – thị trấn Thạnh An

Cống Số 15,5

Cống Sao Mai

1.080.000

Cống Sao Mai

Cầu Thầy Ký

2.640.000

Cầu Thầy Ký

Cống Số 18

1.080.000

Cống Số 18

Bến xe Kinh B

1.320.000

Bến xe kinh B

Kinh B (ranh Kiên Giang)

2.560.000

5

Quốc lộ 80 – thị trấn Vĩnh Thạnh

Cống Số 9,5

Cống Lý Chiêu

880.000

Cầu Lý Chiêu

Cầu Bốn Tổng (Trung tâm huyện)

2.200.000

Cầu Bốn Tổng

Cống Thầy Pháp (Trung tâm huyện)

2.200.000

Cống Thầy Pháp

Cống Nhà Thờ

2.200.000

6

Trung tâm hành chính huyện Vĩnh Thạnh

Toàn bộ các tuyến đường số: 34, 41, 43, 47, 53, 8, 7

 

1.760.000

Tuyến đường Số 11 (từ đường Số 41 đến đường Số 55)

 

1.760.000

7

Khu tái định cư Trung tâm Thương mại và Dân cư Thương mại huyện Vĩnh Thạnh

Toàn bộ các tuyến đường số: 38, 40

 

720.000

Tuyến đường Số 6 (từ đường Số 37 đến đường Số 40)

 

720.000

Tuyến đường Số 8 (từ đường Số 37 đến đường Số 40)

 

720.000

Tuyến đường số 37 (từ đường Số 6 đến đường Số 8)

 

720.000

8

Khu tái định cư và dân cư hành chính huyện Vĩnh Thạnh

Các lô nền tiếp giáp đường nội bộ song song với đường Phù Đổng Thiên Vương

 

1.760.000

Các lô nền còn lại

 

720.000

9

Cụm dân cư vượt lũ – thị trấn Thạnh An

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

440.000

10

Cụm dân cư vượt lũ – thị trấn Vĩnh Thạnh

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

2.240.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

440.000

11

Trung tâm Thương mại và Dân cư thương mại huyện Vĩnh Thạnh

Vị trí lô nền cặp đường nội bộ song song đường Phù Đổng Thiên Vương

 

1.760.000

 

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn

 

1

Chợ Láng Sen và Dân cư nông thôn xã Thạnh Quới

Đường số 03 và các lô nền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

1.080.000

Toàn bộ các tuyến đường số 01, 02, 04, 05, 06, 07, 08

 

720.000

2

Đường Bờ Tràm

Kênh Thắng Lợi 1

Kênh Bốn Tổng

280.000

3

Đường Kinh E

Kinh 600 (giáp ranh thị trấn Thạnh An)

Trụ sở UBND xã Thạnh An và giáp ranh xã Thạnh Thắng

280.000

Ranh xã Thạnh An

Trụ sở UBND xã Thạnh Thắng

280.000

đoạn thuộc xã Thạnh Lợi

 

280.000

4

Đường ô tô vào Trung tâm xã Thạnh Lộc (T7)

Sau thâm hậu 50m Quốc lộ 80

Đường Bờ Tràm

280.000

5

Đường ô tô vào Trung tâm xã Vĩnh Bình (T3)

Giáp Cụm dân cư vượt lũ – xã Vĩnh Trinh

Kênh Thắng Lợi 1

280.000

6

Đường Sĩ Cuông

Ranh huyện Cờ Đỏ

Kênh Bà Chiêu

280.000

7

Đường số 12 (Trung tâm hành chính xã Thạnh Quới)

Sau thâm hậu Quốc lộ 80

Kênh Hậu

720.000

8

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc (đường WB5)

Ranh quận Thốt Nốt

đường ô tô vào Trung tâm xã Vĩnh Bình

360.000

9

Đường tỉnh 919 (Bốn Tổng – Một Ngàn) – Xã Thạnh Quới

Cầu Láng Chim

Ranh huyện Cờ Đỏ

528.000

10

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Mỹ

Ranh tỉnh An Giang

Cống Số 7,5

800.000

Cống Số 7,5

Cống Số 8

528.000

Cống Số 8

Cống Số 9 (trừ cụm Dân cư vượt lũ và Khu dân cư chợ số 8)

528.000

Cống Số 9

Cống Số 9,5

528.000

11

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Quới

Cống Nhà Thờ

Cầu Láng Sen

1.080.000

Cầu Láng Sen

Cống Số 12

760.000

12

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Tiến

Cống Số 12

Cống Số 15,5

440.000

13

Quốc lộ 80 – xã Vĩnh Trinh

Cầu Số 1

Cầu Số 2 (khu vực chợ xã)

1.080.000

Cầu Số 2

Cầu Số 3

880.000

Cầu Số 3

Cầu Số 5 (trừ cụm Dân cư vượt lũ)

720.000

Cầu Số 5

Ranh tỉnh An Giang

800.000

14

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Ranh quận Thốt Nốt

Cầu Rạch Ngã Chùa

720.000

Cầu Rạch Ngã Chùa

Giáp ranh tỉnh Kiên Giang

528.000

15

Tuyến đường nối Quốc lộ 80 đến Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Ranh quận Thốt Nốt

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

720.000

16

Khu Dân cư chợ Số 8

Các lô nền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

720.000

Các lô nền tiếp giáp các đường nội bộ

 

280.000

17

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh An

Toàn cụm

 

280.000

18

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Lộc

Toàn cụm

 

280.000

19

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Lộc (Sáu Bọng)

Toàn cụm

 

280.000

20

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Mỹ (số 8)

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

720.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

280.000

21

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Thắng

Toàn cụm

 

280.000

22

Cụm dân cư vượt lũ – xã Vĩnh Trinh

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

720.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

280.000

23

Cụm dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ (mở rộng) xã Thạnh Quới

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp đường nội bộ cặp Quốc lộ 80

 

1.080.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

360.000

               

2. Đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất ở không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

320.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An.

b) Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 2

240.000

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Vĩnh Trinh, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh Tiến, Thạnh Lộc, Vĩnh Bình, Thạnh An, Thạnh Thắng và Thạnh Lợi.

 

PHỤ LỤC V.1

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN NINH KIỀU
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2

c) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

1

Bà Huyện Thanh Quan

Cách Mạng Tháng Tám

Phan Đăng Lưu

7.700.000

2

Bà Triệu

Ngô Gia Tự

Cuối đường

9.450.000

3

Bế Văn Đàn

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

3.850.000

4

Bùi Thị Xuân

Phan Đăng Lưu

Đinh Tiên Hoàng

11.550.000

5

Cách Mạng Tháng Tám

Vòng xoay bến xe

Nguyễn Văn Cừ

13.300.000

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ, Hẻm 86 Cách Mạng Tháng Tám

9.450.000

6

Cao Bá Quát

Phan Đình Phùng

Điện Biên Phủ

6.300.000

Điện Biên Phủ

Cuối đường

5.390.000

7

Cao Thắng

Khu nội bộ Mậu Thân

 

5.600.000

8

Châu Văn Liêm

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

33.600.000

9

Đề Thám

Hòa Bình

Nguyễn Khuyến

18.550.000

Nguyễn Khuyến

Huỳnh Cương

16.800.000

10

Điện Biên Phủ

Võ Văn Tần

Ngô Đức Kế

10.850.000

Ngô Đức Kế

Cuối đường

6.300.000

11

Đinh Công Tráng

Khu nội bộ Mậu Thân

 

5.600.000

12

Đinh Tiên Hoàng

Hùng Vương

Cầu Xô Viết Nghệ Tĩnh

16.800.000

13

Đoàn Thị Điểm

Cách Mạng Tháng Tám

Ngã ba

4.900.000

Ngã ba

Cuối đường

3.150.000

14

Đồng Khởi

Hòa Bình

Châu Văn Liêm

18.550.000

Châu Văn Liêm

Cuối đường

9.450.000

15

Đường 3 tháng 2

Mậu Thân

Quốc lộ 91B

16.800.000

Quốc lộ 91B

Cầu Đầu Sấu

12.600.000

Cầu Đầu Sấu

Chân cầu Cái Răng

7.700.000

Hai bên chân cầu Cái Răng

Sông Cần Thơ

5.600.000

16

Đường 30 tháng 4

Hòa Bình

Trần Ngọc Quế

30.100.000

Trần Ngọc Quế

Đường 3 tháng 2

14.700.000

17

Đường cặp bờ kè Hồ Bún Xáng

Hẻm 51, Đường 3 tháng 2

Rạch Ngỗng 1

7.000.000

18

Đường cặp bờ kè Rạch Khai Luông

Hẻm 72 đường Nguyễn Trãi

Cầu Ninh Kiều

7.000.000

Cầu Cái Khế

Cầu Nhị Kiều

8.400.000

19

Đường cặp bờ kè Rạch Ngỗng

Đường cặp bờ kè Hồ Bún Xáng

Cầu Rạch Ngỗng 2

4.200.000

20

Đường nội bộ Khu dân cư Quân khu 9

Giáp đường Trần Quang Khải

Lý Hồng Thanh

9.450.000

21

Đường nội bộ Vincom Xuân Khánh

 

 

10.500.000

22

Đường Sông Hậu và các trục đường quanh Công viên nước

Trần Phú

Lê Lợi (Khách sạn Victoria)

3.850.000

23

Đường vào Công an quận Ninh kiều

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

5.600.000

24

Hai Bà Trưng

Nhà hàng Ninh Kiều

Nguyễn An Ninh

33.600.000

Nguyễn An Ninh

Nguyễn Thị Minh Khai

14.700.000

25

Hải Thượng Lãn Ông

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

11.550.000

26

Hậu Giang

Quốc lộ 1

Cuối đường

4.900.000

27

Hồ Tùng Mậu

Trần Phú

Trần Văn Khéo

19.250.000

28

Hồ Xuân Hương

Hùng Vương

Bùi Thị Xuân

7.700.000

Hùng Vương

Bà Huyện Thanh Quan

5.600.000

29

Hòa Bình

Nguyễn Trãi

Đường 30 tháng 4

46.800.000

30

Hoàng Văn Thụ

Nguyễn Trãi

Trần Hưng Đạo

14.000.000

31

Hùng Vương

Cầu Nhị Kiều

Vòng xoay bến xe

19.250.000

32

Huỳnh Cương

Hoàng Văn Thụ – quanh hồ Xáng Thổi

Hoàng Văn Thụ

12.320.000

33

Huỳnh Thúc Kháng

Trần Hưng Đạo

Mậu Thân

12.320.000

34

Lê Anh Xuân (Hẻm 132 – đường Hùng Vương)

Cầu Nhị Kiều

Cầu Rạch Ngỗng 1

7.000.000

35

Lê Bình

Đường 30 tháng 4

Đường 3 tháng 2

7.700.000

36

Lê Chân (Đường A2 – khu dân cư 91B)

Đường số 39

Đường số 23

3.150.000

37

Lê Lai

Các đoạn trải nhựa, giáp Phan Văn Trị

 

7.000.000

38

Lê Lợi

Trần Phú

Trần Văn Khéo

11.550.000

Trần Văn Khéo

Khách sạn Victoria

5.600.000

39

Lê Thánh Tôn

Nguyễn Thái Học

Ngô Quyền

23.100.000

40

Lương Định Của

Trần Văn Khéo

Cuối đường

11.550.000

41

Lý Chính Thắng (Trục chính – Khu chung cư đường 03 tháng 02)

Đường 03 tháng 02

Nguyễn Văn Linh

3.850.000

42

Lý Hồng Thanh

Từ khu chung cư

Bờ kè Cái Khế

15.400.000

43

Lý Thường Kiệt

Ngô Quyền

Ngô Gia Tự

18.550.000

44

Lý Tự Trọng

Trần Hưng Đạo

Trường ĐH Cần Thơ (khu III)

33.600.000

Ngã ba công viên Lưu Hữu Phước

Hòa Bình

21.000.000

45

Mạc Đĩnh Chi

Trương Định

Cuối đường

6.300.000

46

Mạc Thiên Tích (Đường cặp rạch Bần)

Mậu Thân

Đường 03 tháng 02

6.300.000

47

Mạc Thiên Tích (Đường cặp rạch Tham Tướng)

Sông Cần Thơ

Mậu Thân

5.600.000

48

Mậu Thân

Tầm Vu

Đường 30 tháng 4

9.450.000

Đường 30 tháng 4

Trần Hưng Đạo

22.400.000

Trần Hưng Đạo

Chân cầu Rạch Ngỗng 1

19.250.000

Hai bên chân cầu Rạch Ngỗng 1

Rạch Cái Khế

9.450.000

Chân cầu Rạch Ngỗng 1

Nguyễn Văn Cừ

14.700.000

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

4.900.000

49

Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Phan Đình Phùng

Hòa Bình

24.850.000

50

Ngô Đức Kế

Hai Bà Trưng

Phan Đình Phùng

16.450.000

Phan Đình Phùng

Điện Biên Phủ

9.450.000

Điện Biên Phủ

Đồng Khởi

6.300.000

51

Ngô Gia Tự

Hai Bà Trưng

Nguyễn Trãi

23.100.000

Nguyễn Trãi

Võ Thị Sáu

11.550.000

52

Ngô Hữu Hạnh

Hòa Bình

Trương Định

11.550.000

53

Ngô Quyền

Bờ sông Cần Thơ

Hòa Bình

26.950.000

Hòa Bình

Trương Định

23.100.000

54

Ngô Sĩ Liên (Đường số 01 – khu dân cư Metro)

Nguyễn Văn Linh

Đường số 03

3.150.000

55

Ngô Thì Nhậm (Trục phụ khu dân cư Thới Nhựt 1)

Suốt tuyến

 

2.450.000

56

Ngô Văn Sở

Hòa Bình

Phan Đình Phùng

15.400.000

57

Nguyễn An Ninh

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

33.600.000

58

Nguyễn Bình

Lê Lợi

Ung Văn Khiêm

5.600.000

59

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Trãi

Nguyễn Đức Cảnh

15.400.000

60

Nguyễn Cư Trinh

Khu nội bộ Mậu Thân

 

5.600.000

61

Nguyễn Du

Châu Văn Liêm

Ngô Đức Kế

6.300.000

62

Nguyễn Đệ (Vành đai Phi trường)

Cách Mạng Tháng Tám

Võ Văn Kiệt

8.750.000

63

Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Trãi

Ngô Hữu Hạnh

11.550.000

64

Nguyễn Đức Cảnh

Trần Phú

Trần Văn Khéo

19.250.000

65

Nguyễn Hiền (Đường Số 1, Khu dân cư 91B)

Nguyễn Văn Linh

Cuối đường

5.600.000

66

Nguyễn Hữu Cầu (Đường số 17 – trục chính khu dân cư Hoàn Mỹ)

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

3.850.000

67

Nguyễn Hữu Trí (Đường Số 5, Khu dân cư Vạn Phát)

Nguyễn Văn Cừ

Đường Số 7, Khu dân cư Vạn Phát

2.450.000

68

Nguyễn Khuyến

Ngô Quyền

Đề Thám

15.400.000

69

Nguyễn Minh Quang (Đường số 24 – khu dân cư Thới Nhựt 1)

Ngô Thì Nhậm

Trần Bạch Đằng

2.450.000

70

Nguyễn Ngọc Trai

Khu nội bộ Mậu Thân

 

5.600.000

71

Nguyễn Thái Học

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

33.600.000

72

Nguyễn Thần Hiến

Lý Tự Trọng

Cuối đường

7.700.000

73

Nguyễn Thị Minh Khai

Phan Đình Phùng

Cầu Quang Trung

11.550.000

Cầu Quang Trung

Hết đường

7.000.000

74

Nguyễn Trãi

Hòa Bình

Vòng xoay Bến xe

35.000.000

75

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Văn Cừ

Cuối đường

4.900.000

76

Nguyễn Văn Cừ

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Rạch Ngỗng 2

14.000.000

Cầu Rạch Ngỗng 2

Cầu Cái Sơn 2

10.500.000

Cách Mạng Tháng Tám

Chân cầu Cồn Khương

9.450.000

Chân cầu Cồn Khương

Rạch Khai Luông (đường hai bên chân cầu)

4.200.000

Cầu Cồn Khương

Sông Hậu

4.200.000

77

Nguyễn Văn Trỗi

Khu nội bộ Mậu Thân

 

5.600.000

78

Nguyễn Việt Hồng

Phan Văn Trị

Mậu Thân

11.550.000

79

Phạm Công Trứ (Đường Số 2, Khu dân cư Vạn Phát)

Trần Văn Giàu

Cuối đường

2.450.000

80

Phạm Hồng Thái

Hòa Bình

Lý Thường Kiệt

11.550.000

81

Phạm Ngọc Thạch

Trần Văn Khéo

Cuối đường

15.400.000

82

Phạm Ngũ Lão

Cách Mạng Tháng Tám

Hẻm 85

10.850.000

Hẻm 85

Phần còn lại

7.000.000

83

Phạm Thế Hiển (Đường 11A, Khu dân cư Dự án Nâng cấp đô thị)

Đường số 24

Cuối đường

2.450.000

84

Phan Bội Châu

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

18.550.000

85

Phan Chu Trinh

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

18.550.000

86

Phan Đăng Lưu

Bùi Thị Xuân

Bà Huyện Thanh Quan

11.550.000

87

Phan Đình Phùng

Hòa Bình

Ngô Đức Kế

26.950.000

Ngô Đức Kế

Nguyễn Thị Minh Khai

19.250.000

88

Phan Huy Chú (Trục phụ Khu dân cư Thới Nhựt 1)

Suốt tuyến

 

2.450.000

89

Phan Văn Trị

Trường ĐH Cần Thơ (khu III)

Đường 30 tháng 4

21.000.000

90

Quản Trọng Hoàng

Đường 3 tháng 2

Tập thể Tỉnh ủy (cũ)

3.850.000

91

Quang Trung

Đường 30 tháng 4

Hẻm 33 và 50 dưới dốc cầu Quang Trung

11.550.000

Hẻm 33 và 50

Nguyễn Thị Minh Khai

7.700.000

92

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Chân cầu Hưng Lợi

Nguyễn Văn Cừ

11.550.000

Hai bên chân cầu Hưng Lợi

Sông Cần Thơ

7.700.000

93

Tầm Vu

Nguyễn Thị Minh Khai

Thành đội

4.900.000

Thành đội

Trần Ngọc Quế

3.150.000

Trần Ngọc Quế

Cầu kinh mương lộ

6.300.000

Cầu kinh mương lộ

Cuối đường

3.150.000

94

Tân Trào

Phan Đình Phùng

Hai Bà Trưng

19.250.000

95

Tô Hiến Thành

Trần Bạch Đằng

Đường Số 6, Khu dân cư Thới Nhựt 2

2.450.000

96

Tôn Thất Tùng

Suốt tuyến

 

4.900.000

97

Thủ Khoa Huân

Hai Bà Trưng

Phan Đình Phùng

15.400.000

98

Trần Bạch Đằng (Trục chính Khu dân cư Nâng cấp Đô thị)

Suốt tuyến

 

4.900.000

99

Trần Bình Trọng

Lý Tự Trọng

Trần Hưng Đạo

7.700.000

100

Trần Đại Nghĩa

Trần Văn Khéo đến cuối đường

 

11.550.000

101

Trần Hoàng Na

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

7.700.000

102

Trần Hưng Đạo

Cầu Nhị Kiều

Mậu Thân

28.000.000

103

Trần Minh Sơn (Đường số 04 – khu tái định cư Đại học Y Dược Cần Thơ)

Nguyễn Tri Phương

Đường số 05 – khu tái định cư Đại học Y Dược Cần Thơ

3.150.000

104

Trần Nam Phú (Lộ Ngân Hàng)

Nguyễn Văn Cừ

đường cặp hồ Bún Xáng

5.950.000

105

Trần Ngọc Quế

Đường 3 tháng 2

Đường 30 tháng 4

14.000.000

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

6.300.000

106

Trần Phú

Nguyễn Trãi

Lê Lợi

15.400.000

Lê Lợi

Hai bến phà Cần Thơ

7.700.000

107

Trần Quang Khải

Nguyễn Trãi

Ung Văn Khiêm

14.000.000

Ung Văn Khiêm

Lê Lợi

6.300.000

108

Trần Quốc Toản

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

15.400.000

109

Trần Văn Giàu (đường Khu dân cư Linh Thành)

Đầu đường

Cuối đường

3.850.000

110

Trần Văn Hoài

Đường 30 tháng 4

Đường 3 tháng 2

14.000.000

111

Trần Văn Khéo

Nguyễn Trãi

Lê Lợi

26.950.000

112

Trần Văn Long (Đường số 02 – khu dân cư Thới Nhựt 2)

Đường số 05 – khu dân cư Thới Nhựt 2

Đường cặp rạch Bà Bộ

3.150.000

113

Trần Văn Ơn

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

3.850.000

114

Trần Việt Châu

Nguyễn Văn Cừ

Phạm Ngũ Lão

10.850.000

115

Trương Định

Ngô Hữu Hạnh

Ngô Quyền

9.450.000

Ngô Quyền

Đề Thám

4.900.000

Đề Thám

Lý Tự Trọng

7.700.000

116

Tú Xương (đường Số 6, Khu dân cư Hồng Phát)

Xuân Thủy

Cuối đường

3.150.000

117

Ung Văn Khiêm

Trần Phú

Bờ kè Cái Khế

15.400.000

118

Võ Thị Sáu

Nguyễn Trãi

Ngô Quyền

14.000.000

119

Võ Trường Toản

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Đệ

5.600.000

120

Võ Văn Kiệt

Nguyễn Văn Cừ

Ranh quận Bình Thủy

6.650.000

121

Võ Văn Tần

Hai Bà Trưng

Hòa Bình

33.600.000

122

Xô Viết Nghệ Tĩnh

Hòa Bình

Hoàng Văn Thụ

18.550.000

123

Xuân Thủy (đường Số 7 và đường Số 15, Khu dân cư Hồng Phát)

Nguyễn Văn Cừ

Hoàng Quốc Việt

3.150.000

124

Yết Kiêu (Hai bên đường cặp Rạch Sơn)

Phạm Ngũ Lão

Lê Anh Xuân

6.300.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2

1

Đường nội bộ khu TT Cty Cấp thoát nước, khu công viên cây xanh (cũ) Đường 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

6.300.000

2

Khu chung cư C Mậu Thân

Toàn khu

 

2.100.000

3

Khu chung cư Cơ Khí

Toàn khu

 

2.450.000

4

Khu chung cư Đường 3 tháng 2 (trừ các tuyến đường đã đặt tên)

Trục đường chính dẫn vào Khu chung cư A, B, C, D do Nhà nước đầu tư

 

3.850.000

Trục phụ

 

3.150.000

5

Khu dân cư 91B (giai đoạn I, tính từ Quốc lộ 91B – Trần Hoàng Na dự mở) (trừ các tuyến đường đã đặt tên)

Trục chính

 

5.600.000

Trục phụ

 

3.150.000

6

Khu dân cư 148, Đường 3 tháng 2

Từ Đường 3 tháng 2

Hết đường trải nhựa

3.150.000

7

Khu dân cư (kế Chi cục Thú y) 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

6.300.000

8

Khu dân cư 243, Đường 30 tháng 4

Các trục đường chính

 

4.900.000

9

Khu dân cư 274, Đường 30 tháng 4

Đường nội bộ

 

4.900.000

10

Khu dân cư 91/23, Đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Hết đường trải nhựa

3.150.000

11

Khu dân cư Búng Xáng

Đường nội bộ

 

3.850.000

12

Khu dân cư Cái Sơn – Hàng Bàng (Khu B)

Phần mở rộng

 

3.150.000

13

Khu dân cư dự án Nâng cấp đô thị

Các đường còn lại

 

2.450.000

14

Khu dân cư Hàng Bàng

Toàn khu

 

2.450.000

15

Khu dân cư Hồng Phát (trừ các trục đường đã đặt tên và có giá cụ thể trong bảng giá đất)

Trục chính

 

4.900.000

Trục phụ

 

3.150.000

16

Khu dân cư MeTro Cash (trừ đường số 01)

Trục chính

 

3.150.000

Trục phụ

 

2.450.000

17

Khu dân cư Miền Tây – Cần Đô

Các trục đường còn lại (Suốt tuyến)

 

7.700.000

18

Khu dân cư Phước Kiến, đường Tầm Vu

Đường nội bộ

 

2.800.000

19

Khu dân cư Trần Khánh Dư

Đường 30 tháng 4

Ngã ba hẻm

6.650.000

Các trục chính còn lại

 

5.950.000

20

Khu dân cư Vạn Phát (Giai đoạn 1); Hoàn Mỹ (trừ trục đường chính), phường Cái Khế

Trục chính

 

3.850.000

Trục phụ

 

2.450.000

21

Khu đô thị mới An Bình

Toàn khu

 

3.150.000

22

Khu tái định cư Đường tỉnh 923

Toàn khu

 

1.750.000

23

Khu tái định cư rạch Ngã Ngay (phường An Bình)

Toàn khu

 

2.100.000

24

Khu tái định cư Thới Nhựt 2 (giai đoạn 1 và 2)

Toàn khu

 

2.450.000

25

Khu tái định cư Thới Nhựt – Lô 1A (Công ty Hồng Quang làm chủ đầu tư)

Phần tiếp giáp đường Trần Bạch Đằng

 

4.900.000

Các trục đường còn lại

 

2.450.000

26

Khu tái định cư trường Đại học Y dược (giai đoạn 1)

Trục chính

 

4.900.000

Trục phụ

 

3.150.000

27

Khu tái định cư Trường Tiểu học Cái Khế

Trục chính

 

6.300.000

Trục phụ

 

4.900.000

28

Hẻm 86, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

3.150.000

29

Hẻm 12, Đường 3 tháng 2

Đường 3 tháng 2

Hết đoạn trải nhựa

3.500.000

30

Hẻm 51, Đường 3 tháng 2

Đường 3 tháng 2

Hết đoạn trải nhựa

4.900.000

31

Hẻm 132, Đường 3 tháng 2

Đường 03 tháng 02

Nhánh hẻm 25, đường Nguyễn Văn Linh

3.500.000

32

Hẻm 108, Đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Nguyễn Việt Hồng

6.300.000

33

Hẻm 483, đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Hẻm 17, đường Trần Hoàng Na

3.500.000

34

Hẻm 577, đường 30 tháng 4

Đường 30 tháng 4

Tầm Vu

3.500.000

35

Hẻm 54, Hùng Vương

Hùng Vương

Hết trục đường chính

6.300.000

36

Hẻm 14; hẻm 86, Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng

Đề Thám

7.700.000

37

Hẻm 95, Mậu Thân

Mậu Thân

Hết đoạn trải nhựa

5.600.000

38

Hẻm 72B, Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai

Cuối hẻm

3.850.000

39

Hẻm 88, Nguyễn Thị Minh Khai

 

 

3.850.000

40

Hẻm 93, Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo

Hết đoạn trải nhựa

6.300.000

41

Hẻm 218, Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo

Hết đoạn trải nhựa

5.600.000

42

Hẻm 38, Trần Việt Châu

Trần Việt Châu

Hết đoạn trải nhựa và hệ thống chiếu sáng

3.150.000

43

Hẻm 54, Trần Việt Châu

Trần Việt Châu

Hết đoạn trải nhựa

4.900.000

44

Hẻm 50, Quang Trung

 

 

3.150.000

45

Hẻm vào khu dân cư 178

Quốc lộ 91B

Khu dân cư 178

3.150.000

 

c) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

1

Hoàng Quốc Việt

Vòng Cung

Quốc lộ 91B

2.450.000

2

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Cầu Cái Sơn 2

Giáp ranh quận Bình Thủy, huyện Phong Điền

5.950.000

3

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Cầu Cái Sơn 2

Giáp ranh quận Bình Thủy, huyện Phong Điền

2.450.000

4

Nguyễn Văn Trường

Vòng Cung

Cầu Ngã Cái

2.450.000

5

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Nguyễn Văn Cừ

Rạch Bà Bộ (hết ranh quận Ninh Kiều)

5.600.000

6

Trần Vĩnh Kiết

Đường 3 tháng 2

Cầu Ngã Cạy

3.500.000

Cầu Ngã Cạy

Nguyễn Văn Cừ

2.800.000

7

Vòng Cung

Cầu Cái Răng

Cầu Rau Răm

3.150.000

Cầu Rau Răm

Ranh huyện Phong Điền

2.450.000

                 

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

1.400.000

Khu vực 1: Áp dụng cho tất cả các phường.

 

PHỤ LỤC V.2

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN BÌNH THỦY
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNGĐOẠN ĐƯỜNGĐOẠN ĐƯỜNGĐOẠN ĐƯỜNGĐOẠN ĐƯỜNGĐOẠN ĐƯỜNGĐOẠN ĐƯỜNG

 

GIÁ ĐẤT

 

TỪTỪ

 

ĐẾNĐẾNĐẾNĐẾN

 

 

 

33

 

4444

 

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

Cầu Bình ThủyCầu Bình Thủy

 

Nguyễn Truyền ThanhNguyễn Truyền ThanhNguyễn Truyền ThanhNguyễn Truyền Thanh

 

7.700.000

 

Nguyễn Đệ, Hẻm 86Nguyễn Đệ, Hẻm 86

 

Cầu Bình ThủyCầu Bình ThủyCầu Bình ThủyCầu Bình Thủy

 

9.450.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Võ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

4.340.000

 

Cách Mạng Tháng TámCách Mạng Tháng Tám

 

Rạch Khai LuôngRạch Khai LuôngRạch Khai LuôngRạch Khai Luông

 

1.960.000

 

Chợ Phó ThọChợ Phó Thọ

 

Võ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

1.960.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Đường Số 13, khu dân cư Ngân ThuậnĐường Số 13, khu dân cư Ngân ThuậnĐường Số 13, khu dân cư Ngân ThuậnĐường Số 13, khu dân cư Ngân Thuận

 

4.340.000

 

Trần Quang DiệuTrần Quang Diệu

 

Ngã baNgã baNgã baNgã ba

 

4.620.000

 

Ngã baNgã ba

 

Phạm Hữu LầuPhạm Hữu LầuPhạm Hữu LầuPhạm Hữu Lầu

 

2.310.000

 

Võ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

Trần Quang DiệuTrần Quang DiệuTrần Quang DiệuTrần Quang Diệu

 

4.620.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Tiếp giáp đường Huỳnh Phan HộTiếp giáp đường Huỳnh Phan HộTiếp giáp đường Huỳnh Phan HộTiếp giáp đường Huỳnh Phan Hộ

 

2.310.000

 

Cách Mạng Tháng TámCách Mạng Tháng Tám

 

Rạch Khai LuôngRạch Khai LuôngRạch Khai LuôngRạch Khai Luông

 

3.500.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Hẻm 26 Huỳnh Phan HộHẻm 26 Huỳnh Phan HộHẻm 26 Huỳnh Phan HộHẻm 26 Huỳnh Phan Hộ

 

3.500.000

 

Cầu Bình ThủyCầu Bình Thủy

 

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)

 

6.160.000

 

Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)

 

6.160.000

 

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)

 

Cầu Trà NócCầu Trà NócCầu Trà NócCầu Trà Nóc

 

4.620.000

 

Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)

 

4.620.000

 

Cầu Trà NócCầu Trà Nóc

 

Cầu Sang Trắng 1Cầu Sang Trắng 1Cầu Sang Trắng 1Cầu Sang Trắng 1

 

3.500.000

 

Lê Văn SôLê Văn Sô

 

Nguyễn ThôngNguyễn ThôngNguyễn ThôngNguyễn Thông

 

1.960.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Cầu Xẻo MâyCầu Xẻo MâyCầu Xẻo MâyCầu Xẻo Mây

 

2.310.000

 

Lê Văn SôLê Văn Sô

 

Hẻm 91 Cách mạng Tháng TámHẻm 91 Cách mạng Tháng TámHẻm 91 Cách mạng Tháng TámHẻm 91 Cách mạng Tháng Tám

 

1.960.000

 

Cách Mạng Tháng TámCách Mạng Tháng Tám

 

Trần Quang DiệuTrần Quang DiệuTrần Quang DiệuTrần Quang Diệu

 

2.310.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Đường Số 41, Khu dân cư Ngân ThuậnĐường Số 41, Khu dân cư Ngân ThuậnĐường Số 41, Khu dân cư Ngân ThuậnĐường Số 41, Khu dân cư Ngân Thuận

 

2.730.000

 

Cách Mạng Tháng TámCách Mạng Tháng Tám

 

Võ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

8.750.000

 

Cách mạng tháng 8Cách mạng tháng 8

 

Cuối đườngCuối đườngCuối đườngCuối đường

 

2.310.000

 

Cách Mạng Tháng TámCách Mạng Tháng Tám

 

Cuối đườngCuối đườngCuối đườngCuối đường

 

3.850.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Bùi Hữu NghĩaBùi Hữu NghĩaBùi Hữu NghĩaBùi Hữu Nghĩa

 

4.620.000

 

Cách Mạng Tháng TámCách Mạng Tháng Tám

 

Trần Quang DiệuTrần Quang DiệuTrần Quang DiệuTrần Quang Diệu

 

3.850.000

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Lê Thị Hồng Gấm, Rạch Xẻo MâyLê Thị Hồng Gấm, Rạch Xẻo MâyLê Thị Hồng Gấm, Rạch Xẻo MâyLê Thị Hồng Gấm, Rạch Xẻo Mây

 

1.960.000

 

Rạch Xẻo MâyRạch Xẻo Mây

 

Rạch ChùaRạch ChùaRạch ChùaRạch Chùa

 

1.190.000

 

Rạch ChùaRạch Chùa

 

Nguyễn Văn LinhNguyễn Văn LinhNguyễn Văn LinhNguyễn Văn Linh

 

1.190.000

 

Trần Quang DiệuTrần Quang Diệu

 

Đồng Văn CốngĐồng Văn CốngĐồng Văn CốngĐồng Văn Cống

 

1.960.000

 

Võ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

Võ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

2.310.000

 

Suốt tuyếnSuốt tuyến

 

    

 

1.540.000

 

Cách Mạng Tháng TámCách Mạng Tháng Tám

 

Cầu VánCầu VánCầu VánCầu VánCầu Ván

 

6.160.000

Cầu VánCầu Ván

 

Chợ Ngã TưChợ Ngã TưChợ Ngã TưChợ Ngã TưChợ Ngã Tư

 

2.730.000

Chợ Ngã TưChợ Ngã Tư

 

Cầu Bình ThủyCầu Bình ThủyCầu Bình ThủyCầu Bình ThủyCầu Bình Thủy

 

2.310.000

Trần Quang DiệuTrần Quang Diệu

 

Cuối Hẻm 172, Trần Quang DiệuCuối Hẻm 172, Trần Quang DiệuCuối Hẻm 172, Trần Quang DiệuCuối Hẻm 172, Trần Quang DiệuCuối Hẻm 172, Trần Quang Diệu

 

1.960.000

Ranh quận Ninh KiềuRanh quận Ninh Kiều

 

Cầu Bà BộCầu Bà BộCầu Bà BộCầu Bà BộCầu Bà Bộ

 

6.650.000

Cầu Bà BộCầu Bà Bộ

 

Cầu Bình Thủy 2Cầu Bình Thủy 2Cầu Bình Thủy 2Cầu Bình Thủy 2Cầu Bình Thủy 2

 

5.390.000

Cầu Bình Thủy 2Cầu Bình Thủy 2

 

Cuối đườngCuối đườngCuối đườngCuối đườngCuối đường

 

4.620.000

Tô Vĩnh DiệnTô Vĩnh Diện

 

Đường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn CừĐường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn CừĐường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn CừĐường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn CừĐường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn Cừ

 

2.310.000

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2

Đường vào Tổng Công ty phát điện 2, phường Trà Nóc

 

Nguyễn Chí Thanh

 

Cổng vào Tổng Công ty phát điện 2Cổng vào Tổng Công ty phát điện 2

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

Hai hẻm cặp chợ Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa

 

Suốt tuyến

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

Hẻm 1, Bùi Hữu Nghĩa

 

Bùi Hữu Nghĩa

 

Hẻm 10, Lê Hồng PhongHẻm 10, Lê Hồng Phong

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 2, Bùi Hữu Nghĩa

 

Bùi Hữu Nghĩa

 

Hẻm 10, Lê Hồng PhongHẻm 10, Lê Hồng Phong

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 4, Bùi Hữu Nghĩa

 

Suốt tuyến

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 6, Bùi Hữu Nghĩa

 

Suốt tuyến

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 7, Bùi Hữu Nghĩa

 

Bùi Hữu Nghĩa

 

Đặng Văn DầyĐặng Văn Dầy

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 9, Bùi Hữu Nghĩa

 

Bùi Hữu Nghĩa

 

Võ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 10, Bùi Hữu Nghĩa

 

Bùi Hữu Nghĩa

 

Huỳnh Phan HộHuỳnh Phan Hộ

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 79, Hẻm 81 Cách Mạng Tháng Tám

 

Cách Mạng Tháng Tám

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

Hẻm 86, Cách Mạng Tháng Tám

 

Cách Mạng Tháng Tám

 

Cuối đường (Công ty 675)Cuối đường (Công ty 675)

 

3.150.0003.150.0003.150.0003.150.000

Hẻm khu tập thể Công ty 675

 

Hết hẻm Nhà thông tin Khu vực 5Hết hẻm Nhà thông tin Khu vực 5

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

Hẻm 91, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

3.500.0003.500.0003.500.0003.500.000

 

Hẻm 115, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

Hẻm 164, Cách Mạng Tháng Tám

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 178, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 180, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

Hẻm 194, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 208, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 220, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 244, Cách Mạng Tháng Tám

 

Cầu ĐáCầu Đá

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

Hẻm bê tông Tây ĐôHẻm bê tông Tây Đô

 

1.417.5001.417.5001.417.5001.417.500

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 286, Cách Mạng Tháng Tám

 

Ngã ba cuối hẻmNgã ba cuối hẻm

 

1.890.0001.890.0001.890.0001.890.000

 

Rẻ trái đến cầu đá; Rẻ phải đến ngã ba cuối hẻmRẻ trái đến cầu đá; Rẻ phải đến ngã ba cuối hẻm

 

1.417.5001.417.5001.417.5001.417.500

 

Hẻm 290, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.890.0001.890.0001.890.0001.890.000

 

Hẻm 292, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 314, Cách Mạng Tháng Tám

 

Chùa Hội LinhChùa Hội Linh

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 328, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.890.0001.890.0001.890.0001.890.000

 

Hẻm 340, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 364, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.890.0001.890.0001.890.0001.890.000

 

Hẻm 366, Cách Mạng Tháng Tám

 

Hẻm 370 đoạn Công ty SadicoHẻm 370 đoạn Công ty Sadico

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 370, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 412, Cách mạng tháng tám

 

Hết đoạn tráng nhựaHết đoạn tráng nhựa

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 444, Cách mạng tháng Tám

 

Hết đoạn tráng nhựaHết đoạn tráng nhựa

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

Hẻm 474, 476, Cách mạng tháng Tám

 

  

 

1.890.0001.890.0001.890.0001.890.000

 

Hẻm 482, Cách Mạng Tháng Tám

 

  

 

1.890.0001.890.0001.890.0001.890.000

 

Hẻm 506, Cách Mạng Tháng Tám

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 512, Cách Mạng Tháng Tám

 

Khu dân cư An ThớiKhu dân cư An Thới

 

3.080.0003.080.0003.080.0003.080.000

 

Hẻm 124, Đồng Ngọc Sứ

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm cạnh nhà 162/38/7, Đồng Ngọc Sứ

 

Hết đoạn tráng nhựaHết đoạn tráng nhựa

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 135, Đồng Văn Cống

 

Hẻm 108 Trần Quang DiệuHẻm 108 Trần Quang Diệu

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 235, Đồng Văn Cống

 

Đồng Ngọc SứĐồng Ngọc Sứ

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 5, Đường tỉnh 918

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 18, Hồ Trung Thành

 

Hẻm 71 Lê Hồng PhongHẻm 71 Lê Hồng Phong

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 32, Hồ Trung Thành

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 22, Huỳnh Phan Hộ

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.260.0001.260.0001.260.0001.260.000

 

Hẻm 24, Huỳnh Phan Hộ

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.260.0001.260.0001.260.0001.260.000

 

Hẻm 26, Huỳnh Phan Hộ

 

Giáp Khu dân cư Ngân ThuậnGiáp Khu dân cư Ngân Thuận

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 38, Huỳnh Phan Hộ

 

Hết đoạn tráng nhựaHết đoạn tráng nhựa

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 1, Lê Hồng Phong

 

  

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 3, Lê Hồng Phong

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 3 (Chùa Phước Tuyền), Lê Hồng Phong

 

  

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 5, Lê Hồng Phong

 

  

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 7, Lê Hồng Phong

 

  

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 8, Bùi Hữu Nghĩa

 

Hẻm 10, Lê Hồng PhongHẻm 10, Lê Hồng Phong

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

 

Nguyễn Truyền ThanhNguyễn Truyền Thanh

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 13 (Hẻm Cô Bắc), Lê Hồng Phong

 

  

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 14 Lê Hồng Phong

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 15 Lê Hồng Phong

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 16, Lê Hồng Phong

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 18, Lê Hồng Phong

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 18A, Lê Hồng Phong

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 18B, Lê Hồng Phong

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 19, Lê Hồng Phong

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 29, Lê Hồng Phong

 

Hết đoạn nâng cấp đô thịHết đoạn nâng cấp đô thị

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Hẻm 44, Lê Hồng Phong

 

Hết đoạn nâng cấp đô thịHết đoạn nâng cấp đô thị

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 65, Lê Hồng Phong

 

Cuối đườngCuối đường

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm 71, Lê Hồng Phong

 

Giáp Hẻm 18, Hồ Trung ThànhGiáp Hẻm 18, Hồ Trung Thành

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 5, Lê Quang Chiểu

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 23, Lê Quang Chiểu

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm Liên tổ 2, 3, 4, Lê Hồng Phong

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Hẻm Kênh Đình, Lê Hồng Phong

 

Hẻm 7, Lê Hồng PhongHẻm 7, Lê Hồng Phong

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

03 hẻm nhánh đường Lê Văn Bì (đoạn tráng nhựa)

 

Hẻm 91 ngangHẻm 91 ngang

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 1, Nguyễn Chí Thanh

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 1A, Nguyễn Chí Thanh

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 2, Nguyễn Chí Thanh

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 1 Nguyễn Thông

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 29 Nguyễn Thông

 

Ngã baNgã ba

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 36, Nguyễn Thông

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 122 Nguyễn Thông

 

Hết ranh (Hội Người mù)Hết ranh (Hội Người mù)

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 150 Nguyễn Thông

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 192 Nguyễn Thông

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 218 Nguyễn Thông

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm Nội bộ KTT Chữ Thập Đỏ – Nguyễn Thông

 

Giáp Khu nhà nuôi dưỡng người già và trẻ emGiáp Khu nhà nuôi dưỡng người già và trẻ em

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm liên tổ 10-11, Nguyễn Việt Dũng

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm liên tổ 13-14-20, Nguyễn Việt Dũng

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm nhánh đường Phạm Hữu Lầu

 

Hẻm 154, Trần Quang DiệuHẻm 154, Trần Quang Diệu

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm Tổ 5, Phạm Hữu Lầu

 

Đồng Ngọc SứĐồng Ngọc Sứ

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 25, Phạm Hữu Lầu

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 105, Trần Quang Diệu

 

  

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 108 Trần Quang Diệu

 

Võ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

1.190.0001.190.0001.190.0001.190.000

 

Hẻm 154 Trần Quang Diệu

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 170 Trần Quang Diệu

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 172 Trần Quang Diệu

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 174 Trần Quang Diệu

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 287, Trần Quang Diệu

 

Nguyễn ThôngNguyễn Thông

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 557 Trần Quang Diệu

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm khu dân cư kho K1 – Trần Quang Diệu

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm 91 ngang (đoạn mới nâng cấp theo dự án nâng cấp đô thị)

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm khu tập thể hóa chất và cơ điện công nghiệp

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm vào Trường Trung cấp dược Mêkong

 

Hẻm 91 ngangHẻm 91 ngang

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Hẻm Xóm Lưới

 

Cuối hẻmCuối hẻm

 

1.232.0001.232.0001.232.0001.232.000

 

Khu dân cư P2 (Đối diện chợ Bà Bộ)

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Khu dân cư Cái Sơn – Hàng Bàng

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Khu dân cư Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh VLXD Fico

 

  

 

3.080.0003.080.0003.080.0003.080.000

 

  

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

Khu dân cư Công ty cổ phần xây lắp PTKD nhà đầu tư

 

  

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

Khu dân cư Ngân Thuận (trừ các trục đường đã đặt tên và có giá cụ thể trong bảng giá đất)

 

  

 

4.340.0004.340.0004.340.0004.340.000

 

  

 

2.730.0002.730.0002.730.0002.730.000

 

Khu dân cư vượt lũ tại phường Trà Nóc

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Khu tái định cư 12,8ha

 

  

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Khu tái định cư Hẻm 115

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Khu tái định cư Bành Văn Khuê, đường Trần Quang Diệu

 

  

 

1.540.0001.540.0001.540.0001.540.000

 

Khu tái định cư phường Long Tuyền

 

  

 

1.960.0001.960.0001.960.0001.960.000

 

Khu tập thể Cầu đường 675

 

  

 

2.310.0002.310.0002.310.0002.310.000

 

c) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngc) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

 

Bùi Hữu Nghĩa (Đường tỉnh 918)

 

Nguyễn Truyền ThanhNguyễn Truyền Thanh

 

Cầu Tư BéCầu Tư Bé

 

4.620.0004.620.000

 

Cầu Tư BéCầu Tư Bé

 

Cầu Rạch CamCầu Rạch Cam

 

2.310.0002.310.000

 

Cầu Rạch CamCầu Rạch Cam

 

Ngã ba Nguyễn Văn TrườngNgã ba Nguyễn Văn Trường

 

1.540.0001.540.000

 

Phần còn lạiPhần còn lại

 

  

 

1.190.0001.190.000

 

Đường cặp Rạch Bà Bộ

 

Hết đoạn tráng nhựaHết đoạn tráng nhựa

 

  

 

1.540.0001.540.000

 

Đường cặp Rạch Khoáng Châu (Bên trái)

 

Cầu Xẻo NgaCầu Xẻo Nga

 

Đường cặp Rạch Ông DựaĐường cặp Rạch Ông Dựa

 

1.190.0001.190.000

 

Đường cặp Rạch Miễu Ông (Bên phải)

 

Đường tỉnh 918Đường tỉnh 918

 

Đường cặp Rạch Ông DựaĐường cặp Rạch Ông Dựa

 

1.190.0001.190.000

 

Đường cặp Rạch Miễu Trắng

 

Quốc lộ 91BQuốc lộ 91B

 

kinh Ông Tườngkinh Ông Tường

 

1.190.0001.190.000

 

Đường cặp Rạch Ông Dựa

 

Đường tỉnh 918Đường tỉnh 918

 

Đường cặp Rạch Khoáng ChâuĐường cặp Rạch Khoáng Châu

 

770.000770.000

 

Đường cặp Rạch Miễu ÔngĐường cặp Rạch Miễu Ông

 

770.000770.000

 

Đường cặp Rạch Ông Kinh (Bên phải)

 

Đinh Công ChánhĐinh Công Chánh

 

Quốc lộ 91BQuốc lộ 91B

 

770.000770.000

 

Đường cặp Rạch Xẻo Khế

 

Phạm Thị BanPhạm Thị Ban

 

giáp Rạch Trường Lạcgiáp Rạch Trường Lạc

 

770.000770.000

 

Đường Vành Đai Sân Bay

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Hết đoạn tráng nhựaHết đoạn tráng nhựa

 

4.620.0004.620.000

 

Đường vào chợ Trà Nóc

 

Khu vực chợ Trà NócKhu vực chợ Trà Nóc

 

Rạch Ông TảoRạch Ông Tảo

 

1.190.0001.190.000

 

Đường vào Làng hoa kiểng Bà Bộ

 

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

 

Hết đoạn tráng nhựaHết đoạn tráng nhựa

 

1.960.0001.960.000

 

Lộ Trường Tiền – Bông Vang

 

Đường tỉnh 918Đường tỉnh 918

 

Ranh huyện Phong ĐiềnRanh huyện Phong Điền

 

1.190.0001.190.000

 

Nguyễn Chí Thanh (Đường tỉnh 917)

 

Lê Hồng PhongLê Hồng Phong

 

Cầu Rạch GừaCầu Rạch Gừa

 

1.960.0001.960.000

 

Cầu Rạch GừaCầu Rạch Gừa

 

Hết đường nhựa phần còn lạiHết đường nhựa phần còn lại

 

1.190.0001.190.000

 

cầu Trà Nóc 2cầu Trà Nóc 2

 

Quốc lộ 91BQuốc lộ 91B

 

1.540.0001.540.000

 

Nguyễn Thanh Sơn

 

Đường tỉnh 918Đường tỉnh 918

 

Võ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

1.540.0001.540.000

 

Nguyễn Thị Tạo

 

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

 

Võ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

1.960.0001.960.000

 

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

 

Giáp ranh quận Ninh KiềuGiáp ranh quận Ninh Kiều

 

Ranh huyện Phong ĐiềnRanh huyện Phong Điền

 

4.620.0004.620.000

 

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

 

Giáp ranh quận Ninh KiềuGiáp ranh quận Ninh Kiều

 

Ranh huyện Phong ĐiềnRanh huyện Phong Điền

 

1.890.0001.890.000

 

Nguyễn Văn Trường

 

Đường tỉnh 918Đường tỉnh 918

 

Cầu Ngã CáiCầu Ngã Cái

 

2.100.0002.100.000

 

Phạm Thị Ban (Tuyến Ngã Ba – ông Tư Lợi, phường Thới An Đông)

 

Cầu Trà Nóc 2Cầu Trà Nóc 2

 

Quốc lộ 91B (cầu Giáo Dẫn)Quốc lộ 91B (cầu Giáo Dẫn)

 

1.540.0001.540.000

 

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

 

Rạch Bà Bộ (ranh quận Ninh Kiều)Rạch Bà Bộ (ranh quận Ninh Kiều)

 

Cầu Bình Thủy 3Cầu Bình Thủy 3

 

2.730.0002.730.000

 

Cầu Bình Thủy 3Cầu Bình Thủy 3

 

Cầu Rạch CamCầu Rạch Cam

 

1.960.0001.960.000

 

Cầu Rạch CamCầu Rạch Cam

 

Giáp ranh quận Ô MônGiáp ranh quận Ô Môn

 

1.540.0001.540.000

 

Tạ Thị Phi (Đường vào Khu di tích Vườn Mận)

 

Nguyễn Văn TrườngNguyễn Văn Trường

 

Khu dân cư đường Nguyễn Văn CừKhu dân cư đường Nguyễn Văn Cừ

 

1.540.0001.540.000

 

Trần Thị Mười

 

Quốc lộ 91BQuốc lộ 91B

 

Kinh Ông TườngKinh Ông Tường

 

1.190.0001.190.000

 

Tô Vĩnh Diện

 

Cầu Tô DiệnCầu Tô Diện

 

Khu tái định cư phường Long TuyềnKhu tái định cư phường Long Tuyền

 

1.960.0001.960.000

 

Tuyến đường Rạch Cam – Quốc lộ 91B

 

Chợ Phó ThọChợ Phó Thọ

 

Trường THCS Long Hòa 2Trường THCS Long Hòa 2

 

1.540.0001.540.000

 

Tuyến đường Võ Văn Kiệt (cầu Cầu Rạch Chanh) – Rạch Bà Cầu

 

Võ Văn KiệtVõ Văn Kiệt

 

Rạch Bà CầuRạch Bà Cầu

 

1.540.0001.540.000

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT  

TỪ

ĐẾN    

1

2

3

4 5  

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

1

Bùi Hữu Nghĩa

Cầu Bình Thủy

Nguyễn Truyền Thanh 7.700.000  

2

Cách Mạng Tháng Tám

Nguyễn Đệ, Hẻm 86

Cầu Bình Thủy 9.450.000  

3

Đặng Văn Dầy (trục chính Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Võ Văn Kiệt 4.340.000  

4

Đặng Thị Nhường (Hẻm 300 Cách Mạng Tháng Tám)

Cách Mạng Tháng Tám

Rạch Khai Luông 1.960.000  

5

Đinh Công Chánh

Chợ Phó Thọ

Võ Văn Kiệt 1.960.000  

6

Đỗ Trọng Văn (đường Số 24, Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Đường Số 13, khu dân cư Ngân Thuận 4.340.000  

7

Đồng Ngọc Sứ (đường LIA 10 – Rạch Phụng)

Trần Quang Diệu

Ngã ba 4.620.000  

Ngã ba

Phạm Hữu Lầu 2.310.000  

8

Đồng Văn Cống (Đường Vành Đai Phi Trường)

Võ Văn Kiệt

Trần Quang Diệu 4.620.000  

9

Hồ Trung Thành (Đường Công Binh)

Lê Hồng Phong

Tiếp giáp đường Huỳnh Phan Hộ 2.310.000  

10

Huỳnh Mẫn Đạt

Cách Mạng Tháng Tám

Rạch Khai Luông 3.500.000  

11

Huỳnh Phan Hộ

Lê Hồng Phong

Hẻm 26 Huỳnh Phan Hộ 3.500.000  

12

Lê Hồng Phong

Cầu Bình Thủy

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái) 6.160.000  

Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)

6.160.000  

Huỳnh Phan Hộ (Bên trái)

Cầu Trà Nóc 4.620.000  

Hết ranh Cảng Cần Thơ (bên phải)

4.620.000  

Cầu Trà Nóc

Cầu Sang Trắng 1 3.500.000  

13

Lê Quang Chiểu

Lê Văn Sô

Nguyễn Thông 1.960.000  

14

Lê Thị Hồng Gấm

Lê Hồng Phong

Cầu Xẻo Mây 2.310.000  

15

Lê Văn Bì

Lê Văn Sô

Hẻm 91 Cách mạng Tháng Tám 1.960.000  

16

Lê Văn Sô

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quang Diệu 2.310.000  

17

Nguyễn Chánh Tâm (đường Số 6, Khu dân cư Ngân Thuận)

Lê Hồng Phong

Đường Số 41, Khu dân cư Ngân Thuận 2.730.000  

18

Nguyễn Đệ (Vành Đai Phi Trường)

Cách Mạng Tháng Tám

Võ Văn Kiệt 8.750.000  

19

Nguyễn Thị Tính (Hẻm 116, đường Cách mạng tháng 8)

Cách mạng tháng 8

Cuối đường 2.310.000  

20

Nguyễn Thông

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối đường 3.850.000  

21

Nguyễn Truyền Thanh

Lê Hồng Phong

Bùi Hữu Nghĩa 4.620.000  

22

Nguyễn Việt Dũng

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quang Diệu 3.850.000  

23

Nguyễn Viết Xuân

Lê Hồng Phong

Lê Thị Hồng Gấm, Rạch Xẻo Mây 1.960.000  

Rạch Xẻo Mây

Rạch Chùa 1.190.000  

Rạch Chùa

Nguyễn Văn Linh 1.190.000  

24

Phạm Hữu Lầu

Trần Quang Diệu

Đồng Văn Cống 1.960.000  

25

Phạm Ngọc Hưng (cung đường Vành Đai Phi Trường – 400m)

Võ Văn Kiệt

Võ Văn Kiệt 2.310.000  

26

Thái Thị Nhạn

Suốt tuyến

  1.540.000  

27

Trần Quang Diệu

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Ván 6.160.000
Cầu Ván
Chợ Ngã Tư 2.730.000
Chợ Ngã Tư
Cầu Bình Thủy 2.310.000
28

Trần Văn Nghiêm

Trần Quang Diệu

Cuối Hẻm 172, Trần Quang Diệu 1.960.000
29

Võ Văn Kiệt

Ranh quận Ninh Kiều

Cầu Bà Bộ 6.650.000
Cầu Bà Bộ
Cầu Bình Thủy 2 5.390.000
Cầu Bình Thủy 2
Cuối đường 4.620.000
30

Xuân Hồng (Đường số 1 – khu tái định cư phường Long Tuyền và Đường số 36 – khu đô thị hai bên đường Nguyễn Văn Cừ)

Tô Vĩnh Diện

Đường số 5 – khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Văn Cừ 2.310.000
 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị các hẻm vị trí 2

1

Đường vào Tổng Công ty phát điện 2, phường Trà Nóc

Nguyễn Chí Thanh Cổng vào Tổng Công ty phát điện 2 1.190.000
2

Hai hẻm cặp chợ Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến   1.540.000
3

Hẻm 1, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa Hẻm 10, Lê Hồng Phong 1.960.000
4

Hẻm 2, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa Hẻm 10, Lê Hồng Phong 1.960.000
5

Hẻm 4, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến   1.960.000
6

Hẻm 6, Bùi Hữu Nghĩa

Suốt tuyến   1.960.000
7

Hẻm 7, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa Đặng Văn Dầy 1.960.000
8

Hẻm 9, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa Võ Văn Kiệt 1.960.000
9

Hẻm 10, Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa Huỳnh Phan Hộ 1.960.000
10

Hẻm 79, Hẻm 81 Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám Cuối hẻm 2.310.000
11

Hẻm 86, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám Cuối đường (Công ty 675) 3.150.000
Hẻm khu tập thể Công ty 675
Hết hẻm Nhà thông tin Khu vực 5 1.960.000
12

Hẻm 91, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

3.500.000  

13

Hẻm 115, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.310.000  

14

Hẻm 164, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

1.960.000  

15

Hẻm 178, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.960.000  

16

Hẻm 180, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

2.310.000  

17

Hẻm 194, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.960.000  

18

Hẻm 208, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.960.000  

19

Hẻm 220, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.960.000  

20

Hẻm 244, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cầu Đá

2.310.000  

Cầu Đá

Hẻm bê tông Tây Đô

1.417.500  

Hẻm nhánh còn lại Hẻm 244

 

1.960.000  

Hẻm Trường Mầm non Họa Mi

 

1.960.000  

21

Hẻm 286, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Ngã ba cuối hẻm

1.890.000  

Ngã ba cuối hẻm

Rẻ trái đến cầu đá; Rẻ phải đến ngã ba cuối hẻm

1.417.500  

22

Hẻm 290, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.890.000  

23

Hẻm 292, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.960.000  

24

Hẻm 314, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Chùa Hội Linh

1.960.000  

25

Hẻm 328, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.890.000  

26

Hẻm 340, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.960.000  

27

Hẻm 364, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.890.000  

28

Hẻm 366, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Hẻm 370 đoạn Công ty Sadico

1.960.000  

29

Hẻm 370, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.960.000  

30

Hẻm 412, Cách mạng tháng tám

Cách mạng tháng tám

Hết đoạn tráng nhựa

1.960.000  

31

Hẻm 444, Cách mạng tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Hết đoạn tráng nhựa

2.310.000  

32

Hẻm 474, 476, Cách mạng tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.890.000  

33

Hẻm 482, Cách Mạng Tháng Tám

Suốt tuyến

 

1.890.000  

34

Hẻm 506, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Cuối hẻm

1.960.000  

35

Hẻm 512, Cách Mạng Tháng Tám

Cách Mạng Tháng Tám

Khu dân cư An Thới

3.080.000  

36

Hẻm 124, Đồng Ngọc Sứ

Đồng Ngọc Sứ

Cuối hẻm

1.190.000  

37

Hẻm cạnh nhà 162/38/7, Đồng Ngọc Sứ

Đồng Ngọc Sứ

Hết đoạn tráng nhựa

1.190.000  

38

Hẻm 135, Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống

Hẻm 108 Trần Quang Diệu

1.190.000  

39

Hẻm 235, Đồng Văn Cống

Đồng Văn Cống

Đồng Ngọc Sứ

1.190.000  

40

Hẻm 5, Đường tỉnh 918

Đường tỉnh 918

Cuối hẻm

1.190.000  

41

Hẻm 18, Hồ Trung Thành

Hồ Trung Thành

Hẻm 71 Lê Hồng Phong

1.190.000  

42

Hẻm 32, Hồ Trung Thành

Hồ Trung Thành

Cuối hẻm

1.540.000  

43

Hẻm 22, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Cuối hẻm

1.260.000  

44

Hẻm 24, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Cuối hẻm

1.260.000  

45

Hẻm 26, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Giáp Khu dân cư Ngân Thuận

1.540.000  

46

Hẻm 38, Huỳnh Phan Hộ

Huỳnh Phan Hộ

Hết đoạn tráng nhựa

1.540.000  

47

Hẻm 1, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.232.000  

48

Hẻm 3, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.540.000  

49

Hẻm 3 (Chùa Phước Tuyền), Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.232.000  

50

Hẻm 5, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.232.000  

51

Hẻm 7, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.232.000  

52

Hẻm 8, Bùi Hữu Nghĩa

Lê Hồng Phong

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

1.232.000  

53

Hẻm 10, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Nguyễn Truyền Thanh

1.232.000  

54

Hẻm 13 (Hẻm Cô Bắc), Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.232.000  

55

Hẻm 14 Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.540.000  

56

Hẻm 15 Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.540.000  

57

Hẻm 16, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.540.000  

58

Hẻm 18, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.540.000  

59

Hẻm 18A, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.232.000  

60

Hẻm 18B, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.232.000  

61

Hẻm 19, Lê Hồng Phong

Suốt tuyến

 

1.540.000  

62

Hẻm 29, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Hết đoạn nâng cấp đô thị

1.960.000  

63

Hẻm 44, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Hết đoạn nâng cấp đô thị

1.232.000  

64

Hẻm 65, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối đường

1.232.000  

65

Hẻm 71, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Giáp Hẻm 18, Hồ Trung Thành

1.540.000  

66

Hẻm 5, Lê Quang Chiểu

Suốt tuyến

 

1.190.000  

67

Hẻm 23, Lê Quang Chiểu

Suốt tuyến

 

1.190.000  

68

Hẻm Liên tổ 2, 3, 4, Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.232.000  

69

Hẻm Kênh Đình, Lê Hồng Phong

Hẻm Xóm Lưới

Hẻm 7, Lê Hồng Phong

1.232.000  

70

03 hẻm nhánh đường Lê Văn Bì (đoạn tráng nhựa)

Lê Văn Bì

Hẻm 91 ngang

1.190.000  

71

Hẻm 1, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.190.000  

72

Hẻm 1A, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.190.000  

73

Hẻm 2, Nguyễn Chí Thanh

Nguyễn Chí Thanh

Cuối hẻm

1.190.000  

74

Hẻm 1 Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.190.000  

75

Hẻm 29 Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Ngã ba

1.190.000  

76

Hẻm 36, Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Cuối hẻm

1.190.000  

77

Hẻm 122 Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Hết ranh (Hội Người mù)

1.540.000  

78

Hẻm 150 Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Cuối hẻm

1.190.000  

79

Hẻm 192 Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.190.000  

80

Hẻm 218 Nguyễn Thông

Suốt tuyến

 

1.190.000  

81

Hẻm Nội bộ KTT Chữ Thập Đỏ – Nguyễn Thông

Nguyễn Thông

Giáp Khu nhà nuôi dưỡng người già và trẻ em

1.540.000  

82

Hẻm liên tổ 10-11, Nguyễn Việt Dũng

Suốt tuyến

 

1.190.000  

83

Hẻm liên tổ 13-14-20, Nguyễn Việt Dũng

Suốt tuyến

 

1.190.000  

84

Hẻm nhánh đường Phạm Hữu Lầu

Phạm Hữu Lầu

Hẻm 154, Trần Quang Diệu

1.540.000  

85

Hẻm Tổ 5, Phạm Hữu Lầu

Phạm Hữu Lầu

Đồng Ngọc Sứ

1.190.000  

86

Hẻm 25, Phạm Hữu Lầu

Suốt tuyến

 

1.190.000  

87

Hẻm 105, Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.190.000  

88

Hẻm 108 Trần Quang Diệu

Cầu Ván

Võ Văn Kiệt

1.190.000  

89

Hẻm 154 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.540.000  

90

Hẻm 170 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.540.000  

91

Hẻm 172 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.540.000  

92

Hẻm 174 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.540.000  

93

Hẻm 287, Trần Quang Diệu

Trần Quang Diệu

Nguyễn Thông

1.540.000  

94

Hẻm 557 Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.540.000  

95

Hẻm khu dân cư kho K1 – Trần Quang Diệu

Hai hẻm trục chính

 

1.540.000  

96

Hẻm 91 ngang (đoạn mới nâng cấp theo dự án nâng cấp đô thị)

Hẻm 517, Trần Quang Diệu

Cuối hẻm

1.540.000  

97

Hẻm khu tập thể hóa chất và cơ điện công nghiệp

Lê Hồng Phong

 

1.540.000  

98

Hẻm vào Trường Trung cấp dược Mêkong

Hẻm 91

Hẻm 91 ngang

1.540.000  

99

Hẻm Xóm Lưới

Lê Hồng Phong

Cuối hẻm

1.232.000  

100

Khu dân cư P2 (Đối diện chợ Bà Bộ)

Toàn khu

 

1.540.000  

101

Khu dân cư Cái Sơn – Hàng Bàng

 

 

1.540.000  

102

Khu dân cư Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh VLXD Fico

Trục chính

 

3.080.000  

Trục phụ

 

2.310.000  

103

Khu dân cư Công ty cổ phần xây lắp PTKD nhà đầu tư

Đường nội bộ toàn khu

 

2.310.000  

104

Khu dân cư Ngân Thuận (trừ các trục đường đã đặt tên và có giá cụ thể trong bảng giá đất)

Trục chính

 

4.340.000  

Trục phụ

 

2.730.000  

105

Khu dân cư vượt lũ tại phường Trà Nóc

Toàn khu

 

1.540.000  

106

Khu tái định cư 12,8ha

Trục chính

 

2.310.000  

Trục phụ

 

1.540.000  

107

Khu tái định cư Hẻm 115

 

 

1.540.000  

108

Khu tái định cư Bành Văn Khuê, đường Trần Quang Diệu

Suốt tuyến

 

1.540.000  

109

Khu tái định cư phường Long Tuyền

 

 

1.960.000  

110

Khu tập thể Cầu đường 675

Đường nội bộ toàn khu

 

2.310.000  

 

c) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

 

1

Bùi Hữu Nghĩa (Đường tỉnh 918)

Nguyễn Truyền Thanh Cầu Tư Bé 4.620.000  

Cầu Tư Bé

Cầu Rạch Cam 2.310.000  

Cầu Rạch Cam

Ngã ba Nguyễn Văn Trường 1.540.000  

Phần còn lại

  1.190.000  

2

Đường cặp Rạch Bà Bộ

Hết đoạn tráng nhựa   1.540.000  

3

Đường cặp Rạch Khoáng Châu (Bên trái)

Cầu Xẻo Nga Đường cặp Rạch Ông Dựa 1.190.000  

4

Đường cặp Rạch Miễu Ông (Bên phải)

Đường tỉnh 918 Đường cặp Rạch Ông Dựa 1.190.000  

5

Đường cặp Rạch Miễu Trắng

Quốc lộ 91B kinh Ông Tường 1.190.000  

6

Đường cặp Rạch Ông Dựa

Đường tỉnh 918 Đường cặp Rạch Khoáng Châu 770.000  

Đường cặp Rạch Miễu Ông

770.000  

7

Đường cặp Rạch Ông Kinh (Bên phải)

Đinh Công Chánh Quốc lộ 91B 770.000  

8

Đường cặp Rạch Xẻo Khế

Phạm Thị Ban giáp Rạch Trường Lạc 770.000  

9

Đường Vành Đai Sân Bay

Lê Hồng Phong Hết đoạn tráng nhựa 4.620.000  

10

Đường vào chợ Trà Nóc

Khu vực chợ Trà Nóc Rạch Ông Tảo 1.190.000  

11

Đường vào Làng hoa kiểng Bà Bộ

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh) Hết đoạn tráng nhựa 1.960.000  

12

Lộ Trường Tiền – Bông Vang

Đường tỉnh 918 Ranh huyện Phong Điền 1.190.000  

13

Nguyễn Chí Thanh (Đường tỉnh 917)

Lê Hồng Phong Cầu Rạch Gừa 1.960.000  

Cầu Rạch Gừa

Hết đường nhựa phần còn lại 1.190.000  

cầu Trà Nóc 2

Quốc lộ 91B 1.540.000  

14

Nguyễn Thanh Sơn

Đường tỉnh 918 Võ Văn Kiệt 1.540.000  

15

Nguyễn Thị Tạo

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh) Võ Văn Kiệt 1.960.000  

16

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều Ranh huyện Phong Điền 4.620.000  

17

Nguyễn Văn Cừ (Dự án khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều Ranh huyện Phong Điền 1.890.000  

18

Nguyễn Văn Trường

Đường tỉnh 918 Cầu Ngã Cái 2.100.000  

19

Phạm Thị Ban (Tuyến Ngã Ba – ông Tư Lợi, phường Thới An Đông)

Cầu Trà Nóc 2 Quốc lộ 91B (cầu Giáo Dẫn) 1.540.000  

20

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Rạch Bà Bộ (ranh quận Ninh Kiều) Cầu Bình Thủy 3 2.730.000  

Cầu Bình Thủy 3

Cầu Rạch Cam 1.960.000  

Cầu Rạch Cam

Giáp ranh quận Ô Môn 1.540.000  

21

Tạ Thị Phi (Đường vào Khu di tích Vườn Mận)

Nguyễn Văn Trường Khu dân cư đường Nguyễn Văn Cừ 1.540.000  

22

Trần Thị Mười

Quốc lộ 91B Kinh Ông Tường 1.190.000  

23

Tô Vĩnh Diện

Cầu Tô Diện Khu tái định cư phường Long Tuyền 1.960.000  

24

Tuyến đường Rạch Cam – Quốc lộ 91B

Chợ Phó Thọ Trường THCS Long Hòa 2 1.540.000  

25

Tuyến đường Võ Văn Kiệt (cầu Cầu Rạch Chanh) – Rạch Bà Cầu

Võ Văn Kiệt Rạch Bà Cầu 1.540.000  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                           

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

1.050.000

Khu vực 2

980.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Trà An và Trà Nóc.

Khu vực 2: Áp dụng cho các phường Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông.

3. Đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất:

Đất trong khu công nghiệp Trà Nóc 1 (Trừ các vị trí tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông đã được quy định trên): 700.000 đồng/m2.

 

PHỤ LỤC V.3

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN CÁI RĂNG
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

1

Bùi Quang Trinh (đường Số 8, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Đường Số 15, Khu dân cư 586

3.500.000

2

Cao Minh Lộc (đường Số 10, Khu dân cư 586)

Đường Số 46 (Khu dân cư 586)

Đường số 61 (Khu dân cư 586)

3.500.000

3

Duy Tân

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

7.000.000

4

Đinh Tiên Hoàng

Phạm Hùng

Ngô Quyền

7.000.000

5

Hàm Nghi

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

7.000.000

6

Hàng Gòn

Phạm Hùng

Đường dẫn cầu Cần Thơ

1.540.000

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Sông Cái Răng bé

1.190.000

7

Hàng Xoài

Phạm Hùng

Sông Cái Răng bé

1.190.000

8

Hoàng Thế Thiện (Đường B7 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A5 – khu dân cư Hưng Phú 1

3.500.000

9

Hoàng Văn Thái (Đường A5 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Lý Thái Tổ

đường dân sinh cặp đường dẫn cầu Cần Thơ

3.500.000

10

Lâm Văn Phận (Đường Số 9, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Lê Nhựt Tảo

2.310.000

11

Lê Bình

Phạm Hùng

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

4.620.000

12

Lê Hồng Nhi (Đường Trường Chính trị)

Phạm Hùng

Nhật Tảo

1.540.000

Nhật Tảo

Chùa Ông Một

1.190.000

13

Lê Nhựt Tảo (đường Số 14, Khu dân cư 586)

Đường Số 1 (Khu dân cư 586)

Đường Số 9 (Khu dân cư 586)

3.500.000

14

Lê Tấn Quốc (Đường Số 29, Khu dân cư Công ty đầu tư và xây dựng số 8)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 15, Khu dân cư Công ty đầu tư và xây dựng số 8

2.310.000

15

Lê Thái Tổ

Lý Thường Kiệt

Nguyễn Trãi

7.000.000

16

Lê Văn Tưởng (Đường số 47 – khu dân cư Phú An)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 12 – khu dân cư Phú An

3.500.000

17

Lý Thái Tổ (Đường A1 – Khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A10 – Khu dân cư Hưng Phú 1

3.500.000

18

Lý Thường Kiệt

Ngô Quyền

Cầu Cái Răng

7.000.000

Cầu Cái Răng

Đại Chủng Viện

3.080.000

19

Mai Chí Thọ (Đường Số 1, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Sông Hậu

3.500.000

20

Ngô Quyền

Lý Thường Kiệt

Nguyễn Trãi

7.000.000

21

Nguyễn Chánh (Đường số 12 – khu dân cư Phú An)

Mai Chí Thọ

Nguyễn Thị Sáu

3.500.000

22

Nguyễn Ngọc Bích (Đường B6 – khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường B20 – khu dân cư Hưng Phú 1

3.500.000

23

Nguyễn Thị Sáu (đường Số 6, Khu dân cư 586)

Võ Nguyên Giáp

Đường Số 15, Khu dân cư 586

3.500.000

24

Nguyễn Trãi

Ngô Quyền

Phạm Hùng

4.620.000

25

Nguyễn Trãi nối dài

Phạm Hùng

Nhật Tảo

1.960.000

Nhật Tảo

Ngã ba Rạch Ranh

1.190.000

26

Nguyễn Văn Quang (Đường Số 7B, Khu dân cư Nam Long)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu dân cư Nam Long – Hồng Phát

3.500.000

27

Nguyễn Việt Dũng

Phạm Hùng

Võ Tánh

3.080.000

28

Nhật Tảo

Võ Tánh

Lê Hồng Nhi

1.190.000

29

Phạm Hùng (Quốc lộ 1)

Võ Tánh

Nguyễn Trãi

3.850.000

Đinh Tiên Hoàng

Nguyễn Trãi

3.850.000

Nguyễn Trãi

Lê Bình

5.390.000

Lê Bình

Hàng Gòn

4.340.000

Hàng Gòn

Nút giao IC4

3.850.000

30

Phạm Văn Nhờ (Đường Số 9A, Khu dân cư Diệu Hiền)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

2.310.000

31

Phan Trọng Tuệ (Đường Số 1, Khu dân cư Diệu Hiền)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

3.500.000

32

Trần Chiên (Lộ Hậu Thạnh Mỹ)

Cầu Cái Răng Bé

Cầu Nước Vận

3.080.000

Các đoạn còn lại

 

3.080.000

33

Trần Hưng Đạo

Đinh Tiên Hoàng

Nguyễn Trãi

6.160.000

Nguyễn Trãi

Lê Bình

3.850.000

Lê Bình

Hàng Gòn

3.080.000

34

Trần Văn Sắc (Đường Số 1, Khu dân cư Nông Thổ Sản)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu hành chính quận Cái Răng

2.310.000

35

Trần Văn Trà (Đường A3 – Khu dân cư Hưng Phú 1)

Quang Trung

Đường A6 – Khu dân cư Hưng Phú 1

3.500.000

36

Trần Văn Việt (Đường số 7 – Khu dân cư Công an)

Võ Nguyên Giáp

Đường số 5 – Khu dân cư Công an

2.310.000

37

Trưng Nữ Vương

Phạm Hùng

Ngô Quyền

7.000.000

38

Võ Tánh

Phạm Hùng

Đại Chủng Viện

3.850.000

Đại Chủng Viện

Nguyễn Việt Dũng

3.080.000

Nguyễn Việt Dũng

Vàm Ba Láng

1.960.000

39

Vũ Đình Liệu (Đường Số 10, Khu dân cư Nam Long)

Võ Nguyên Giáp

Giáp dự án khu dân cư Nam Long – Hồng Phát

3.500.000

40

Các Khu dân cư thuộc Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ nằm trong giới hạn từ sông Cần Thơ đến cầu Cái Sâu

Trục đường chính đường A

 

4.200.000

Trục đường chính đường B

 

3.500.000

41

Các Khu dân cư thuộc Khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ từ cầu Cái Sâu đến ranh tỉnh Hậu Giang

Trục đường chính đường A

 

3.500.000

Trục đường chính đường B

 

2.800.000

42

Khu dân cư Điện lực

Toàn khu

 

1.540.000

43

Khu dân cư Thạnh Mỹ

Trục chính

 

1.400.000

Trục phụ

 

1.050.000

44

Khu dân cư Thường Thạnh

Trục chính

 

2.730.000

Trục phụ

 

2.310.000

45

Khu Novaland Group, phường Hưng Phú

 

 

3.500.000

46

Khu tái định cư cầu Cần Thơ (phường Hưng Phú)

Toàn khu

 

1.540.000

47

Khu tái định cư cầu Cần Thơ (phường Ba Láng)

Toàn khu

 

1.190.000

48

Các tuyến đường, hẻm (có độ rộng từ 3m trở lên) phường Lê Bình

 

 

1.540.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

1

Trương Vĩnh Nguyên (Lê Bình – Phú Thứ)

Cầu Lê Bình

Đường dẫn cầu Cần Thơ

1.750.000

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Cái Tắc

1.400.000

2

Đường cặp sông Cái Răng Bé – Yên Hạ

Từ cầu Cái Răng Bé

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

1.190.000

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

Hết ranh Trường THCS Thường Thạnh

840.000

3

Đường cặp sông Cái Răng Bé – Thạnh Mỹ

Ranh phường Hưng Thạnh

Ngã ba vàm Nước Vận

840.000

4

Đường dẫn cầu Cần Thơ

Cầu Cần Thơ

Cầu Cái Da

1.540.000

Cầu Cái Da

Quốc lộ 61C

1.190.000

5

Võ Nguyên Giáp (Đường Nam Sông Hậu)

Cầu Hưng Lợi

Vòng xoay đường dẫn cầu Cần Thơ

3.150.000

Vòng xoay đường dẫn cầu Cần Thơ

Rạch Cái Sâu

4.200.000

Rạch Cái Sâu

Rạch Cái Cui

1.050.000

6

Đường vào cảng Cái Cui

Võ Nguyên Giáp

Cảng Cái Cui

840.000

7

Lộ Cái Chanh

Quốc lộ 1

Giáp ranh Trụ sở UBND phường Thường Thạnh

1.750.000

Giáp ranh Trụ sở UBND phường Thường Thạnh

Giáp ranh Trường học và các đường khu thương mại Cái Chanh

1.960.000

8

Lộ chợ số 10

Quốc lộ 1

Bến đò số 10

1.540.000

Bến đò số 10

Giáp đường Lê Hồng Nhi

980.000

9

Lộ Đình Nước Vận

Lê Bình

Cầu Nước Vận

1.540.000

10

Chí Sinh (Lộ hậu Tân Phú)

Toàn tuyến

 

840.000

11

Nguyễn Thị Trâm  (Lộ mới 10m)

Quốc lộ 1

Trần Hưng Đạo nối dài

1.540.000

12

Nguyễn Văn Quy (Lộ Phú Thứ – Tân Phú)

Toàn tuyến

 

840.000

13

Nguyên Hồng

Quốc lộ 1

Sông Ba Láng

1.960.000

14

Quang Trung

Cầu Quang Trung

Nút giao thông IC3

1.540.000

15

Quốc lộ 1

Nút giao IC4

Cầu Số 10 (giáp tỉnh Hậu Giang)

3.850.000

16

Quốc lộ 61C

Quốc lộ 1

Sông Ba Láng

1.540.000

Sông Ba Láng

Ranh huyện Phong Điền

840.000

17

Huỳnh Thị Nỡ (Trần Hưng Đạo nối dài)

Công trường 6 cầu Cần Thơ

Lộ mới 10m

980.000

Lộ mới 10m

Phần còn lại

1.400.000

18

Lộ cặp sông Bến Bạ (khu vực Phú Thuận, phường Tân Phú)

 

 

630.000

19

Tuyến đường (từ rạch Mù U đến rạch Ngã Bát)

 

 

630.000

20

Đường cặp sông Cái Răng Bé

Đình Nước vận

Rạch Mù U

630.000

21

Tuyến đường lộ hậu Tân Thạnh Tây

Đường cặp rạch Cái Đôi

Đường cặp Rạch Bàng

630.000

                 

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

525.000

Khu vực 2

420.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: Lê Bình, Hưng Thạnh, Hưng Phú; Khu vực I, II của phường Ba Láng; khu vực Phú Quới phường Thường Thạnh; khu vực Thạnh Hoà, Thạnh Thuận, Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh Phú, Thạnh Hưng, Thạnh Thới của phường Phú Thứ; khu vực Phú Thuận, Phú Thuận A, Phú Thạnh, Phú Thắng, Phú Tân, Phú Thành của phường Tân Phú.

Khu vực 2: Áp dụng cho phần còn lại các của phường: Ba Láng, Phú Thứ, Tân Phú và Thường Thạnh.

3. Đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất:

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

448.000

Khu vực 2

336.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: Lê Bình, Hưng Thạnh, Hưng Phú; Khu vực I, II của phường Ba Láng; khu vực Phú Quới phường Thường Thạnh; khu vực Thạnh Hoà, Thạnh Thuận, Thạnh Lợi, Thạnh Thắng, Thạnh Phú, Thạnh Hưng, Thạnh Thới của phường Phú Thứ; khu vực Phú Thuận, Phú Thuận A, Phú Thạnh, Phú Thắng, Phú Tân, Phú Thành của phường Tân Phú.

Khu vực 2: Áp dụng cho phần còn lại các của phường: Ba Láng, Phú Thứ, Tân Phú và Thường Thạnh.

– Trừ các vị trí tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông đã được quy định trên.

 

PHỤ LỤC V.4

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN Ô MÔN
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thôngb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

1

Bến Bạch Đằng

Đầu vàm Tắc Ông Thục

Hết dãy phố 06 căn

7.700.000

2

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quốc Toản

Cổng Bệnh viện Ô Môn

5.390.000

3

Châu Văn Liêm

Quốc lộ 91

Cách Mạng Tháng Tám

6.160.000

4

Đắc Nhẫn (đường vào Trường Dân tộc Nội trú)

Tôn Đức Thắng

Rạch Sáu Thước

910.000

5

Đinh Tiên Hoàng

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

7.700.000

6

Đường 26 tháng 3

Quốc lộ 91

Kim Đồng

10.780.000

7

Đường 3 tháng 2

Kim Đồng

Huỳnh Thị Giang

4.620.000

8

Đường 30 tháng 4

Trần Hưng Đạo

Bệnh viện Ô Môn

3.850.000

9

Đường tỉnh 922

Quốc lộ 91

Cầu Rạch Nhum

3.080.000

10

Huỳnh Thị Giang

Châu Văn Liêm

Đường 26 tháng 3

5.390.000

11

Kim Đồng

Đường 26 tháng 3

Rạch Cây Me

6.160.000

12

Lê Quý Đôn

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

7.700.000

13

Lê Văn Tám

Đường 26 tháng 3

Cách Mạng Tháng Tám

5.390.000

14

Lưu Hữu Phước

Đường 26 tháng 3

Châu Văn Liêm

6.160.000

15

Lý Thường Kiệt

Đường 26 tháng 3

Bến Bạch Đằng

3.080.000

16

Ngô Quyền

Trần Hưng Đạo

Bến Bạch Đằng

7.700.000

17

Nguyễn Du

Lưu Hữu Phước

Nguyễn Trãi

5.390.000

18

Nguyễn Trãi

Đường 3 tháng 2

Trần Phú

4.620.000

19

Nguyễn Trung Trực

Đường 26 tháng 3

Chợ Ô Môn

6.720.000

20

Phan Đình Phùng

Cách Mạng Tháng Tám

Trần Quốc Toản

5.390.000

21

Tôn Đức Thắng (Quốc Lộ 91)

Cầu Ông Tành

Cầu Ô Môn  (phía bên phải)

3.710.000

Cầu Ông Tành

Cầu Ô Môn  (phía bên trái)

3.080.000

22

Trần Hưng Đạo

Kim Đồng

Cầu Huyện đội

10.010.000

23

Trần Nguyên Hãn

Đường 26 tháng 3

Bến Bạch Đằng

3.080.000

24

Trần Quốc Toản

Đường 26 tháng 3

Châu Văn Liêm

6.160.000

25

Đường nội bộ Khu Dân tộc Nội trú (trừ tuyến đường đã đặt tên)

Toàn bộ các tuyến đường

 

910.000

26

Khu dân cư phường Phước Thới

Toàn bộ các tuyến đường

 

910.000

27

KDC thương mại Bằng Tăng

Sau thâm hậu 50m Quốc Lộ 91 trở vào

 

3.080.000

28

Khu phố Thương mại Thịnh Vượng

Trục số 1 tiếp giáp đường Trần Hưng Đạo

 

3.080.000

Các trục đường còn lại

 

2.310.000

29

Khu tái định cư và nhà ở công nhân Khu công nghiệp Trà Nóc II

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.400.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục giao thông

1

Bến Bạch Đằng (nối dài)

Cầu Ô Môn

Giáp dãy phố 06 căn

2.730.000

2

Bến Hoa Viên

Trần Hưng Đạo

Cầu Đúc ngang nhà máy Liên Hiệp

1.330.000

Cầu Đúc ngang nhà máy Liên Hiệp

Cầu đúc vào chùa Long Châu

910.000

3

Chợ Phước Thới

Tôn Đức Thắng

Cầu Chùa (trừ hành lang đường sông)

2.730.000

4

Chợ Thới An

Hẻm nhà thương

Đình Thới An

2.310.000

5

Chợ Thới Long

Cầu Chợ

Cầu Bà Ruôi

3.080.000

6

Đặng Thanh Sử (Đường số 2, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn)

Tôn Đức Thắng

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn

770.000

7

Đường tỉnh 920B

Nhà máy xi măng Tây Đô

Rạch Cả Chôm

1.540.000

Nhà máy xi măng Tây Đô

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn

1.540.000

Đình Thới An

UBND phường Thới An (Bên phải)

1.190.000

Đình Thới An

UBND phường Thới An (Bên trái)

630.000

UBND phường Thới An

Cầu Cái Đâu  (Bên phải)

630.000

UBND phường Thới An

Cầu Cái Đâu  (Bên trái)

490.000

8

Đường vào Trung tâm y tế dự phòng

Tôn Đức Thắng

Hết ranh cơ quan Quản lý thị trường

910.000

9

Hai bên chợ Ba Se

Sông Tắc Ông Thục

Đường tỉnh 923

2.310.000

10

Lê Lợi

Trần Hưng Đạo

Hết xưởng cưa Quốc doanh (cũ)

1.960.000

Từ xưởng cưa

Thánh Thất Cao Đài

630.000

11

Lộ chùa

Đầu lộ chùa

Cầu Dì Tho  (trái, phải)

630.000

12

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Tôn Đức Thắng

Cầu Giáo Dẫn

910.000

Cầu Giáo Dẫn

Trung tâm quy hoạch phường Trường Lạc (Bên phải)

770.000

Cầu Giáo Dẫn

Trung tâm quy hoạch phường Trường Lạc (Bên trái)

770.000

Khu quy hoạch phường Trường Lạc (từ cống Bảy Hổ)

Rạch Xẻo Đế  (Bên phải)

770.000

Khu quy hoạch phường Trường Lạc (từ cống Bảy Hổ)

Rạch Xẻo Đế  (Bên trái)

910.000

13

Quốc lộ 91

Cầu Ô Môn

Cống Ông Tà

910.000

Cống Ông Tà

UBND phường Long Hưng (Bên phải)

770.000

Cầu Viện lúa ĐBSCL

UBND phường Long Hưng (Bên trái)

490.000

UBND phường Long Hưng

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu (bên trái)

770.000

UBND phường Long Hưng

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu (bên phải, trừ đoạn thuộc Khu dân cư thương mại Bằng Tăng)

1.190.000

Đầu lộ Nông trường Sông Hậu

Ranh quận Thốt Nốt

770.000

14

Quốc lộ 91B (Nguyễn Văn Linh)

Đoạn thuộc Ô Môn

 

1.190.000

15

Thái Thị Hạnh (Hương lộ Bằng Tăng)

Quốc lộ 91

Lộ Miễu Ông (Bên trái)

770.000

Quốc lộ 91

Nhà Thông tin khu vực Thới Hưng (bên phải)

1.190.000

Nhà Thông tin khu vực Thới Hưng

Lộ Miễu Ông (bên phải)

770.000

Lộ Miễu Ông

Cầu Cây Sung

2.310.000

Cầu Cây Sung

Kinh Thủy lợi Lò Gạch

770.000

16

Tôn Đức Thắng (Quốc lộ 91)

cầu Sang Trắng I

Nút giao Quốc lộ 91B

2.450.000

Nút giao Quốc lộ 91B

Chợ bến đò Đu Đủ

1.960.000

Chợ bến đò Đu Đủ

cầu Tắc Ông Thục

1.400.000

cầu Tắc Ông Thục

cầu Ông Tành

2.310.000

17

Trần Hưng Đạo

Cầu Huyện đội

Trường Lương Định Của

3.080.000

Trường Lương Định Của

Cổng chào

1.960.000

18

Trần Kiết Tường (Đường tỉnh 920B)

Quốc lộ 91

Cầu Ba Rích  (Bên phải)

910.000

Quốc lộ 91

Cầu Ba Rích  (Bên trái)

630.000

Cầu Ba Rích

Cầu Tầm Vu  (Bên phải)

770.000

Cầu Ba Rích

Cầu Tầm Vu  (Bên trái)

630.000

Cầu Tầm Vu

Đình Thới An  (Bên phải)

1.190.000

Cầu Tầm Vu

Đình Thới An  (Bên trái)

630.000

19

Trần Ngọc Hoằng (Lộ Nông trường Sông Hậu)

Quốc lộ 91

Ranh xã Thới Hưng

630.000

20

Trưng Nữ Vương

Trần Hưng Đạo

Rạch Cây Me

3.500.000

21

Trương Văn Diễn (Đường tỉnh 920C)

Tôn Đức Thắng

Nhà máy xi măng Tây Đô

1.540.000

22

Tuyến tránh sạt lở Quốc lộ 91

Trần Kiết Tường (Đường tỉnh 920B)

Quốc lộ 91

770.000

23

Khu tái định cư Đường tỉnh 920B

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.190.000

24

Khu tái định cư Trung tâm văn hóa quận Ô Môn

Toàn bộ các tuyến đường

 

1.540.000

                 

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

490.000

Khu vực 2

385.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các phường: Châu Văn Liêm, Phước Thới, Thới Hòa, Long Hưng, Thới Long và Thới An.

Khu vực 2: Áp dụng cho phường Trường Lạc.

3. Đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất:

Đất trong khu công nghiệp Trà Nóc 2 (Trừ các vị trí tiếp giáp các trục đường giao thông đã được quy định trên): 385.000 đồng/m2.

 

PHỤ LỤC V.5

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ QUẬN THỐT NỐT
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục đường giao thôngb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục đường giao thôngb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục đường giao thông

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

1

Bạch Đằng

Quốc lộ 91

Sông Hậu

9.240.000

2

Đường 30 tháng 4

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

5.390.000

3

Đường bờ kè

Cầu Thốt Nốt

Bến đò Tân Lộc

9.240.000

4

Đường kênh rạch Nhà thờ

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

2.310.000

5

Đường lộ Chùa

Quốc lộ 91

Sông Hậu

1.190.000

6

Đường Lộ mới (đường vào trường Tiểu học)

Quốc lộ 91

Cổng Trường Tiểu học Thốt Nốt

4.620.000

7

Đường Lộ mới (cặp Nhà văn hóa cũ)

Quốc lộ 91

Cầu 3 tháng 2

2.310.000

8

Đường Lộ mới (cặp sông Thốt Nốt)

Cầu Thốt Nốt

Kho Mai Anh

1.960.000

9

Đường Lộ mới (Trạm Thú y)

Nguyễn Thái Học

Nguyễn Trung Trực

5.390.000

10

Đường Lộ Ông Ba

Quốc lộ 91

Sông Hậu

2.310.000

11

Đường Lộ Rẫy

Quốc lộ 91

Sông Hậu

1.190.000

12

Đường nhà máy Ngô Nguyên Thạnh

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

3.080.000

13

Đường Tái định cư Mũi Tàu

Lê Thị Tạo

Vàm Lò Gạch

1.960.000

14

Đường Thanh Niên

Quốc lộ 91

Hết thửa đất số 20

1.190.000

15

Hòa Bình

Lê Lợi

Nguyễn Thái Học

9.240.000

16

Lê Lợi

Quốc lộ 91

Bến đò Tân Lộc

9.240.000

Quốc lộ 91

Cầu Chùa

7.700.000

17

Lê Thị Tạo

Lê Lợi

Phan Đình Giót

9.240.000

Phan Đình Giót

Mũi Tàu

6.930.000

18

Lộ Sân Banh

Quốc lộ 91

Sông Hậu

1.960.000

19

Nguyễn Công Trứ

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

6.160.000

20

Nguyễn Thái Học

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

9.240.000

21

Nguyễn Thái Học nối dài

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

7.700.000

22

Nguyễn Thị Lưu

Quốc lộ 91

Rạch Mương Miễu

630.000

23

Nguyễn Trung Trực

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

7.700.000

24

Nguyễn Văn Kim

Lê Lợi

Sư Vạn Hạnh (nối dài)

3.080.000

25

Phan Đình Giót

Quốc lộ 91

Lê Thị Tạo

3.850.000

26

Quốc lộ 91

Lộ Ông Ba

Lộ Sân Banh

5.390.000

Khu dân cư khu vực Phụng Thạnh 1 (ngang lộ Ông Ba)

 

910.000

Cầu Thốt Nốt

Lộ Ông Ba

6.160.000

Cầu Thốt Nốt

Sư Vạn Hạnh

9.240.000

Sư Vạn Hạnh

Đường tái định cư Mũi Tàu

4.620.000

Đường tái định cư Mũi Tàu

Cái Sơn (Văn phòng khu vực)

3.080.000

27

Rạch Chùa

Lê Thị Tạo

Sông Hậu

3.850.000

28

Sư Vạn Hạnh

Quốc lộ 91

Tịnh xá Ngọc Trung Tăng

3.850.000

29

Sư Vạn Hạnh (nối dài)

Tịnh xá Ngọc Trung Tăng

Hết ranh Trường Mầm non Thốt Nốt

1.960.000

30

Thoại Ngọc Hầu

Các tuyến đường thuộc khu trung tâm dân cư thương mại

 

9.240.000

31

Trưng Nữ Vương

Quốc lộ 91

Nguyễn Văn Kim

3.080.000

32

Tự Do

Lê Lợi

Nguyễn Thái Học

9.240.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các trục đường giao thông

1

Cặp Quốc lộ 80

Trung tâm ngã ba

Cầu ZêRô

1.960.000

Lộ Tẻ

 

 

Cầu Zêrô

Cầu số 1

1.190.000

2

Cặp Quốc lộ 91

Cái Sơn

Cầu Trà Uối

1.540.000

Các đoạn đường còn lại của phường Thới Thuận, phường Thuận An

 

1.540.000

Cống Rạch Rạp

Cầu Cái Sắn

1.960.000

Lộ Sân Banh

Cai Tư

2.310.000

Cai Tư

Cầu Cái Ngãi

1.540.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Mai Văn Bộ qua kinh lộ và đến cầu sắt Thơm Rơm

630.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Tịnh Thất Thường Tịnh (phía kinh lộ)

630.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Mai Văn Bộ

1.190.000

Từ tim cầu Cần Thơ Bé

Lộ Bích Vàm  (phía lộ)

1.190.000

Từ tim cầu Sắt Thơm Rơm

Hết thửa 254 khu vực Tân Lợi 2

1.190.000

Từ tim cầu Sắt Thơm Rơm

Hết thửa 421 khu vực Tân Phước (Trường học)

1.190.000

Các đoạn đường còn lại của phường: Trung Kiên, Thuận Hưng và Tân Hưng

 

770.000

3

Đường Phước Lộc – Lai Vung

Hương lộ Tân Lộc

Sông Hậu

770.000

4

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc

Quốc lộ 91

Cầu Rạch Rầy

910.000

Cầu Rạch Rầy

giáp ranh xã Vĩnh Bình (Vĩnh Thạnh)

630.000

5

Đường tỉnh 921

Cầu Chùa

Cầu Trà Bay

3.080.000

Cầu Trà Bay

Cầu Rạch Rích

1.540.000

Trung tâm chợ Bắc Đuông qua mỗi bên 100m

 

1.960.000

Các đoạn đường còn lại tiếp giáp trục lộ giao thông

 

770.000

6

Đường tránh chợ Cầu Sắt Thơm Rơm

Quốc lộ 91

Kinh Thơm Rơm

1.190.000

7

Hương lộ Tân Lộc

Bến đò Long Châu (đầu cồn)

Rạch Ông Chủ

770.000

Ranh chợ phường qua mỗi bên 150m

 

770.000

Các đoạn đường còn lại tiếp giáp hương lộ

 

630.000

8

Mai Văn Bộ (Trừ vị trí khu vực chợ phường Thuận Hưng)

Quốc lộ 91

Cuối đường

630.000

9

Nguyễn Trọng Quyền

Quốc lộ 91

Cầu Thủy Lợi

770.000

Đoạn còn lại

 

630.000

10

Khu dân cư chợ Bò Ót

Toàn khu

 

2.310.000

11

Khu dân cư chợ Bò Ót (phần mở rộng)

toàn khu

 

2.310.000

12

Khu dân cư chợ gạo

Toàn khu

 

1.190.000

13

Khu dân cư chợ Phúc Lộc 1, phường Trung Nhứt

Toàn khu

 

630.000

14

Khu dân cư Phước Lộc – Lai Vung

toàn khu

 

770.000

15

Khu dân cư phường Thuận An

Toàn khu

 

910.000

16

Khu dân cư phường Thuận An (Cặp Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Thốt Nốt)

Toàn khu

 

910.000

17

Khu dân cư phường Trung Kiên

Khu dân cư chợ dân lập khu vực Lân Thạnh 2

 

910.000

Quốc lộ 91 – Bến đò Tân Lộc (đường bến đò Trung Kiên – Tân Lộc) khu vực Qui Thạnh 1

 

910.000

18

Khu tái định cư phường Thới Thuận – giai đoạn 2

toàn khu

 

1.960.000

19

Khu tái định cư Long Thạnh 2

toàn khu

 

2.310.000

20

Khu Tái định cư phường Thuận Hưng

Toàn khu

 

770.000

21

Khu tái định cư phường Trung Kiên

toàn khu

 

700.000

22

Phường Trung Kiên

Các khu dân cư còn lại của khu vực Qui Thạnh 1

 

700.000

23

Trung tâm cầu Bò Ót

cầu Bò Ót (phường Thuận An)

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc

2.730.000

cầu Bò Ót (phường Thới Thuận)

Đường vào Công ty Vạn Lợi

2.730.000

24

Trung tâm cầu Cần Thơ Bé – Chợ cầu

từ cầu vào 157m

 

1.190.000

25

Trung tâm cầu sắt Thơm Rơm

Trung tâm cầu Sắt Thơm Rơm

đường tránh chợ cầu Sắt Thơm Rơm

1.190.000

26

Trung tâm chợ phường Thuận Hưng

Ranh chợ ra 4 phía (mỗi phía 200m)

 

1.190.000

27

Tuyến đường

Cầu Thốt Nốt

Cầu Trà Cui (phía Phụng Thạnh 2)

700.000

28

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

cầu Vàm Cống

ranh huyện Vĩnh Thạnh

910.000

29

Tuyến đường nối Quốc lộ 80 đến Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Quốc lộ 80

ranh huyện Vĩnh Thạnh

910.000

30

Tuyến tránh Quốc lộ 91

Quốc lộ 91 (phường Trung Kiên)

Nguyễn Thị Lưu

910.000

Nguyễn Thị Lưu

Quốc lộ 91 (phường Thuận An)

1.400.000

31

Ven sông Cái Sắn

Vàm Cái Sắn

Cầu Cái Sắn

1.190.000

Cầu Cái Sắn

Cầu ZêRô

1.190.000

32

Ven sông Hậu (tính thâm hậu 50m; Trừ đoạn qua Khu công nghiệp Thốt Nốt)

Vàm Cái Sắn

Vàm Lò Gạch (Mũi tàu)

1.400.000

Vàm Lò Gạch (mũi Tàu)

Lộ Sân Banh

1.540.000

Lộ Sân Banh

Vàm Cai Tư

770.000

Vàm Cai Tư

Giáp ranh quận Ô Môn

630.000

33

Ven sông Thốt Nốt

Cầu Chùa

Cầu Trà Bay (phía Đường tỉnh 921)

1.960.000

Cầu Thốt Nốt

Cầu Trà Bay (phía Phụng Thạnh 2)

700.000

                 

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông, các hẻm và trong các khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

490.000

Khu vực 1: Áp dụng cho tất cả các phường.

3. Đất trong khu công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp:

Đất trong Khu công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt (Trừ các vị trí tiếp giáp các trục đường giao thông đã được quy định trên): 490.000 đồng/m2.

 

PHỤ LỤC V.6

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ HUYỆN PHONG ĐIỀN
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thônb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

1

Các trục hành chính trung tâm huyện Phong Điền

Trục số 4, 5, 8, 10, 13, 14 Khu dân cư thương mại, dịch vụ thị trấn

 

1.400.000

Trục đường số 12

 

1.190.000

2

Chiêm Thành Tấn (trục số 7, Trung tâm thương mại – hành chính huyện)

Suốt tuyến

 

1.400.000

3

Đường vào khu mộ Phan Văn Trị

Lộ Vòng Cung

Cầu Cái Tắc

945.000

Cầu Cái Tắc

Mộ Cụ Phan Văn Trị

770.000

Mộ Cụ Phan Văn Trị

Rạch tre

385.000

4

Khu trung tâm Thương mại huyện Phong Điền

Trục chính

 

2.310.000

Trục phụ

 

1.610.000

5

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Giáp ranh xã Mỹ Khánh

Cầu Rạch Chuối

1.540.000

Cầu Rạch Chuối

Cầu Trà Niền

1.960.000

Cầu Trà Niền

Cống Ba Lù

3.080.000

Cống Ba Lù

Cống Rạch Bần

1.750.000

Cống Rạch Bần

Giáp ranh xã Tân Thới

1.190.000

6

Nguyễn Thái Bình (trục số 1, Trung tâm thương mại – hành chính huyện)

Lộ Vòng Cung

Hết đoạn trải nhựa

1.540.000

7

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài

Ranh xã Mỹ Khánh

Hết khu trung tâm Thương mại huyện Phong Điền

2.310.000

8

Phan Văn Trị (Trục số 2, Khu trung tâm thương mại – hành chính huyện Phong Điền)

Giáp Lộ Vòng Cung

Chiêm Thành Tấn

3.850.000

Chiêm Thành Tấn

Trung tâm y tế dự phòng

1.960.000

9

Trục đường số 26 và khu vực Đình thần Nhơn Ái (thị trấn Phong Điền) và các hẻm

Trục đường số 26 và khu vực Đình thần Nhơn Ái

 

2.730.000

các hẻm

 

2.310.000

10

Tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến cầu Tây Đô

Nguyễn Văn Cừ

Cầu Tây Đô

2.310.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

1

Đường tỉnh 918 (Hương lộ 28)

Cầu Xẻo Tre

Ranh phường Long Tuyền

630.000

2

Đường tỉnh 926

Cầu Tây Đô

Cầu Cây Cẩm – Nhơn Ái

770.000

Cầu Cây Cẩm – Nhơn Ái

Cầu Mương Cao

630.000

Cầu Mương Cao

Cầu Kinh Tắc

560.000

Cầu Kinh Tắc

Cầu Ba Chu

1.190.000

Cầu Càng Đước

Kinh Một Ngàn

560.000

3

Đường tỉnh 932

Trường Trung học Nhơn Nghĩa

Ngã ba trung tâm xã Nhơn Nghĩa

462.000

khu tái định cư xã Nhơn Nghĩa

cầu Lò Đường

462.000

Cầu Lò Đường

Giáp ranh xã Nhơn Nghĩa A

490.000

điểm đầu Đường tỉnh 932

Khu tái định cư xã Nhơn Nghĩa

1.330.000

4

Đường vào Khu di tích lịch sử Giàn Gừa

Suốt tuyến

 

385.000

5

Đường vào Trường THPT Phan Văn Trị

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài

Trường THPT Phan Văn Trị

1.400.000

6

Khu chợ Mỹ Khánh và XD thương mại thuộc khu tái định cư hai bên đường Nguyễn Văn Cừ (Công ty Mặt Trời Đỏ trúng đấu giá)

Cặp đường Nguyễn Văn Cừ

 

3.850.000

Các tuyến đường còn lại

 

1.960.000

7

Khu dân cư Hồng Phát (trúng đấu giá)

Cặp đường Nguyễn Văn Cừ

 

3.850.000

Các đường còn lại

 

1.960.000

8

Khu dân cư vượt lũ xã Trường Long, Trường Long A

Toàn khu

 

630.000

9

Khu dân cư xã Tân Thới

Suốt tuyến

 

770.000

10

Khu tái định cư 7,24ha xã Nhơn Nghĩa

Trục chính (trục đường số 01), Đường tỉnh 932

 

1.330.000

Trục phụ (các trục đường số 2, 3, 4, 5, và 6)

 

1.050.000

11

Khu tái định cư xã Mỹ Khánh (thuộc dự án khai thác quỹ đất)

Các lô nền tiếp giáp đường Nguyễn Văn Cừ

 

3.080.000

Các lô nền tiếp giáp tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

 

2.310.000

Các lô nền còn lại

 

1.960.000

12

Khu tái định cư xã Nhơn Ái

Đường nội bộ

 

770.000

13

Khu thương mại xã Trường Long

Giáp Đường tỉnh 926 (xã Trường Long cũ)

 

1.190.000

14

Khu vực chợ Vàm Xáng

UBND xã Nhơn Nghĩa

Đường tỉnh 932

462.000

15

Lộ Vòng Cung (Đường tỉnh 923)

Giáp ranh phường An Bình

Cầu Ông Đề

1.750.000

Cầu Ông Đề

Giáp ranh xã Mỹ Khánh

1.540.000

Ranh thị trấn

Cầu Rạch Miễu

945.000

Cầu rạch Miễu

Ranh Ô Môn

630.000

16

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (khu khai thác quỹ đất, tính trong thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy

Tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

3.850.000

17

Đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (khu khai thác quỹ đất, tính ngoài thâm hậu 50m)

Giáp ranh quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy

Tuyến Mỹ Khánh – Bông Vang

1.540.000

18

Quốc lộ 61C

Ranh quận Cái Răng

Rạch Trầu Hôi (giáp ranh tỉnh Hậu Giang)

700.000

19

Tuyến đường Án Khám – Ông Hào

Suốt tuyến

 

560.000

20

Tuyến đường Càng Đước – Vàm Bi

Suốt tuyến

 

385.000

21

Tuyến đường Cầu Nhiếm – Trường Thành

Giáp Lộ Vòng Cung đi Trường Thành

 

385.000

22

Tuyến đường Đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái xã Nhơn Ái

suốt tuyến

 

385.000

23

Tuyến đường Đê KH9 (đường cấp 5 đồng bằng)

Ranh quận Ô Môn

Giáp tỉnh Hậu Giang

385.000

24

Tuyến đường Mỹ Khánh – Bông Vang (Trừ đoạn qua Khu tái định cư xã Mỹ Khánh)

Lộ Vòng Cung

Cầu Rạch Dinh

1.400.000

Cầu Rạch Dinh

Cầu Rạch Nhum

1.190.000

Các trục đường nội bộ Khu nhà ở cán bộ Học viện chính trị hành chính khu vực 4

 

1.190.000

25

Tuyến đường Nhơn Ái – Trường Long

Cống KH9

Vàm Ông Hào

385.000

26

Tuyến đường Trường Long – Vàm Bi

Cầu Ba Chu

Vàm Bi

385.000

27

Tuyến đường Vàm Bi – Trường Hòa – Bốn Tổng

Suốt tuyến

 

385.000

28

Hẻm Tổ 2A, ấp Mỹ Phước

Suốt tuyến

 

385.000

               

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

280.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Phong Điền.

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

280.000

Khu vực 2

210.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các xã: Mỹ Khánh và Nhơn Nghĩa.

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Giai Xuân, Nhơn Ái, Tân Thới và Trường Long.

 

PHỤ LỤC V.7

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ HUYỆN THỚI LAI
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thônb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

1

Chợ thị trấn Thới Lai

Thị trấn phía bên chợ và hai bên nhà lồng chợ

 

3.850.000

Bên kia sông chợ thị trấn Thới Lai từ vàm Kinh Đứng

Vàm Nhà Thờ

700.000

2

Hồ Thị Thưởng (thị trấn Thới Lai)

Ngã ba Thới Lai Trường Xuân

ranh xã Trường Thắng (bên trái)

770.000

 

ranh xã Trường Thắng (bên phải)

945.000

3

Khu dân cư Huệ Phát

Trục chính

 

1.540.000

Trục phụ

 

945.000

4

Khu hành chính huyện Thới Lai (Trừ phần tiếp giáp Đường tỉnh 922)

Toàn khu

 

1.540.000

5

Nguyễn Thị Huỳnh (Đường tỉnh 922)

Cầu Sắt Lớn

Cầu Cồn Chen (Bên trái)

1.015.000

 

Cầu Cồn Chen (Bên phải)

1.155.000

6

Thị trấn Thới Lai (Trừ khu dân cư Huệ Phát)

Cầu Sắt Lớn

Ranh xã Trường Thắng

385.000

7

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Đông Bình

Đường tỉnh 922

Cầu Đông Pháp

770.000

8

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Tân Thạnh

Cầu Kênh Đứng

Ranh xã Tân Thạnh

560.000

9

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Thắng

Hồ Thị Thưởng

Ranh xã Trường Thắng

560.000

10

Võ Thị Diệp (Đường tỉnh 922)

Cầu Tắc Cà Đi

Cầu Xẻo Xào (Bên trái)

1.960.000

 

Cầu Xẻo Xào (Bên phải)

2.310.000

Cầu Xẻo Xào

Cầu Sắt Lớn

3.850.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

1

Đường tỉnh 919

Giáp ranh huyện Cờ Đỏ

Giáp ranh tỉnh Hậu Giang

770.000

2

Đường tỉnh 922

Cầu Rạch Nhum

Cầu Tắc Cà Đi (Bên trái)

595.000

Cầu Tắc Cà Đi (Bên phải)

770.000

Cầu Cồn Chen

Ranh huyện Cờ Đỏ (Bên trái)

315.000

Ranh huyện Cờ Đỏ (Bên phải)

490.000

3

Khu thương mại Trường Xuân

Toàn khu

 

1.715.000

4

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Đông Bình

Cầu Đông Pháp

Cầu Bảy Phẩm (Bên phải)

315.000

Cầu Bảy Phẩm (Bên trái)

385.000

Cầu Bảy Phẩm

Đường tỉnh 919 (Bên phải)

315.000

Đường tỉnh 919 (Bên trái)

462.000

Đường tỉnh 919

Xã Đông Bình

385.000

5

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Tân Thạnh

Ranh thị trấn Thới Lai

Xã Tân Thạnh

560.000

6

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Thắng

Ranh thị trấn Thới Lai

Xã Trường Thắng

560.000

7

Tuyến đường thị trấn Thới Lai – xã Trường Xuân A

Cầu Búng Lớn

Khu dân cư vượt lũ Trường Xuân (Bên trái)

315.000

Khu dân cư vượt lũ Trường Xuân (Bên phải)

462.000

Tuyến lộ trước khu dân cư vượt lũ

Hướng cầu Bà Đầm

1.120.000

Khu chợ trung tâm: cặp kinh Bà Đầm

Hết ranh đất nhà bà Năm Dung

770.000

Các phần còn lại trong khu vực chợ

 

385.000

Cầu Bà Đầm

Kinh Ranh (Bên trái)

315.000

Kinh Ranh (Bên phải)

385.000

8

Tuyến Đường xã Trường Thành – xã Trường Thắng

Toàn tuyến

 

560.000

9

Xã Định Môn

Cầu Vàm Nhon

Cầu Mương Huyện

385.000

Cầu Mương Huyện

Cầu Trà An

462.000

Cầu Trà An

Cầu Ngã Tư (Ngã tư nhà Thờ)

385.000

Cầu Ngã Tư (Ngã tư nhà Thờ)

Khu dân cư vượt lũ (Bên trái)

385.000

10

Xã Trường Thắng

Ranh thị trấn Thới Lai

Cầu Ông Định (Bên trái)

385.000

Ranh thị trấn Thới Lai

Cầu Ông Định (Bên phải)

462.000

Cầu Ông Định

Cầu Búng Lớn (Bên trái)

315.000

Cầu Búng Lớn (Bên phải)

350.000

11

Xã Trường Thành

Khu dân cư vượt lũ

Ranh Rạch Gừa (mé sông)

770.000

Ranh Rạch Gừa (lộ mới)

770.000

Rạch Gừa

Ranh xã Tân Thới (mé sông)

315.000

Ranh xã Tân Thới (lộ mới)

385.000

12

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Đông Thuận, Đông Bình, Trường Xuân A

Trục chính

 

560.000

Trục phụ

 

385.000

13

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Thới Tân, Định Môn

Trục chính

 

385.000

Trục phụ

 

315.000

14

Cụm dân cư vượt lũ các xã: Trường Xuân, Trường Thành

Trục chính

 

770.000

Trục phụ

 

560.000

               

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

280.000

– Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Thới Lai.

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

280.000

Khu vực 2

210.000

Khu vực 1: Áp dụng cho các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh và Trường Xuân.

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Xuân Thắng, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Định Môn, Trường Thành, Trường Thắng, Thới Tân, Đông Thuận và Đông Bình.

 

PHỤ LỤC V.8

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ HUYỆN CỜ ĐỎ
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

Các lô nền tiếp giáp trục đường Lê Đức Thọ và Hà Huy Giáp

 

Trục chính (chiều rộng 25m) (Đường số 4)

 

Trục phụ (chiều rộng 15m) (Đường số 12 và 13)

 

Đường số 01, Đường số 03, Đường số 04

 

Đường số 07, Đường số 02

 

Đường số 05, Đường số 06

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thônb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 922

 

Trục chính (xung quanh nhà lồng chợ Đông Hiệp)

 

Trục phụ (từ Đường tỉnh 922 – cầu Kinh Đứng)

 

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

 

Các lô nền tiếp giáp đường Cờ Đỏ – xã Thới Đông

 

Trục chính (hai bên nhà lồng chợ)

 

Các lô nền xung quanh chợ Trung Hưng

 

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

 

Toàn cụm Ba Đá – Trung Hưng (Toàn cụm)

 

Các lô nền tiếp giáp trục chính cặp sông Thốt Nốt và trục đường từ cầu Lấp Vò đến trục đường số 2 KDCVL

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

1

Chợ Cờ Đỏ

Cầu Cờ Đỏ

Kinh Đứng (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

1.715.000

Cầu Cờ Đỏ

Kinh số 1 (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

1.330.000

Kinh số 1

Giáp ranh Thới Xuân

630.000

2

Đường vào Trường Tiểu học thị trấn Cờ Đỏ

Hà Huy Giáp (Đường Tỉnh 919)

Đường Thị trấn Cờ Đỏ – xã Thới Đông

1.925.000

3

Hà Huy Giáp (Đường Tỉnh 919)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thạnh Phú)

Cầu Cờ Đỏ

2.310.000

Cầu Cờ Đỏ

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

2.695.000

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp

Cầu Đường Tắt (Trừ Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ)

2.310.000

4

Khu Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ

Các lô nền tiếp giáp trục đường Lê Đức Thọ và Hà Huy Giáp

2.695.000

Trục chính (chiều rộng 25m) (Đường số 4)

2.310.000

Trục phụ (chiều rộng 15m) (Đường số 12 và 13)

1.925.000

Các trục còn lại

 

1.540.000

5

Khu dân cư Khmer, thị trấn Cờ Đỏ

toàn khu

 

385.000

6

Khu hành chính huyện Cờ Đỏ (trừ phần tiếp giáp đường Hà Huy Giáp)

Toàn khu

 

1.540.000

7

Khu tái định ấp Thới Hòa B, thị trấn Cờ Đỏ

Đường số 01, Đường số 03, Đường số 04

1.330.000

Đường số 07, Đường số 02

1.260.000

Đường số 05, Đường số 06

1.085.000

8

Lê Đức Thọ (Đường tỉnh 922) (Bên phải tiếp giáp trục đường giao thông; Bên trái tiếp giáp mương lộ Hướng từ huyện Thới Lai đến thị trấn Cờ Đỏ)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Giáp Đông Thắng)

Cầu Kinh Ngang (Cờ Đỏ) (Bên trái)

770.000

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Giáp Đông Thắng)

Cầu Kinh Ngang (Cờ Đỏ) (Bên phải)

1.155.000

Cầu Kinh Ngang

Ngã ba giao lộ Đường Lê Đức Thọ – Hà Huy Giáp

2.695.000

9

Nguyễn Văn Nhung (Đường tỉnh 921)

Cầu Năm Châu

Cầu Kinh Bốn Tổng (thâm hậu tới sông Xáng Thốt Nốt)

1.540.000

Cầu Kinh Bốn Tổng

Hà Huy Giáp (thâm hậu tới sông Xáng Thốt Nốt)

1.925.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

1

Đường Nông trường Cờ Đỏ (Trục đường vào Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ) (Hai bên)

Đường tỉnh 919

Kinh Số 1

630.000

Kinh Số 1

Kinh Số 4

462.000

Kinh Số 4

Kinh ranh

315.000

2

Đường ô tô đến trung tâm xã Thới Hưng

Đường tỉnh 922

Cầu kinh Ấp 3

630.000

Cầu kinh Ấp 3

Kinh 200 (Giáp ranh phường Long Hưng, Quận Ô Môn)

770.000

3

Đường ô tô đến trung tâm xã Thới Xuân

Đường tỉnh 919

cầu Kinh Lồng Ống (Hai bên)

770.000

cầu Kinh Lồng Ống

cầu Kinh Lò Thiêu (Hai bên)

462.000

cầu Kinh Lò Thiêu

cầu Số 4 (Sông Xáng Thốt Nốt) (bên trái)

385.000

4

Đường ô tô đến Trung tâm xã Trung Thạnh

Cầu Bắc Đuông (Trừ Khu dân cư Bắc Đuông, xã Trung Thạnh)

Giáp ranh Cụm DCVL xã Trung Thạnh

630.000

5

Đường Sĩ Cuông

Đoạn qua huyện Cờ Đỏ

 

385.000

6

Đường số 12 vào Trường Mầm non Trung Hưng 1

Cụm dân cư vượt lũ xã Trung Hưng

rạch Ngã Tư

630.000

7

Đường số 14 vào Trường Tiểu học Trung An 1

Đường tỉnh 921

Trường Tiểu học Trung An 1

1.155.000

8

Đường Thị trấn Cờ Đỏ – xã Thới Đông

Ranh xã Thới Xuân – xã Thới Đông

Giáp ranh khu DCVL xã Thới Đông

462.000

Ranh khu DCVL xã Thới Đông (Trừ cụm CDVL)

Kênh Ranh

700.000

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thới Xuân)

Giáp ranh xã Thới Đông

462.000

9

Đường tỉnh 919 (Bốn Tổng – Một Ngàn)

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Xã Thạnh Phú)

Ranh huyện Vĩnh Thạnh (Cầu Sáu Bọng)

1.155.000

Cầu Đường Tắt

Giáp ranh huyện Thới Lai

1.155.000

10

Đường tỉnh 921 (xã Thạnh Phú)

Ranh xã Trung Hưng

Cầu Huyện Chơn

462.000

Cầu Huyện Chơn

cầu Hội Đồng Khương (trừ Cụm dân cư vượt lũ)

595.000

Cầu Hội đồng Khương

Cầu Năm Châu (Giáp ranh Thị trấn Cờ Đỏ)

462.000

11

Đường tỉnh 921 (xã Trung An)

Cầu Vạn Lịch

Cầu Trà Ếch

1.155.000

Khu vực chợ Trung An giới hạn từ Cầu Trà Ếch

Cống Chùa thâm hậu đến hết mương cũ (130m)

1.330.000

Cống Chùa

Rạch Xẻo Xây Lớn

770.000

12

Đường tỉnh 921 (xã Trung Hưng)

Cầu Xẻo Xây lớn

Cầu Cái He

945.000

Cầu Cái He

Cầu Ngã Tư (chợ xã) (Trừ cụm CDVL)

1.155.000

Cầu Ngã Tư

Ranh xã Thạnh Phú

462.000

13

Đường tỉnh 922 (Bên phải tiếp giáp trục đường giao thông Bên trái tiếp giáp mương lộ Hướng từ ranh huyện Thới Lai đến thị trấn Cờ Đỏ)

Ranh xã Xuân Thắng

Ranh Cụm DCVL xã Đông Hiệp (Bên trái)

385.000

Ranh xã Xuân Thắng

Ranh Cụm DCVL xã Đông Hiệp (Bên phải)

539.000

Ranh cụm DCVL xã Đông Hiệp (Trừ cụm CDVL)

Hết ranh Trường THCS Đông Hiệp (Bên trái)

462.000

Ranh cụm DCVL xã Đông Hiệp (Trừ cụm CDVL)

Hết ranh Trường THCS Đông Hiệp (Bên phải)

700.000

Ranh trường THCS Đông Hiệp

Ranh xã Đông Thắng (Bên trái)

385.000

Ranh trường THCS Đông Hiệp

Ranh xã Đông Thắng (Bên phải)

539.000

Ranh xã Đông Thắng

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Bên trái)

462.000

Ranh xã Đông Thắng

Ranh thị trấn Cờ Đỏ (Bên phải)

770.000

14

Đường vào Trường Mẫu giáo Đông Hiệp

Đường tỉnh 922

Trường Mẫu giáo Đông Hiệp

385.000

15

Đường vào Trường Tiểu học Đông Thắng

Đường tỉnh 922

Trường Tiểu học Đông Thắng

462.000

16

Khu chợ Đông Hiệp

toàn khu

 

770.000

17

Khu dân cư Bắc Đuông (xã Trung Thạnh)

Toàn khu

 

1.120.000

18

Cụm dân cư vượt lũ xã Đông Hiệp

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 922

700.000

Trục chính (xung quanh nhà lồng chợ Đông Hiệp)

639.000

Trục phụ (từ Đường tỉnh 922 – cầu Kinh Đứng)

462.000

Các trục còn lại

 

385.000

19

Cụm dân cư vượt lũ Xã Thạnh Phú

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

770.000

Các lô nền còn lại

 

462.000

20

Cụm dân cư vượt lũ xã Thới Đông

Các lô nền tiếp giáp đường Cờ Đỏ – xã Thới Đông

700.000

Trục chính (hai bên nhà lồng chợ)

539.000

Các trục còn lại

 

385.000

21

Cụm dân cư vượt lũ Xã Trung Hưng

Các lô nền xung quanh chợ Trung Hưng

1.540.000

Các lô nền tiếp giáp Đường tỉnh 921

1.155.000

Các lô nền còn lại

 

630.000

Toàn cụm Ba Đá – Trung Hưng (Toàn cụm)

385.000

22

Cụm dân cư vượt lũ Xã Trung Thạnh

Các lô nền tiếp giáp trục chính cặp sông Thốt Nốt và trục đường từ cầu Lấp Vò đến trục đường số 2 KDCVL

539.000

Các lô nền còn lại

 

385.000

               

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

280.000

– Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Cờ Đỏ.

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

280.000

Khu vực 2

210.000

Khu vực 1: áp dụng cho xã Trung An.

Khu vực 2: áp dụng cho các xã: Trung Thạnh, Đông Hiệp, Thới Hưng, Thới

Đông, Thạnh Phú, Trung Hưng, Thới Xuân và Đông Thắng.

 

PHỤ LỤC V.9

BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ HUYỆN VĨNH THẠNH
(Kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư

Đơn vị tính: đồng/m2

ĐOẠN ĐƯỜNG

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thịa) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thônb) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐOẠN ĐƯỜNG

GIÁ ĐẤT

TỪ

ĐẾN

 

1

2

3

4

5

 

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị

 

1

Đường Kênh Thầy Ký (Bờ phía đông)

Sau thâm hậu 50m Quốc lộ 80

Cầu Bờ Bao

315.000

2

Đường Kinh E

Bờ kinh Cái Sắn

Kinh 600 (giáp ranh xã Thạnh An)

315.000

3

Phù Đổng Thiên Vương (Đường tỉnh 919)

Sau thâm hậu Quốc lộ 80

Cầu Láng Chim

1.540.000

4

Quốc lộ 80 – thị trấn Thạnh An

Cống Số 15,5

Cống Sao Mai

945.000

Cống Sao Mai

Cầu Thầy Ký

2.310.000

Cầu Thầy Ký

Cống Số 18

945.000

Cống Số 18

Bến xe Kinh B

1.155.000

Bến xe kinh B

Kinh B (ranh Kiên Giang)

2.240.000

5

Quốc lộ 80 – thị trấn Vĩnh Thạnh

Cống Số 9,5

Cống Lý Chiêu

770.000

Cầu Lý Chiêu

Cầu Bốn Tổng (Trung tâm huyện)

1.925.000

Cầu Bốn Tổng

Cống Thầy Pháp (Trung tâm huyện)

1.925.000

Cống Thầy Pháp

Cống Nhà Thờ

1.925.000

6

Trung tâm hành chính huyện Vĩnh Thạnh

Toàn bộ các tuyến đường số: 34, 41, 43, 47, 53, 8, 7

 

1.540.000

Tuyến đường Số 11 (từ đường Số 41 đến đường Số 55)

 

1.540.000

7

Khu tái định cư Trung tâm Thương mại và Dân cư Thương mại huyện Vĩnh Thạnh

Toàn bộ các tuyến đường số: 38, 40

 

630.000

Tuyến đường Số 6 (từ đường Số 37 đến đường Số 40)

 

630.000

Tuyến đường Số 8 (từ đường Số 37 đến đường Số 40)

 

630.000

Tuyến đường số 37 (từ đường Số 6 đến đường Số 8)

 

630.000

8

Khu tái định cư và dân cư hành chính huyện Vĩnh Thạnh

Các lô nền tiếp giáp đường nội bộ song song với đường Phù Đổng Thiên Vương

 

1.540.000

Các lô nền còn lại

 

630.000

9

Cụm dân cư vượt lũ – thị trấn Thạnh An

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

385.000

10

Cụm dân cư vượt lũ – thị trấn Vĩnh Thạnh

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

1.960.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

385.000

11

Trung tâm Thương mại và Dân cư thương mại huyện Vĩnh Thạnh

Vị trí lô nền cặp đường nội bộ song song đường Phù Đổng Thiên Vương

 

1.540.000

 

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

 

1

Chợ Láng Sen và Dân cư nông thôn xã Thạnh Quới

Đường số 03 và các lô nền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

945.000

Toàn bộ các tuyến đường số 01, 02, 04, 05, 06, 07, 08

 

630.000

2

Đường Bờ Tràm

Kênh Thắng Lợi 1

Kênh Bốn Tổng

245.000

3

Đường Kinh E

Kinh 600 (giáp ranh thị trấn Thạnh An)

Trụ sở UBND xã Thạnh An và giáp ranh xã Thạnh Thắng

245.000

Ranh xã Thạnh An

Trụ sở UBND xã Thạnh Thắng

245.000

đoạn thuộc xã Thạnh Lợi

 

245.000

4

Đường ô tô vào Trung tâm xã Thạnh Lộc (T7)

Sau thâm hậu 50m Quốc lộ 80

Đường Bờ Tràm

245.000

5

Đường ô tô vào Trung tâm xã Vĩnh Bình (T3)

Giáp Cụm dân cư vượt lũ – xã Vĩnh Trinh

Kênh Thắng Lợi 1

245.000

6

Đường Sĩ Cuông

Ranh huyện Cờ Đỏ

Kênh Bà Chiêu

245.000

7

Đường số 12 (Trung tâm hành chính xã Thạnh Quới)

Sau thâm hậu Quốc lộ 80

Kênh Hậu

630.000

8

Đường Thới Thuận – Thạnh Lộc (đường WB5)

Ranh quận Thốt Nốt

đường ô tô vào Trung tâm xã Vĩnh Bình

315.000

9

Đường tỉnh 919 (Bốn Tổng – Một Ngàn) – Xã Thạnh Quới

Cầu Láng Chim

Ranh huyện Cờ Đỏ

462.000

10

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Mỹ

Ranh tỉnh An Giang

Cống Số 7,5

700.000

Cống Số 7,5

Cống Số 8

462.000

Cống Số 8

Cống Số 9 (trừ cụm Dân cư vượt lũ và Khu dân cư chợ số 8)

462.000

Cống Số 9

Cống Số 9,5

462.000

11

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Quới

Cống Nhà Thờ

Cầu Láng Sen

945.000

Cầu Láng Sen

Cống Số 12

665.000

12

Quốc lộ 80 – xã Thạnh Tiến

Cống Số 12

Cống Số 15,5

385.000

13

Quốc lộ 80 – xã Vĩnh Trinh

Cầu Số 1

Cầu Số 2 (khu vực chợ xã)

945.000

Cầu Số 2

Cầu Số 3

770.000

Cầu Số 3

Cầu Số 5 (trừ cụm Dân cư vượt lũ)

630.000

Cầu Số 5

Ranh tỉnh An Giang

700.000

14

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Ranh quận Thốt Nốt

Cầu Rạch Ngã Chùa

630.000

Cầu Rạch Ngã Chùa

Giáp ranh tỉnh Kiên Giang

462.000

15

Tuyến đường nối Quốc lộ 80 đến Lộ tẻ – Rạch Sỏi

Ranh quận Thốt Nốt

Tuyến đường Lộ tẻ – Rạch Sỏi

630.000

16

Khu Dân cư chợ Số 8

Các lô nền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

630.000

Các lô nền tiếp giáp các đường nội bộ

 

245.000

17

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh An

Toàn cụm

 

245.000

18

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Lộc

Toàn cụm

 

245.000

19

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Lộc (Sáu Bọng)

Toàn cụm

 

245.000

20

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Mỹ (số 8)

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

630.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

245.000

21

Cụm dân cư vượt lũ – xã Thạnh Thắng

Toàn cụm

 

245.000

22

Cụm dân cư vượt lũ – xã Vĩnh Trinh

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp Quốc lộ 80

 

630.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

245.000

23

Cụm dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ (mở rộng) xã Thạnh Quới

Vị trí lô nền có mặt tiền tiếp giáp đường nội bộ cặp Quốc lộ 80

 

945.000

Vị trí lô nền tiếp giáp các đường nội bộ trong cụm dân cư vượt lũ

 

315.000

               

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ còn lại: Được xác định là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không tiếp giáp các tuyến đường, trục đường giao thông và trong các khu thương mại, khu dân cư, khu tái định cư đã được quy định trên.

a) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 1

280.000

Khu vực 1: Áp dụng cho thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An.

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn còn lại

Đơn vị tính: đồng/m2

Khu vực

Giá đất

Khu vực 2

210.000

Khu vực 2: Áp dụng cho các xã: Vĩnh Trinh, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh Tiến, Thạnh Lộc, Vĩnh Bình, Thạnh An, Thạnh Thắng và Thạnh Lợi.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/bang-gia-dat-can-tho-giai-doan-20202024/feed/ 0
Thủ tục chuyển hình thức sử dụng đất? https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-chuyen-hinh-thuc-su-dung-dat/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-chuyen-hinh-thuc-su-dung-dat/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:27:52 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dat-dai/page-dat-dai-thu-tuc-chuyen-hinh-thuc-su-dung-dat.html

Thủ tục chuyển hình thức sử dụng đất?

1. Đối tượng thực hiện

– Hộ gia đình, cá nhân.

– Tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Yêu cầu và điều kiện

Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng, không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án (Điều 188 Luật Đất đai 2013).

3. Hồ sơ 

Hồ sơ đất đai: Khoản 7, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Hợp đồng thuê đất đã lập;

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; chứng từ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính:

– Tờ khai Lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01/LPTB ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (bản chính).

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (nếu có).

– Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ trường hợp bên chuyển nhượng là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản) theo quy định của pháp luật về thuế (bản chính, nếu có).

– Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được miễn, giảm các Khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai (bản chính) và bản sao các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định của pháp luật (bản sao, nếu có).

– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (bản sao, nếu có).

– Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật (bản sao) hoặc Hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản theo quy định của pháp luật (bản sao) hoặc Hợp đồng (hoặc các giấy tờ) thừa kế bất động sản (bản sao); Hóa đơn giá trị gia tăng đối với trường hợp tổ chức chuyển nhượng bất động sản (bản sao).

4. Trình tự thực hiện

Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ

– Hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là người sử dụng đất) chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

– Tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là người sử dụng đất) chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết: Trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu và buổi sáng thứ bảy.

Bước 2. Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ và cấp Biên nhận cho người nộp hồ sơ, biên nhận phải ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định; Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận giải thích, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ phải bằng văn bản, trong thời hạn quy định và chỉ thực hiện không quá một (01) lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ (26 ngày)

Đối với hộ gia đình, cá nhân:

– Tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (không quá 21 ngày)

+ Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

+ Gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng về trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép;

+ Lập Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai gửi đến cơ quan thuế và cơ quan tài chính (trong trường hợp có khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật); Cung cấp thông tin và hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan tài chính đối với trường hợp hồ sơ không đủ thông tin hoặc có sai sót để xác định nghĩa vụ tài chính, xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật; In Thông báo nghĩa vụ tài chính do cơ quan thuế phát hành và chuyển cho người sử dụng đất;

+ Xác nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

+ Cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chỉnh, cơ sở dữ liệu đất đai;

– Tại Cơ quan thuế và Cơ quan tài chính (không quá 05 ngày):

+ Kiểm tra hồ sơ do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến; đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định hoặc bổ sung thông tin trong trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính;

+ Tiếp nhận thông tin về các Khoản người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp do cơ quan tài chính chuyển đến (nếu có, thời hạn thực hiện của cơ quan tài chính là không quá 03 ngày).

+ Xác định nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí liên quan đến quản lý, sử dụng đất;

+ Phát hành Thông báo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và hướng dẫn người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nộp theo quy định pháp luật, gửi đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để chuyển cho người sử dụng đất.

Đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

– Tại Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố (không quá 21 ngày):

+ Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

+ Gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng về trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép (thời hạn trả lời phiếu lấy ý kiến không quá 02 ngày);

+ Lập Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai gửi đến cơ quan thuế và cơ quan tài chính (trong trường hợp có khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật); Cung cấp thông tin và hồ sơ bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan tài chính đối với trường hợp hồ sơ không đủ thông tin hoặc có sai sót để xác định nghĩa vụ tài chính, xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định pháp luật; In Thông báo nghĩa vụ tài chính do cơ quan thuế phát hành và chuyển cho người sử dụng đất;

+ Xác nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

+ Cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chỉnh, cơ sở dữ liệu đất đai;

– Tại Cơ quan thuế và Cơ quan tài chính (không quá 05 ngày):

+ Kiểm tra hồ sơ do Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố chuyển đến; đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố xác định hoặc bổ sung thông tin trong trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính;

+ Tiếp nhận thông tin về các Khoản người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp do cơ quan tài chính chuyển đến (nếu có + thời hạn thực hiện của cơ quan tài chính là không quá 03 ngày).

+ Xác định nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí liên quan đến quản lý, sử dụng đất;

+Phát hành Thông báo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và hướng dẫn người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nộp theo quy định pháp luật, gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố để chuyển cho người sử dụng đất.

Bước 4: Trả kết quả giải quyết (01 ngày)

Người sử dụng đất căn cứ ngày hẹn trong Biên nhận liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố, nộp chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) và nhận kết quả.

5. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện 

Đối với hộ gia đình, cá nhân:

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

– Cơ quan phối hợp: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính.

Đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai thành phố.

– Cơ quan phối hợp: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn giải quyết không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-chuyen-hinh-thuc-su-dung-dat/feed/ 0
Khi nào tố cáo sai sự thật bị quy tội Vu khống? https://luatsumaithikimsa.com/khi-nao-to-cao-sai-su-that-bi-quy-toi-vu-khong/ https://luatsumaithikimsa.com/khi-nao-to-cao-sai-su-that-bi-quy-toi-vu-khong/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:18:54 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-tin-tuc/page-tin-tuc-khi-nao-to-cao-sai-su-that-bi-quy-toi-vu-khong.html

Khi nào tố cáo sai sự thật bị quy tội Vu khống?

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo 2018). Tuy nhiên bên cạnh việc tố cáo những hành vi thực tế gây thiệt hại đến quyền lợi ích của công dân, thì đối với việc tố cáo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào? 

Luật sư tư vấn

Khoản 10 điều 8 Luật Tố cáo năm 2018 nghiêm cấm hành vi cố ý tố cáo sai sự thật.

Theo điểm b khoản 1 điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), ai bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống.

Khung hình phạt thấp nhất đối với tội danh này là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp tố cáo sai sự thật (không phải do lỗi cố ý) vì chưa nắm rõ thông tin về vấn đề tố cáo thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ ai cố ý bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống.

Do đó, trước khi quyết định tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức nào đó, người tố cáo cần phải tìm hiểu kỹ thông tin; việc chưa nắm rõ dễ dẫn đến rủi ro pháp lý về sau.

Theo khoản 2 điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, người tố cáo có các nghĩa vụ sau:

– Cung cấp thông tin cá nhân quy định.

– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

– Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu.

– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/khi-nao-to-cao-sai-su-that-bi-quy-toi-vu-khong/feed/ 0
Người lao động tự ý nghỉ việc và làm giả giấy tờ BHXH, công ty có được sa thải không? https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-tu-y-nghi-viec-va-lam-gia-giay-to-bhxh-cong-ty-co-duoc-sa-thai-khong/ https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-tu-y-nghi-viec-va-lam-gia-giay-to-bhxh-cong-ty-co-duoc-sa-thai-khong/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:17:01 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-lao-dong/page-lao-dong-nguoi-lao-dong-tu-y-nghi-viec-va-lam-gia-giay-to-bhxh-cong-ty-co-duoc-sa-thai-khong.html

Người lao động tự ý nghỉ việc và làm giả giấy tờ BHXH, công ty có được sa thải không?

Câu hỏi: Nhân viên của công ty tôi trong tháng vừa rồi đã tự ý nghỉ việc 3 ngày mà không thông báo với công ty, đến khi quay trở lại thì nộp đơn nghỉ việc kèm “giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội”. Tuy nhiên khi công ty tôi gửi giấy yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội của nhân viên này đến trung tâm bảo hiểm xã hội thì họ nói giấy này là giả. Vậy luật sư cho tôi hỏi, việc nhân viên này tự ý nghỉ việc và làm giả giấy tờ như trên thì có bị sa thải không?

Trả lời:Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Về việc xử lý kỷ luật sa thải.

Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, TH này vì NLĐ chỉ mới nghỉ việc 4 ngày nên chưa thể sa thải họ. Đối chiếu căn cứ tại Khoản 1 Điều này để sa thải thì công ty cần chứng minh được hành vi sử dụng giấy tờ giả của NLĐ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của công ty. Tuy nhiên, điều này rất khó chứng minh nên việc sa thải ở đây là rất khó thực hiện được.

Do đó, công ty bạn cần cân nhắc kỹ, ngoài ra lưu ý thêm là không thể sa thải ngay mà việc xử lý kỷ luật cũng phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Bạn xem thêm: Điều 123 Bộ luật Lao động 2012, Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Về hành vi của nhân viên này công ty cần có phương án xử lý khác:

1. Theo Điều 125 Bộ luật này thì ngoài hình thức kỷ luật sa thải, công ty bạn còn có thể áp dụng kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức. Bạn cần lưu ý là chỉ khi nội quy lao động của công ty có quy định về hành vi trên thì mới được áp dụng kỷ luật các hình thức này (Điều 118).

2. Công ty bạn có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu chứng minh được người này thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động (Khoản 1 Điều 38).

Lưu ý: Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).

3. Là hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

TH công ty không lựa chọn được phương án xử lý nào khác thì có thể đưa họ vào diện kiểm soát đặc biệt, kiểm tra giờ giấc làm việc, chất lượng công việc… Để từ đó có căn cứ xử lý phù hợp.


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-tu-y-nghi-viec-va-lam-gia-giay-to-bhxh-cong-ty-co-duoc-sa-thai-khong/feed/ 0
Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu? https://luatsumaithikimsa.com/bao-nhieu-tuoi-thi-duoc-nghi-huu/ https://luatsumaithikimsa.com/bao-nhieu-tuoi-thi-duoc-nghi-huu/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:16:59 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-lao-dong/page-lao-dong-bao-nhieu-tuoi-thi-duoc-nghi-huu.html

Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu?

Hiện nay, độ tuổi nghỉ hưu ngày càng tăng cao để phù hợp với chiều hướng phát triển của xã hội. Theo quy định của pháp luật, độ tuổi nghỉ hưu như sau:

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Với lộ trình được điều chỉnh như sau:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

 

 

2029

58 tuổi

 

 

2030

58 tuổi 4 tháng

 

 

2031

58 tuổi 8 tháng

 

 

2032

59 tuổi

 

 

2033

59 tuổi 4 tháng

 

 

2034

59 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

 

Bên cạnh đó, Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ 2019 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP cũng quy định về độ tuổi nghỉ hưu sớm và muộn hơn trong điều kiện lao động bình thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Điều 5. Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

2. Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

 

 

2029

53 tuổi

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

 

 

2032

54 tuổi

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 6. Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

1. Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, từ năm 2023, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 9 tháng và đối với lao động nữ là 56 tuổi.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/bao-nhieu-tuoi-thi-duoc-nghi-huu/feed/ 0
Người lao động có bị cắt giảm tiền lương khi công ty gặp khó khăn về kinh tế? https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-co-bi-cat-giam-tien-luong-khi-cong-ty-gap-kho-khan-ve-kinh-te/ https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-co-bi-cat-giam-tien-luong-khi-cong-ty-gap-kho-khan-ve-kinh-te/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:16:55 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-lao-dong/page-lao-dong-nguoi-lao-dong-co-bi-cat-giam-tien-luong-khi-cong-ty-gap-kho-khan-ve-kinh-te.html

Người lao động có bị cắt giảm tiền lương khi công ty gặp khó khăn về kinh tế?

1. Việc cắt giảm tiền lương của công ty không được quy định trong hợp đồng lao động đã ký

Trong trường hợp công ty bạn đang gặp khó khăn về kinh tế hay vì lý do khó khăn nào khác của công ty và phải cắt giảm tiền lương của nhân viên, việc này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự thỏa thuận và đồng ý của người lao động theo quy tại:

Khoản 1, Điều 35 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động:

 “1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”

(Ảnh minh họa)

Theo đó: – Nếu người lao động (NLĐ) đồng ý việc thay đổi khoản lương thì phía công ty và người lao động sẽ ký kết phụ lục lao động trong đó có nêu rõ việc thay đổi tiền lương mà người lao động được nhận; hoặc hai bên sẽ ký kết hợp đồng lao động mới.

– Nếu như người lao động không đồng ý thì công ty không có quyền tự ý cắt giảm tiền lương mà vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.  Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể nhờ cán bộ Công đoàn cơ sở gặp người có thẩm quyền ở công ty để thương lượng về vấn đề giảm lương của người lao động.

– Trường hợp người lao động không đồng ý yêu cầu giảm lương của công ty thì có thể làm đơn yêu cần tới Phòng Lao động – thương binh và xã hội để hòa giải. Nếu vẫn không giải quyết được vấn đề thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi mà công ty có trụ sở.

2. Công ty muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trong trường hợp người lao động không đồng ý việc cắt giảm lương của công ty, việc công ty muốn chấm dứt hợp đồng lao động với gười lao động là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trường hợp này pháp luật lao động có quy định như sau:

Căn cứ vào Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, như sau:

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”

(Ảnh minh họa)

Đối chiếu với trường hợp người lao động không chấp nhận thỏa thuận cắt giảm lương thì không thuộc trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, nếu dựa vào lý do đó, công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là trái với quy định của pháp luật, ho dù công ty có tuân thủ nghĩa vụ báo trước khi chấm dứt HĐLĐ.

3. Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì như thế nào?

Người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012:

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.”

Trong HĐLĐ có quy định về  Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nếu như HĐLĐ có quy định về việc cắt giảm lương của người lao động khi công ty có thua lỗ hoặc kinh tế khó khắn, quy định mức cắt giảm lương trong trường hợp này khi ký kết HĐLĐ mà NLĐ đồng ý thì khi xảy ra sự kiện quy định trong HĐLĐ thì NSDLĐ có quyền cắt giảm lương theo định mức đã quy định. Hoặc có thể quy định điều khoản: “Khi sản xuất kinh doanh giảm, không có việc làm thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận lại lương”,…

Tuy nhiên, Người sử dụng lao động rất có thể lấy lí do kinh tế mà cho NLĐ thôi việc. Trường hợp này, NSDLĐ sẽ chỉ phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động nếu như không xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động 2012. (Khoản 2 Điều 44 Bộ luật lao động 2012, Khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).

 


Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình và để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật trong trường hợp này, bạn cần phải tham khảo các quy định của Bộ luật Lao động hoặc hỏi ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư Mai Thị Kim Sa để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-co-bi-cat-giam-tien-luong-khi-cong-ty-gap-kho-khan-ve-kinh-te/feed/ 0
NGHỊ QUYẾT SỐ 116/NQ-CP, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. https://luatsumaithikimsa.com/nghi-quyet-so-116nqcp-chinh-sach-ho-tro-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-lao-dong-bi-anh-huong-boi-dai-dich-covid19-tu-quy-bao-hiem-that-nghiep/ https://luatsumaithikimsa.com/nghi-quyet-so-116nqcp-chinh-sach-ho-tro-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-lao-dong-bi-anh-huong-boi-dai-dich-covid19-tu-quy-bao-hiem-that-nghiep/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:16:51 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-lao-dong/page-lao-dong-nghi-quyet-so-116nqcp-chinh-sach-ho-tro-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-lao-dong-bi-anh-huong-boi-dai-dich-covid19-tu-quy-bao-hiem-that-nghiep.html

NGHỊ QUYẾT SỐ 116/NQ-CP, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TỪ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.

 

1/ Đối với người lao động: Hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

a) Đối tượng lao động được hỗ trợ:

– Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

– Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

b) Mức hỗ trợ:

Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

c) Nguồn kinh phí: khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.

d) Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.

2. Đối với người sử dụng lao động: Hỗ trợ theo hình thức giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Cụ thể:

a) Đối tượng áp dụng:

Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.

b) Mức giảm đóng:

Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

c) Thời gian thực hiện giảm mức đóng:

12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

 

*** Các biểu mẫu thực hiện thủ tục nhận hỗ trợ ***

1/ Mẫu số 01: Danh sách người lao động có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021;

2/ Mẫu số 02: Danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ đề nghị hỗ trợ theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ;

3/ Mẫu số 03: Danh sách người lao động đề nghị điều chỉnh thông tin hưởng hỗ trợ theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg;

4/ Mẫu số 04: Đề nghị hỗ trợ của người lao động. 

 

**** Thủ tục nhận hỗ trợ ***

– Cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 01, gửi người sử dụng lao động. Chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 10 năm 2021, cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả người sử dụng lao động và công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi đến, người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có); lập và gửi danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ và người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ theo Mẫu số 02 đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động lập danh sách thông tin của người lao động cần điều chỉnh theo Mẫu số 03 (nếu có), gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định pháp luật, chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 11 năm 2021.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đúng, đủ thông tin và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin do người sử dụng lao động gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

** Đối với người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp**

– Người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi người lao động có nhu cầu nhận hỗ trợ theo Mẫu số 04, Thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 12 năm 2021.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/nghi-quyet-so-116nqcp-chinh-sach-ho-tro-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-lao-dong-bi-anh-huong-boi-dai-dich-covid19-tu-quy-bao-hiem-that-nghiep/feed/ 0
Người lao động bị sa thải có được hưởng các chế độ bảo hiểm của công ty không? https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-bi-sa-thai-co-duoc-huong-cac-che-do-bao-hiem-cua-cong-ty-khong/ https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-bi-sa-thai-co-duoc-huong-cac-che-do-bao-hiem-cua-cong-ty-khong/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:16:49 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-lao-dong/page-lao-dong-nguoi-lao-dong-bi-sa-thai-co-duoc-huong-cac-che-do-bao-hiem-cua-cong-ty-khong.html

Người lao động bị sa thải có được hưởng các chế độ bảo hiểm của công ty không?

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật;

– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng, bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải được giải quyết các chế độ sau đây:

1. Trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

xem nội dung chi tiết tại Điều 49 Luật Việc làm 2013

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể xác định người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

2. Nhận lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động theo quyết định sa thải có hiệu lực thì công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà công ty đã giữ lại của người lao động bị sa thải.

3. Được thanh toán bằng tiền những ngày phép năm chưa nghỉ

Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người lao động bị sa thải mà trước đó chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được công ty thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ theo quy định của pháp luật.

4. Nhận bảo hiểm xã hội một lần

Theo quy định tại Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của cảu pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người lao động bị sa thải, mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động theo quyết định sa thải có hiệu lực mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu có yêu cầu.


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/nguoi-lao-dong-bi-sa-thai-co-duoc-huong-cac-che-do-bao-hiem-cua-cong-ty-khong/feed/ 0
Những điều cần biết về hợp đồng lao động? https://luatsumaithikimsa.com/nhung-dieu-can-biet-ve-hop-dong-lao-dong/ https://luatsumaithikimsa.com/nhung-dieu-can-biet-ve-hop-dong-lao-dong/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:16:46 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-lao-dong/page-lao-dong-nhung-dieu-can-biet-ve-hop-dong-lao-dong.html

Những điều cần biết về hợp đồng lao động?

Theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2012, Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Phạm vi của HĐLĐ

HĐLĐ với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy định, phạm vi đối tượng của HĐLĐ được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:

– Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ HĐLĐ nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm)

– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;

– Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;

– Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;

– Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;

– Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;

– Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.


Chủ thể của hợp đồng lao động

Chủ thể của HĐLĐ gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng. Cụ thể:

+ Đối với người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam: Điều 169 BLLĐ

+ Đối với người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Điều 168 BLLĐ

Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật quy định ngoại lệ về điều kiện chủ thể của HĐLĐ, ví dụ: sử dụng lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép; không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi,.. làm những công việc mà pháp luật cấm.

Đối với người lao động, việc giao kết HĐLĐ mang tính trực tiếp, không được ủy quyền ( trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 BLLĐ Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) Đối với người sử dụng lao động, họ có thể ủy quyền cho người khác kí kết HĐLĐ, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân.


Hình thức của hợp đồng lao động

HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

HĐLĐ bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:

– HĐLĐ không xác định thời hạn

– HĐLĐ xác định thời hạn từ ba tháng trở lên

– HĐLĐ với người giúp việc gia đình (Điều 180 BLLĐ)

– HĐLĐ với nhân viên phục vụ làm thuê cho cơ sở kinh doanh Karaoke ( Khoản 6 Điều 32 Nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng)

HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết HĐLĐ. HĐLĐ bằng lời nói được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ: hành vi làm việc của người lao động; hành vi bố trí công việc, trả lương của người sử dụng lao động.


Nội dung của hợp đồng lao động

HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.


Thời hạn của hợp đồng lao động

Trong các nội dung của HĐLĐ thì thời hạn của hợp đồng được pháp luật lao động quy định cụ thể và thực tế, đây cũng là vấn đề được các bên quan tâm. Thời hạn của HĐLĐ là khoảng thời gian có hiệu lực của HĐLĐ. Thời hạn của HĐLĐ bao gồm:

– HĐLĐ không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng này thường được áp dụng với công việc thường xuyên, lâu dài. Pháp luật quy định đối với loại hợp đồng này, người lao động có quyền chấm dứt không cần lí do.

– HĐLĐ xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Ngoài ra, BLLĐ còn quy định “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.”

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động vì đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì chế độ, quyền lợi cũng như vấn đề việc làm của người lao động được đảm bảo và ổn định hơn, tuy nhiên trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động và xã hội cũng cao hơn so với loại HĐLĐ dưới một năm ( về đảm bảo việc làm, đào tạo, bảo hiểm xã hội,..)

Khi HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng. hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì HĐLĐ có thời hạn 12 tháng đến 36 tháng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn dưới 12 đã giao kết trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/nhung-dieu-can-biet-ve-hop-dong-lao-dong/feed/ 0
Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. https://luatsumaithikimsa.com/quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan/ https://luatsumaithikimsa.com/quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:21 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan.html

Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Để xây dựng nền tảng hôn nhân bền vững, ngoài việc hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thì việc tạo lập tài sản của vợ chồng là một trong những điều kiện để duy trì cuộc sống gia đình. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 

Tình huống và giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tình huống: Năm 2009, tôi và vợ tôi kết hôn với nhau, sau đó cha tôi mất có để lại thừa kế cho tôi một căn nhà. Nay vì để kinh doanh làm ăn nên tôi quyết định bán căn nhà này để đầu tư kinh doanh, tuy nhiên vợ tôi không đồng ý. Vợ tôi cho rằng đây là căn nhà do cha tôi cho hai vợ chồng và là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cho nên tôi muốn bán phải được sự đồng ý của vợ tôi thì mới được. Luật sư cho tôi hỏi cha tôi để lại thừa kế cho tôi trong thời kỳ hôn nhân thì căn nhà trên là tài sản riêng của tôi hay là tài sản chung của vợ chồng tôi? Và chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo như tình huống bạn cung cấp, tôi xin được hướng dẫn như sau: 

Đầu tiên cần xác định được đây là tài sản do cha bạn để lại riêng cho bạn hay cho cả hai vợ chồng. Muốn xác định được bạn phải căn cứ vào các tài liệu giấy tờ như di chúc đứng tên người được hưởng di sản là ai (riêng bạn hoặc cả hai vợ chồng). Sau đó đăng ký cho ai là người đứng tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu?

Theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014: căn cứ xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng: 

“Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”.

“Điều 43: Tài sản riêng của vợ chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”.

Do đó có hai trường hợp: 

Trường hợp 1:Đây là tài sản riêng của bạn.

Căn cứ theoKhoản 1 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.

Căn cứ vào quy định trên, nếu di chúc và giấy quyền sở hữu căn nhà mà bạn được thừa kế từ cha của bạn ghi tên bạn thì căn nhà đó là tài sản riêng của bạn. Bạn có quyền sử dụng và định đoạt căn nhà đó mà không cần hỏi ý kiến của vợ. Tuy nhiên nếu sau khi nhận căn nhà bạn đã thực hiện thủ tục nhập tài sản riêng là căn nhà của bạn vào tài sản chung của vợ chồng thì đây đã là tài sản chung và bạn phải tuân thủ theo các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp 2: Đây là tài sản chung của hai vợ chồng

TạiĐiều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 

“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Căn nhà là một tài sản chung có giá trị lớn, việc bán căn nhà để lấy vốn làm ăn, theo quy định trên phải được vợ, chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận.

Nhưng nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được thì bạn có thể yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Lưu ý:

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Về quyền chiếm hữu, sử dụng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định.

Như vậy, về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng tài sản chung hoặc bởi vợ chồng mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn độc lập về tài sản…

– Theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi thành Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân  phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây:

+  Lý do chia tài sản;

+  Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

+  Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;

+  Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

+  Các nội dung khác, nếu có.

– Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

 – Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung:

+ Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

+ Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

+ Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

+ Trong trường hợp Toà án cho chia tài sản chung theo quy định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Toà án có hiệu lực pháp luật.

– Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

Như vậy để đầu tư kinh doanh riêng, giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung, lập văn bản có chứng thực. Nếu không thỏa thuận được thì một bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

 


 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan/feed/ 0
Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú ở nhiều nơi như thế nào? https://luatsumaithikimsa.com/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao/ https://luatsumaithikimsa.com/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:18 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao.html

Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú ở nhiều nơi như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4,5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: 

“4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.”.

Theo đó, khi bạn muốn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tuy nhiên từng đăng ký thường trú ở nhiều nơi, thì bạn phải chứng minh được tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn (độc thân, đã kết hôn, từng kết hôn và đã ly hôn,…). Trường hợp bạn không chứng minh được thì có quyền yêu cầu công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của bạn.

Bãi bỏ thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân - Công Ty Luật Miền Tây

(Ảnh minh họa)

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

Theo Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BTP nếu hết thời hạn mà UBND cấp xã được yêu cầu không trả lời kết quả xác minh thì cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình và phải chịu trách nhiệm về việc cam đoan đó.


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017  để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao/feed/ 0
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:15 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con.html

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Xác định thẩm quyền việc đăng ký nhận cha, mẹ, con 

Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 thì: “Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

2. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con 

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con ( Luật hộ tịch 2014)

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

3. Xác minh mối quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của thông tư 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn thi hành một số điều Luật hộ tịch.

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

“1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

“2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

(Ảnh minh họa)

4. Xác định mối quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp xảy ra tranh chấp

Trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con xảy ra tranh chấp, một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc xác định cha, mẹ, con với các chứng cứ chứng minh liên quan tại Điều 11 của TT 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn thi hành một số điều Luật hộ tịch nói trên.

Hồ sơ khởi kiện bao gốm:
– Đơn khởi kiện.
– CMND, hộ khẩu nguyên đơn.
– Giấy khai sinh của bé.
– Các giấy tờ chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như nêu trên.
Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi bị đơn cư trú (nếu không có yếu tố nước ngoài).

Trên đây là thủ tục và giấy tờ để thực hiện việc xác nhận cha cho con.

Sau khi xác định cha, mẹ cho con thì cha/mẹ và con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và gia đình (Điều 68 – Điều 77; Điều 107 – Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014) và phát sinh quyền thừa kế giữa cha và con theo quy định của pháp luật về thừa kế được quy định từ Điều 609 – Điều 662 Bộ luật dân sự 2015.

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con/feed/ 0
Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn? https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon/ https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:10 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon.html

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn?

1. Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ Điều 33, khoản 2 và 3 Điều 59, Điều 60, 61, 63, 64 của Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn: Về nguyên tắc, tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi, tuy nhiên pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Bên cạnh đó còn phải xem xét yếu tố lỗi của mỗi bên có vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng mà phân chia di sản.

Vì vậy, các bên phải chứng minh được công sức tạo lập tài sản đến đâu, bên còn lại vi phạm nghĩa vụ như thế nào, để dựa vào những cơ sở đó Tòa án có sự phân chia công bằng, hợp lý; Tài sản của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì sẽ chia theo giá trị; Bên nào được chia tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn thì phải thanh toán phần chênh lệch cho bên còn lại.

2. Tranh chấp về xác định tài sản riêng của vợ chồng

Căn cứ theo Điều 43 của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Bên cạnh đó tài sản riêng khác của vợ chồng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP gồm: Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng”.

Đối với những tài sản mà một bên cho rằng đó là tài sản riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung” .

Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, Luật sư ly hôn, ly hôn nhanh

(Ảnh minh họa)

Lưu ý: Tranh chấp tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, đối với việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn thì tuân theo quy định pháp luật của nước nơi có bất động sản đó (khoản 3 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon/feed/ 0
Kết hôn giả bị xử lý như thế nào? https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao/ https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:07 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao.html

Kết hôn giả bị xử lý như thế nào?

1. Kết hôn giả là gì?

Kết hôn giả hay kết hôn giả tạo là ngụ ý chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn. Thay vì những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu, kết hôn dựa trên sự tự nguyệ, sự kết tinh từ tình yêu… thì thay vào đó là một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân (về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, về cư trú, nhập cảnh…) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị. Trong nhiều trường hợp nó được gọi là hôn nhân giả tạo.

Kết hôn giả nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú. Tuy nhiên, khác ở chỗ, mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt được mục đích.

Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

…”

Chính vì không mang được ý nghĩa của việc kết hôn cho nên các trường hợp kết hôn giả tạo nhằm bất cứ mục đích gì đều bị cấm. Việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định.

2. Kết hôn giả có bị phạt không?

Hôn nhân giả tạo là một trong các hành vi cấm của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và khi có căn cứ vi phạm người kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính. Tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự có nêu rõ như sau:

“…4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác”.

Theo đó, người kết hôn giả tạo để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài… sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao/feed/ 0
Thủ tục ly hôn 2020 và toàn bộ hướng dẫn chi tiết nhất https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:02 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat.html

Thủ tục ly hôn 2020 và toàn bộ hướng dẫn chi tiết nhất

1. Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người

– Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ chồng không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra.

Đáng lưu ý là, chồng không được ly hôn với vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

            

                                                    (Ảnh minh họa)
2. Điều kiện để được yêu cầu ly hôn

Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng có thể chấm dứt nếu hai bên cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên.

Theo đó, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn.

* Điều kiện để ly hôn thuận tình:

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

* Điều kiện để đơn phương ly hôn:

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

3. Chia tài sản sau khi ly hôn thế nào?

Về nguyên tắc, ly hôn là sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Về tài sản sau khi ly hôn cũng tương tự như vậy. Nếu hai bên thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận về tài sản của hai người.

Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, Tòa sẽ giải quyết theo hướng chia đôi nhưng có căn cứ vào các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Quy định về chia tài sản khi ly hôn cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

                                                               (Ảnh minh họa)

4. Vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Một trong những vấn đề quan trọng không kém việc chia tài sản chính là vấn đề giành quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi ly hôn, hai vợ chồng thỏa thuận được về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó.

Ngược lại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Khi đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như: điều kiện kinh tế, tinh thần…

Lưu ý là, khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Ngoài ra, người nào không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

               

                                                (Ảnh minh họa)

5. Hướng dẫn chi tiết thủ tục ly hôn 2020

– Chuẩn bị các loại giấy tờ

Về cơ bản thì các loại giấy tờ dùng trong trường hợp đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.

Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ly hôn này là ở nội dung của đơn ly hôn.

* Nếu đơn phương ly hôn thì sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

* Nếu thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.

                                                       (Ảnh minh họa)

– Nộp đơn ly hôn 2020 ở đâu?

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. 

* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

– Quy trình ly hôn:
+ Đối với ly hôn đơn phương: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện) => Hòa giải => Phiên tòa sơ thẩm

+ Đối với ly hôn thuận tình: Thụ lý đơn => Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn => Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình mới nhất

-Thời gian giải quyết ly hôn 2020 là bao lâu?

Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình kéo dài khoảng 02 – 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.

Trong trường hợp đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết kéo dài hơn, có thể từ 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn.

6. Vấn đề nộp án phí khi ly hôn

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:

– Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;

– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.

 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat/feed/ 0
Tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn và sau khi ly hôn https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon/ https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:58 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon.html

Tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn và sau khi ly hôn

Phân chia tài sản chung, tài sản riêng khi ly hôn cũng như sau khi ly hôn là những vấn đề mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng quan tâm khi vướng phải.  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ và chồng (khi ly hôn và sau khi ly hôn).

1. Tranh chấp về tài sản của vợ, chồng sau khi ly hôn

Khi giải quyết vụ việc ly hôn các bên đương sự có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Những tranh chấp tài sản khi ly hôn bao gồm một số vấn đề sau đây: 
– Tranh chấp về việc xác định tài sản riêng;
– Tranh chấp về việc chia tài sản chung;
– Tranh chấp về việc xác định nghĩa vụ tài sản;
– Các tranh chấp khác.

(Ảnh minh họa)

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn sẽ được giải quyết cùng với yêu cầu ly hôn hoặc được tách ra giải quyết ở một vụ án riêng. Việc chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng là trường hợp khi ly hôn vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung của hai người. do vậy, khi đã có quyết định, bản án cho ly hôn, một trong hai bên yêu cầu giải quyết, trình tự yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định Pháp luật tố tụng dân sự.

2. Giải quyết các tranh chấp về tài sản khi ly hôn

Đối với vụ án ly hôn mà tại thời điểm ly hôn hai vợ chồng đã có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng. Tranh chấp về tài sản chung có thể là tài sản mà vợ chồng thống nhất là tài sản chung nhưng không thống nhất được cách chia, tài sản mà họ không thống nhất được với nhau là tài sản chung như: tranh chấp do một bên cho rằng là tài sản chung, bên kia thì không…. Khi Tòa án giải quyết xong việc ly hôn với yêu cầu của các bên về phân chia tài sản chung, nếu trong thời hạn kháng cáo mà các bên không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị hoặc kháng cáo quá hạn mà không có lý do chính đáng thì khi Bản án đã có hiệu lực, các bên buộc phải tuân theo sự phán quyết của Tòa án.

3. Giải quyết tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn

Trường hợp là tranh chấp tài sản chung của “vợ chồng”, nhưng khi ly hôn, hai bên không yêu cầu phân chia tài sản chung. Khi đó, hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, hiện tại hai bên không còn quan hệ vợ chồng, việc tranh chấp về tài sản ở đây không phải là tranh chấp về hôn nhân gia đình. Trường hợp này, Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết như vụ án dân sự thông thường. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để hai bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp tài sản. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục để đưa vụ án ra xét xử.

4. Các nguyên tắc giải quyết việc chia tài sản khi ly hôn

(Ảnh minh họa)

Căn cứ pháp luật và nguyên tắc việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn sẽ được tòa án giải quyết:

Căn cứ theo Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chông khi ly hôn được quy định như sau:

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên tự thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 củaLuật hôn nhân gia đình 2014.

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

 


 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon/feed/ 0
Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:54 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc.html

Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước

1. Về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi

(Ảnh minh họa)

a, Về người nhận nuôi con nuôi: Phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi 2010:

 Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
 – Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
 – Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
 – Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
 – Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, cháu ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và không áp dụng quy định về có sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Những người sẽ không được nhận con nuôi nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
– Đang chấp hành hình phạt tù; 
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
b, Điều kiện của người được nhận làm con nuôi
Về nguyên tắc, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc chỉ làm con nuôi của một cặp vợ chồng. Do đó, người được nhận làm con nuôi không thể vừa làm con nuôi của người này vừa làm con nuôi của người khác. Bên cạnh đó người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010: 
– Trẻ em dưới 16 tuổi;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
– Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi;
– Cha mẹ đẻ chỉ được cho con làm con nuôi sau khi con đã sinh ra ít nhất 15 ngày.
2. Về thủ tục nhận nuôi con nuôi
Người nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú hoặc nơi thường trú của người nhận con nuôi. Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định. Trường hợp nhận trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của trẻ đó.
Khi xét thấy có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi, trường hợp từ chối đăng ký thì Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản cho người nhận nuôi con nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi
Đối với hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi do Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng cung cấp. Theo quy định tại Điều 18 của luật nuôi con nuôi thì hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
– Giấy khai sinh;
-Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc/feed/ 0
Quyền nuôi con được giải quyết như thế nào khi ly hôn? https://luatsumaithikimsa.com/quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon/ https://luatsumaithikimsa.com/quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:48 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon.html

Quyền nuôi con được giải quyết như thế nào khi ly hôn?

Khi ly hôn, ngoài việc chia tài sản thì giành quyền nuôi con là một việc rất quan trong đối với người cha, người mẹ. Vậy, cha hay mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn? Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Bạn có thể giành giành quyền nuôi con khi nào? 

1. Cha hay Mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn?

(Ảnh minh họa)

– Đối với ly hôn thuận tình: Vợ chồng có thể thoả thuận với nhau để có quyền nuôi con.

– Đối với ly hôn được phương và tranh chấp quyền nuôi con thì xảy ra các trường hợp sau đây:

+ Khi con dưới 36 tháng tuổi thì theo nguyên tắc chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người bố sẽ có quyền nuôi con.

+ Khi con trên 36 tháng tuổi thì toà sẽ xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó. (Trong trường hợp này 2 bên phải làm đơn giành quyền nuôi con).

2. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.

3. Người mẹ có thể giành quyền nuôi con khi nào?

Trường hợp 1:Bé trên 36 tháng tuổi

Người mẹ muốn nuôi con phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế

+ Công việc ổn định

+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)

+ … và các vấn đề khác.

Như vậy, phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của người mẹ phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

+ Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con

+ Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con. Vì vậy, nếu chị chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ…thì bạn sẽ giành lợi thế khi Tòa án phán quyền nuôi con.

Như vậy, để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con.

Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của toà thì chị sẽ có quyền kháng cáo sau 15 ngày hoặc có thể chỉ ra được (Chồng chị) không có đủ điều kiện về vật chất, đạo đức lối sống, tinh thần… ảnh hưởng đến con thì chị sẽ gửi đơn ra toà để toà giải quyết.

(Ảnh minh họa)

– Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.

Trường hợp bé dưới 36 tháng tuổi: Người mẹ phải chứng minh mình có đủ nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi thì người mẹ mặc nhiên có quyền nuôi con.

4. Người cha có thể giành quyền nuôi con khi nào?

Trong những trường hợp nhất định, người bố sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể, trong các trường hợp sau, tòa án sẽ quyết định bố là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn:

(Ảnh minh họa)

– Bố và mẹ thỏa thuận bố là người nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con. Quan hệ hôn nhân gia đình cũng là một quan hệ pháp luật dân sự nên khi giải quyết ly hôn, Tòa án tôn trọng thỏa thuận của các đương sự. Do đó, nếu vợ chồng đã thỏa thuận rõ bố nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con Tòa án sẽ ghi nhận điều này.

– Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là mẹ không đáp ứng đủ một hoặc cả hai điều kiện sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

+ Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình.

Trong trường hợp con trên 36 tháng tuổi:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Sẽ có hai trường hợp như sau:

Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.

Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ về mọi mặt của con. Trong trường hợp bên nào có yêu cầu nuôi con phải chứng minh được việc đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con.

Lá thư đứa con nhỏ gửi cho bố mẹ trước ngày ly hôn 

 


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon/feed/ 0