VĂN PHÒNG LUẬT SƯ MAI THỊ KIM SA https://luatsumaithikimsa.com Thu, 15 Aug 2024 03:47:49 +0000 vi hourly 1 Cho bạn vay tiền nhưng bạn trở mặt không chịu trả thì phải làm gì? https://luatsumaithikimsa.com/cho-ban-vay-tien-nhung-ban-tro-mat-khong-chiu-tra-thi-phai-lam-gi/ https://luatsumaithikimsa.com/cho-ban-vay-tien-nhung-ban-tro-mat-khong-chiu-tra-thi-phai-lam-gi/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:49 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/cho-ban-vay-tien-nhung-ban-tro-mat-khong-chiu-tra-thi-phai-lam-gi.html

Cho bạn vay tiền nhưng bạn trở mặt không chịu trả thì phải làm gì?

Câu hỏi:Chào Luật sư, tôi có cho một người bạn vay số tiền là 50 triệu đồng, có làm giấy viết tay chỉ ghi tên người mượn và người cho vay chứ ko ghi rõ số chứng minh, trong đó có ghi hạn cho vay là 10 tháng. Khi đến hạn trả tiền tôi qua đòi nợ nhưng người đó không chịu trả, hứa hẹn với tôi 10 ngày sau sẽ trả và tôi đồng ý. Tuy nhiên, đến ngày tôi qua yêu cầu trả nợ nhưng người thân của người bạn này bảo không có nhà, khi tôi gọi điện thì nói giờ không có tiền để trả cho tôi và cứ xin từ từ rồi trả. Cho đến cách đây vài ngày, tôi tiếp tục gọi điện thoại thì bị chửi và dọa sẽ không trả tiền lại cho tôi nữa. 

Cho tôi hỏi tôi phải làm gì để người bạn đó trả lại tiền cho tôi.

Trả lời:Theo những thông tin mà bạn trình bày, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất: Trường hợp của bạn là đã cho người bạn của bạn vay tiền, đồng thời có giấy vay nợ chứng minh điều đấy là thật. Nếu người đó không thiện chí trả nợ gốc cũng như lãi suất theo thỏa thuận thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Bạn có thể khởi kiện dân sự kiện đòi tài sản buộc người hàng xóm phải có trách nhiệm trả tiền lại cho chị đúng số lượng tiền gốc cũng như tiền lãi theo lãi suất ngân hàng nhà nước. Căn cứ vào Điều 280 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau: 

“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Thứ hai: Từ những lời nói thể hiện ý chí của người đó có thái độ trở mặt và muốn chối bỏ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ thì bạn hoàn toàn có thể trình báo cơ quan công an hoặc gửi đơn yêu cầu khởi tố người hàng xóm này tới Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an điều tra cấp huyện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể tại điều 175 Bộ luật hình sự 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Theo nguyên tắc giải quyết dân sự theo pháp luật của Việt Nam thì luôn khuyến khích và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, đồng thời không hình sự hóa các vấn đề dân sự. Vậy nên trong trường hợp này bạn có thể thỏa thuận lại với người hàng xóm nếu không thỏa thuận được thì bạn hoàn toàn có quyền đưa sự việc ra trước pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, đồng thời pháp luật sẽ có mức hình phạt đối với người phạm tội.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/cho-ban-vay-tien-nhung-ban-tro-mat-khong-chiu-tra-thi-phai-lam-gi/feed/ 0
Đang đi ngoài đường bị chó cắn thì ai là người phải chịu trách nhiệm? https://luatsumaithikimsa.com/dang-di-ngoai-duong-bi-cho-can-thi-ai-la-nguoi-phai-chiu-trach-nhiem/ https://luatsumaithikimsa.com/dang-di-ngoai-duong-bi-cho-can-thi-ai-la-nguoi-phai-chiu-trach-nhiem/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:40 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/dang-di-ngoai-duong-bi-cho-can-thi-ai-la-nguoi-phai-chiu-trach-nhiem.html

Đang đi ngoài đường bị chó cắn thì ai là người phải chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 604 đến Điều 630 của BLDS, bao gồm: căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường, xác định thiệt hại. Ngoài các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS còn quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể: bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625); bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (Điều 626);bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Điều 627).Theo các quy định này, chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản hợp pháp để tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu của mình gây ra thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Dựa trên các nguyên tắc chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại, đối với bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì về nguyên tắc, người chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tuy nhiên, Điều 625 BLDS quy định bồi thường thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể:

– Nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại;

– Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại; Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

– Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

 

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây:

+ Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…

Ngoài ra, còn phải xác định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Khi thực hiện quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; Bên cạnh đó, còn phải xác định mức chi phí hợp lý. Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/dang-di-ngoai-duong-bi-cho-can-thi-ai-la-nguoi-phai-chiu-trach-nhiem/feed/ 0
Thừa kế thế vị là gì? https://luatsumaithikimsa.com/thua-ke-the-vi-la-gi/ https://luatsumaithikimsa.com/thua-ke-the-vi-la-gi/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:28 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/thua-ke-the-vi-la-gi.html

Thừa kế thế vị là gì?

1.Thừa kế thế vị là gì?

Theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam cụ thể tại Điều 613 BLDS 2015 thì người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế lại có nhiều trường hợp mà người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Do đó, pháp luật quy định về thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp.  

Điều 652 BLDS 2015 đã quy định về thừa kế thế vị như sau:

 “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

2.Các trường hợp thừa kế thế vị

Các trường hợp thừa kế thế vị bao gồm:

–        Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà.

–        Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ.

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.

Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị.

Cũng như những người thừa kế khác, người thừa kế thế vị không được hưởng di sản nếu họ từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 620 và điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

3.Điều kiện hưởng thừa thế vị

Để được thừa kế thế vị, người thừa kế phải đáp ứng những điều kiện sau:

Thứ nhất, những người “thế vị” nhau phải là những người thuộc mối quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất (quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con), trong đó người thế vị phải là người ở đời sau (con thế vị cha, mẹ nhưng cha, mẹ không được thế vị con).

Thứ hai, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).

Thứ ba, thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi người được thế vị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc các cụ).

Thứ tư, trong mối quan hệ giữa người để lại di sản với người được thế vị thì người để lại di sản phải là người ở đời trước, người được thế vị là người ở đời sau.

 Thứ năm, người thế vị phải còn sống vào thời điểm người được thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm người được thế vị chết thì phải thành thai trước thời điểm người được thế vị chết.

 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017  để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thua-ke-the-vi-la-gi/feed/ 0
Ai là người thừa kế và các hàng thừa kế trong việc phân chia di sản? https://luatsumaithikimsa.com/ai-la-nguoi-thua-ke-va-cac-hang-thua-ke-trong-viec-phan-chia-di-san/ https://luatsumaithikimsa.com/ai-la-nguoi-thua-ke-va-cac-hang-thua-ke-trong-viec-phan-chia-di-san/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:23 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/ai-la-nguoi-thua-ke-va-cac-hang-thua-ke-trong-viec-phan-chia-di-san.html

Ai là người thừa kế và các hàng thừa kế trong việc phân chia di sản?

Trong trường hợp một người có di sản mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các hàng thừa kế  tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định như sau:

“Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”.

A. HÀNG THỪA KẾ THỨ NHẤT

Có hai mối quan hệ thừa kế sau đây:  1. Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng; 2. Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con. 

1. Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: 

Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là là một quan hệ thừa mang tính hai chiều, theo đó khi bên này chết thì  bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại.

Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân, mà hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Do đó, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Vì thế vợ chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết , nếu vào thời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. 

Tuy nhiên, việc thừa nhận nam nữ có quan hệ hôn nhân để theo đó xác định họ là vợ chồng được hưởng di sản thừa kế sẽ khác nhau theo mỗi giai đoạn lịch sử. Cụ thể:

– Kể từ khi luật hôn nhân gia đình 1959 được ban hành (có hiệu lực kể từ ngày 13/01/1960) thì chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng được xác lập. Kể  từ thời điểm này, nam nữ ở chung với nhau bắt buộc phải đăng ký kết hôn với nhau mới được công nhận là có quan hệ vợ chồng.

– Còn từ thời điểm trước ngày 13/01/1960 luật HNGĐ có hiệu lực, do chế độ hôn nhân cũ vẫn tồn tại nên phải chấp nhận chế độ đa thê và phải thừa nhận giữa họ có quan hệ thừa kế di sản của nhau theo quan hệ hôn nhân.

Do đó, khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau:

2. Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con

Là quan hệ thừa kế giữa một bên là cha, mẹ với một bên là con cũng là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều. Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ: 

a, Căn cứ vào quan hệ huyết thống thì đó là những người có cùng một dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau. Trong đó cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó và được pháp luật thừa nhận (Giấy khai sinh). Cho nên, người sinh ra con mình dù trong hay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết. Và ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thú nhất để hưởng di sản do cha, mẹ mình để lại.

b, Căn cứ theo quan hệ nuôi dưỡng thì đó là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó làm con nuôi theo quy định của pháp luật. Cha nuôi mẹ nuôi là những người thừa kế ở hàng thứ nhất của người con nuôi khi người con nuôi đó chết và ngược lại.

– Trường hợp một người vừa có con nuôi vừa có con đẻ thì thì họ vừa là hàng thừa kế thứ nhất của con đẻ và vừa là người thừa kế thứ nhất của người con nuôi khi những người con này chết. Ngược lại, một người đang là con nuôi của người khác thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ nuôi khi cha mẹ nuôi chết và vừa là người thừa kế thứ nhất của cha mẹ đẻ khi cha mẹ đẻ chết.

– Trường hợp người nhận nuôi con nhưng không đăng ký việc nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật thì  quan hệ thừa kế giữa họ không được công nhận.

– Lưu ý: Quan hệ nuôi dưỡng phải tồn tại cho đến thời điểm mở thừa kế. Nếu việc nuôi con nuôi chấm dứt trước thời điểm mở thừa kế thì họ không được hưởng di sản của nhau nữa.

B. HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI:

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm 2 mối quan hệ thừa kế: 1. Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu; 2. Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột.

1. Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/ai-la-nguoi-thua-ke-va-cac-hang-thua-ke-trong-viec-phan-chia-di-san/feed/ 0
Các trường hợp cần lưu ý khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng. https://luatsumaithikimsa.com/cac-truong-hop-can-luu-y-khi-xac-dinh-quan-he-thua-ke-theo-phap-luat-giua-vo-va-chong/ https://luatsumaithikimsa.com/cac-truong-hop-can-luu-y-khi-xac-dinh-quan-he-thua-ke-theo-phap-luat-giua-vo-va-chong/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:19 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/cac-truong-hop-can-luu-y-khi-xac-dinh-quan-he-thua-ke-theo-phap-luat-giua-vo-va-chong.html

Các trường hợp cần lưu ý khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng.

Khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng không ly hôn, sau đó một bên chết thì về mặt pháp lý họ vẫn là vợ chồng, quan hệ hôn nhân giữa họ vẫn còn tồn tại, nên khi một bên chết thì bên kia vẫn được thừa kế di sản của người chết.

Trường hợp 2: Vợ chồng đã sống ly thân nhưng chưa thực hiện thủ tục ly hôn, thì về mặt pháp lý hôn nhân vẫn còn tồn tại. Cho nên bên còn sống sẽ được thừa kế di sản của người chết.

Trường hợp 3: Vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được Tòa án cho ly hôn hoặc đã được Tòa án cho ly hôn nhưng quyết định hoặc bản án ly hôn chưa có hiệu lực thì họ vẫn là vợ chồng, vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.

Trường hợp 4: Khi một bên chết, dù người còn sống kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác thì người đó vẫn được hưởng thừa kế của người chết.

Trường hợp 5: Nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó đều dược tiến hành trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc (ngày luật HNGĐ có hiệu lực pháp luật) và trước ngày 25/03/1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc), thì khi người chồng chết trước, tất cả các người vợ (nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế di sản ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại thì chồng là người thừa kế thứ nhất của mỗi người vợ đã chết trước người chồng đó. 

Trường hợp 6: Nếu cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc lấy vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại.

Trường hợp 7: Đối với các trường hợp có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày luật HNGĐ 1986 có hiệu lực pháp luật thì vẫn thừa nhận họ có quan hệ hôn nhân và được hưởng di sản của nhau.

Trường hợp 8:  Hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau trước ngày luật HNGĐ 1986 có hiệu lực mà việc sống chung này không bị hủy bỏ bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng, vẫn là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thứ nhất.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/cac-truong-hop-can-luu-y-khi-xac-dinh-quan-he-thua-ke-theo-phap-luat-giua-vo-va-chong/feed/ 0
Những trường hợp giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu https://luatsumaithikimsa.com/nhung-truong-hop-giao-dich-dan-su-co-the-bi-vo-hieu/ https://luatsumaithikimsa.com/nhung-truong-hop-giao-dich-dan-su-co-the-bi-vo-hieu/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:13 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/nhung-truong-hop-giao-dich-dan-su-co-the-bi-vo-hieu.html

Những trường hợp giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự để phát sinh hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đồng thời, hình thức của giao dịch dân sự cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Căn cứ vào các điều kiện có hiệu lực nêu trên, giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Trong đó,

– Điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

– Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Theo đó, việc xác lập một giao dịch dân sự giả tạo có thể nhằm các mục đích sau:

– Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì hệ quả pháp lý sẽ là:

  • Giao dịch dân sự giả tạo sẽ vị vô hiệu; và

  • Giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng thuộc các trường hợp bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Như vậy, trong cả 2 trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nêu trên dù là để che giấu một giao dịch dân sự khác hay để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì đều dẫn đến hệ quả giao dịch giả tạo bị vô hiệu.

3. Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể giao kết không đủ điều kiện giao kết

Theo đó, giao dịch dân sự bị vô hiệu trong trường hợp này khi:

(1) Đối tượng giao kết là:

  • Người chưa thành niên;

  • Người mất năng lực hành vi dân sự;

  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hoặc

  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

(2) Có yêu cầu của người đại diện của người đó về việc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.

(3) Theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

Khi có đủ 3 yếu tố kể trên, giao dịch dân sự đã giao kết sẽ bị tuyên vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện của các đối tượng không đủ điều kiện giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, có 3 trường hợp ngoại lệ mà giao dịch dân sự của những đối tượng kể trên không bị vô hiệu, cụ thể:

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

  • Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

  • Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Có thể thấy, nếu giao dịch dân sự do các đối tượng không đủ điều kiện giao kết nhưng không gây hại mà thậm chí còn có lợi cho các đối tượng này hoặc khi đối tượng đã giao kết đã đủ điều kiện và thừa nhận giao kết trước đó thì giao dịch dân sự vẫn phát sinh hiệu lực.                                                               

4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

Cụ thể, trong trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Ngoại lệ:

Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

5. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Cụ thể:

– Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

– Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

6. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

7. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Theo đó, giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.

Ngoại lệ:

Trong 2 trường hợp sau, giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức nhưng vẫn phát sinh hiệu lực:

– Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

– Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Trên đây là toàn bộ những trường hợp giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu nếu có đủ các yếu tố theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Các chủ thể khi giao kết giao dịch dân sự cần lưu ý để tránh giao dịch dân sự bị vô hiệu dẫn đến mục đích của các bên không thể thực hiện được.

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/nhung-truong-hop-giao-dich-dan-su-co-the-bi-vo-hieu/feed/ 0
Một số câu hỏi liên quan đến pháp luật dân sự về thừa kế https://luatsumaithikimsa.com/mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-phap-luat-dan-su-ve-thua-ke/ https://luatsumaithikimsa.com/mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-phap-luat-dan-su-ve-thua-ke/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:07 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-phap-luat-dan-su-ve-thua-ke.html

Một số câu hỏi liên quan đến pháp luật dân sự về thừa kế

1. Thời điểm có hiệu lực của một di chúc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Điều 643 BLDS năm 2015 thì thời điểm có hiệu lực của di chúc được quy định như sau:

Điều 643. Hiệu lực của di chúc

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Như vậy theo quy định mới này thì di chúc sẽ có hiệu lực kể từ ngày người để lại di sản mất. Nếu một người để lại nhiều di chúc thì di chúc sau cùng sẽ là di chúc có hiệu lực pháp luật. Theo luật mới thì cũng đã bãi bỏ quy định về lập di chúc chung của hai vợ chồng như luật cũ, vì theo luật cũ nếu để di chúc chung của hai vợ chồng thì thời điểm có hiệu lực của di chúc không cùng với thời điểm mở thừa kế khi có người chết trước, chết sau. Vậy nên luật mới ra đời đã khắc phục được vẫn đề vướng mắc trong xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc.

2. Di chúc miệng được đánh máy có hiệu lực pháp luật không?

Câu hỏi: Bố mẹ tôi có một mảnh đất 1200m2 đất và hiện muốn làm di chúc để chia mảnh đất cho 3 người con. Vì tuổi cao sức yếu, nên bố mẹ tôi có nhờ 2 người không họ hàng đến làm chứng và lập một di chúc. Vì tay yếu nên ông nhờ một trong hai người kia đánh máy trước mặt mấy người con và điểm chỉ vào di chúc, hai người làm chứng cũng kí xác nhận vào di chúc. Thưa luật sư di chúc của bố mẹ tôi lập như vậy có hợp pháp và có được công nhận không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo như thông tin của bạn thì bố bạn đang tiến hành lập một di chúc bằng văn bản và có sự tham gia của hai người làm chứng.

Theo quy đinh tại Điều 634 BLDS năm 2015 quy định về tính hợp pháp của di chúc bằng văn bản có người làm chứng như sau:

Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

Như vậy việc bố mẹ của bạn không thể viết nên nhờ người khác viết hộ di chúc thể hiện ý chí của mình là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật. Và những người làm chứng phải đảm bảo các điều kiện như sau: không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người làm chứng phải là người đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đồng thời nội dung của di chúc phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 653).

Nếu hai người làm chứng cho di chúc của bố bạn đáp ứng được điều kiện trên và di chúc có đầy đủ các nội dung cơ bản thì di chúc trên của bố anh là di chúc hợp pháp và sẽ có hiệu lực pháp luật khi bố anh mất. Tài sản sẽ được chia theo như di chúc đã định đoạt.

3. Hiệu lực của di chúc chung giữa vợ và chồng được quy định như thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư em muốn hỏi, nhà em có 5 anh em, vào năm 2011 ba mẹ em có làm di chúc  để lại căn nhà cho em và người em út của em. Lúc đó ba mẹ em đã làm một bản di chúc và đã được công chứng. Đến năm 2015 thì mẹ em mất, giờ ba em cũng già yếu rồi. Vậy luật sư cho em hỏi:

 – Di chúc mà ba mẹ em để lại có hiệu lực khi nào?

– Thời điểm mở thừa kế là khi nào? có phải đợi đến khi cha em mất mới được phân chia di sản thừa kế hay không ?

– Theo như bản di chúc thì em và em út được hưởng toàn bộ di sản thừa kế vậy 3người con còn lại có quyền được hưởng di sản hay không?

Em xin cảm ơn !

Trả lời:

Thứ nhất: Về hiệu lực của di chúc: Theo quy định của BLDS năm 2015 đã không còn quy định về di chúc chung của hai vợ chồng, di chúc này được lập năm 2012 như vậy để giải quyết vấn đề này chúng ta cùng áp dụng quy định của luật cũ vào để giải quyết.

 Điều 668 Bộ luật dân sự 2005 (luật cũquy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

Theo đó, di chúc mà cha, mẹ bạn để lại sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm cha bạn chết – tức là thời điểm người sau cùng chết.

Thứ hai: Thời điểm mở thừa kế được quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự như sau:

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.”

Theo đó, trong trường hợp cha, mẹ lập di chúc chung mà có mẹ bạn chết trước thì vẫn có thể phân chia di sản mà mẹ bạn để lại nhưng chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản riêng của người chết hoặc tài sản chung không được định đoạt trong di chúc. Phần tài sản chung được định đoạt trong di chúc sẽ được phân chia từ thời điểm người sau cùng chết.

Thứ ba: Bạn và em bạn có được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế theo di chúc của cha, mẹ bạn hay không ?

Về nguyên tắc, Việc lập di chúc là một hình thức thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình trong việc chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng thừa kế. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ ý chí mà người lập di chúc để lại thông qua di chúc. Theo đó, bạn và em của bạn sẽ được hưởng toàn bộ thừa kế nếu ba người con còn lại không thuộc trường hợp hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự.

“Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-phap-luat-dan-su-ve-thua-ke/feed/ 0
Di chúc bị hủy bỏ khi nào? https://luatsumaithikimsa.com/di-chuc-bi-huy-bo-khi-nao/ https://luatsumaithikimsa.com/di-chuc-bi-huy-bo-khi-nao/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:47:03 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/di-chuc-bi-huy-bo-khi-nao.html

Di chúc bị hủy bỏ khi nào?

1. Hủy bỏ di chúc là gì?

Là việc người để lại di chúc, thông qua hành vi pháp lý hợp pháp để tuyên bố hủy hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập trước đó.

Việc hủy bỏ di chúc là làm tiêu hủy hiệu lực pháp lý của di chúc trước nhưng không bao hàm cả việc đưa ra một di chúc mới.

Các trường hợp di chúc bị hủy bỏ:

  • Đặc thù đối với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
  • Các di chúc được lập bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
  • Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Ngoài chủ thể lập di chúc, không ai đương nhiên có quyền hủy bỏ di chúc.

Trường hợp, sau khi người lập di chúc chết, các bên có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp yêu cầu hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên vô hiệu đối với di chúc đó.

Như đã phân tích ở trên thì tuyên bố di chúc vô hiệu khác với việc hủy bỏ di chúc mặc dù cả hai thuật ngữ đều nhằm chấm dứt sự điều chỉnh của nội dung di chúc đối với phần di sản thừa kế. Di chúc vô hiệu do 02 nguyên nhân chính:

  • Việc lập di chúc trái pháp luật.
  • Việc áp dụng di chúc không còn phù hợp với thực tế.

Có được hủy di chúc đã lập không?

(Ảnh minh họa)

2. Giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc

Vì di chúc là một giao dịch dân sự nên tranh chấp hủy bỏ di chúc được xem xét là tranh chấp về giao dịch dân sự. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc như sau:

  1. Nếu phát hiện di chúc hiện đang áp dụng cho việc phân chia di sản thừa kế vô hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp thì được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.
  3. Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án;
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/di-chuc-bi-huy-bo-khi-nao/feed/ 0
Có bắt buộc phải công chứng di chúc tại nơi có bất động sản hay không? https://luatsumaithikimsa.com/co-bat-buoc-phai-cong-chung-di-chuc-tai-noi-co-bat-dong-san-hay-khong/ https://luatsumaithikimsa.com/co-bat-buoc-phai-cong-chung-di-chuc-tai-noi-co-bat-dong-san-hay-khong/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:46:57 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/co-bat-buoc-phai-cong-chung-di-chuc-tai-noi-co-bat-dong-san-hay-khong.html

Có bắt buộc phải công chứng di chúc tại nơi có bất động sản hay không?

Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự 2015 về di chúc có công chứng hoặc chứng thực thì:

“Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.”

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc di chúc phải công chứng, di chúc có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như bằng miệng, bằng văn bản. Bằng văn bản có thể công chứng, chứng thực hoặc không công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực khi đáp ứng đủ điều kiện.

Nhưng nếu muốn di chúc có tính pháp lý cao nhất thì nên lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND xã, phường hoặc mang di chúc đó đi công chứng, chứng thực.

Cháu muốn sang tên đất của bà theo di chúc

(Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 42 Luật công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản thì:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Như vậy, không bắt buộc phải công chứng di chúc tại nơi có bất động sản, mà có thể công chứng di chúc ở nơi mà người để lại di sản sinh sống.


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/co-bat-buoc-phai-cong-chung-di-chuc-tai-noi-co-bat-dong-san-hay-khong/feed/ 0
Điều kiện, thủ tục để tuyên bố một người mất tích? https://luatsumaithikimsa.com/dieu-kien-thu-tuc-de-tuyen-bo-mot-nguoi-mat-tich/ https://luatsumaithikimsa.com/dieu-kien-thu-tuc-de-tuyen-bo-mot-nguoi-mat-tich/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:46:49 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/dieu-kien-thu-tuc-de-tuyen-bo-mot-nguoi-mat-tich.html

Điều kiện, thủ tục để tuyên bố một người mất tích?

Câu hỏi: Chồng tôi là ông H đã bỏ nhà đi từ năm 2015 cho đến nay vẫn không trở về, tôi và gia đình đã tìm kiếm rất nhiều nơi và cũng đã đăng tin tìm kiếm ông H nhưng không có tin tức gì. Nay tôi muốn làm thủ tục tuyên bố ông H bị mất tích thì phải làm gì? mong Luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin giả đáp thắc mắc của bạn như sau:

1. Bạn phải đáp ứng được các điều kiện để tuyên bố mất tích

Để được Tòa án tuyên bố mất tích, trường hợp này việc mất tích của chồng bạn phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

+ Một là, chồng bạn đã biệt tích 02 năm liền trở lên.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của chồng. Nếu không xác định được ngày này thì thời hạn 2 năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. Trường hợp không xác định được cả ngày và tháng thì thời hạn 2 năm được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

việc chồng bạn đã biệt tích được 5 năm. Vậy thời gian biệt tích này là cơ sở để bạn làm đơn yêu cầu Tòa giải quyết tuyên bố chồng bạn mất tích

+ Hai là, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

Theo đó, bạn cần áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm chồng theo quy định của pháp luật Tố tụng. Dựa trên việc xem xét hai điều kiện này, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố chồng bạn mất tích theo yêu cầu của người có quyền, nghĩa vụ liên quan là bạn.

2. Về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Bạn nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích tại Tòa án nhân dân huyện nơi chồng chị cư trú trước khi mất tích.

– Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh chồng bạn đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm mà vẫn không có tin tức.
  • Bản sao quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (nếu có)

Bước 2: ra thông báo tìm kiếm người mất tích và xét đơn yêu cầu

 Tòa án sẽ là người thực hiện việc ra thông báo về xét đơn yêu cầu của bạn.

– Ra thông báo tìm kiếm người mất tích

+ Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm chồng bạn là người bị yêu cầu tuyên bố mất tích tại nơi cư trú. Việc thông báo này được thực hiện trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu.

+ Thông báo tìm kiếm phải có các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm ra thông báo.
  • Tên Tòa án ra thông báo.
  • Số và ngày, tháng, năm của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
  • Tên, địa chỉ của chị bạn là người yêu cầu Tòa án thông báo.
  • Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của chồng chị là người cần tìm kiếm và địa chỉ cư trú trước khi biệt tích.
  • Địa chỉ liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu chồng bạn biết được thông báo hoặc người khác có được tin tức về chồng bạn để báo tin.

+ Cách thức thông báo:

Khi Tòa ra quyết định thông báo tìm kiếm thì trong vòng 1 tháng thông báo này phải được đăng thông qua những cách thức sau:

  • Đăng trong ba số báo liên tiếp trên một trong các báo hàng ngày của trung ương
  • Đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án,
  • Đăng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có)
  • Phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 3 ngày liên tiếp

Lưu ý:

+ Bạn là người yêu cầu nên  phải chịu các chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người mất tích là chồng bạn.

+ Thời hạn thông báo tìm kiếm là 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

– Xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích

+ Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố chồng bạn mất tích trong trường hợp người chồng trở về trong thời hạn thông báo và có yêu cầu đình chỉ.

+ Khi hết thời hạn thông báo nêu trên, mà vẫn không có tin tức gì, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu của bạn. Phiên họp này được mở trong thời hạn 10 ngày sau khi hết thời hạn thông báo.

Bước 3: Ra quyết định tuyên bố một người mất tích

Hai điều kiện được xem xét như đã nêu là: Thời gian biệt tích của chồng bạn; Kết quả của việc ra thông báo tìm kiếm. Dựa vào 2 điều kiện này Tòa sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hay không. Trong trường hợp này chồng bạn đã biệt tích hơn 5 năm. Nếu việc ra thông báo tìm kiếm không có kết quả tòa án sẽ chấp nhận đơn yêu cầu này. Theo đó, Tòa sẽ ra quyết định tuyên bố chồng bạn mất tích.

Lưu ý:

+ Quyết định này của Tòa án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chồng để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

+ Trường hợp bạn có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của chồng và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố có kèm quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người chồng theo quy định của Bộ luật dân sự.

3. Hệ quả pháp lý sau khi một người bị tuyên bố mất tích

– Quan hệ hôn nhân giữa bạn và chồng có thể chấm dứt. Khi chồng bạn bị tuyên bố mất tích, bạn vẫn được phép xin ly hôn. Theo đó, Tòa án giải quyết cho bạn ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương.

– Về tài sản của chồng bạn:

+ Người đang quản lý tài sản tiếp tục quản lý tài sản của người chồng và có các quyền, nghĩa vụ quy định của Luật.

+ Trường hợp bạn ly hôn khi chồng bị tuyên bố mất tích, tài sản của chồng bạn sẽ được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của chồng bạn quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân thích. Trường hợp không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Như vậy, trong trường hợp trên, bạn có đủ điều kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc tuyên bố chồng bạn mất tích. Để được giải quyết chị thực hiện thủ tục như trên. Theo đó, Tòa sẽ ra quyết định tuyên bố chồng bạn mất tích trong trường hợp thông báo tìm kiếm không có kết quả.


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/dieu-kien-thu-tuc-de-tuyen-bo-mot-nguoi-mat-tich/feed/ 0
Mất xe ở quán cà phê, cửa hàng thì ai là người chịu trách nhiệm? https://luatsumaithikimsa.com/mat-xe-o-quan-ca-phe-cua-hang-thi-ai-la-nguoi-chiu-trach-nhiem/ https://luatsumaithikimsa.com/mat-xe-o-quan-ca-phe-cua-hang-thi-ai-la-nguoi-chiu-trach-nhiem/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:46:40 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/mat-xe-o-quan-ca-phe-cua-hang-thi-ai-la-nguoi-chiu-trach-nhiem.html

Mất xe ở quán cà phê, cửa hàng thì ai là người chịu trách nhiệm?

1. Trách nhiệm thuộc về chủ quán

Ở đa số các quán cafe hiện nay, các chủ quán đều bố trí nhân viên trông giữ xe hoặc thuê một bên thứ 3 là các công ty bảo vệ thực hiện việc trông giữ xe cho khách hàng tới quán uống cafe. Bởi lẽ, các “thượng đế” chẳng thể nào vừa ngồi nhâm nhi thưởng thức hương vị của tách cafe ở trong quán, mà vừa phải thấp thỏm lo lắng về chiếc xe của mình dựng ở phía bên ngoài quán được. Dù pháp luật không quy định bắt buộc các quán cafe phải có nghĩa vụ trông giữ xe cho khách hàng, nhưng từ lâu việc trông giữ xe cho khách hàng được coi là một dịch vụ tối thiểu nhất mà các quán cafe phải cung cấp cho khách hàng của mình.

Trường hợp các quán cà phê nhận trách nhiệm trông giữ xe cho khách hàng trong suốt quá trình khách hàng ăn uống và sử dụng dịch vụ tại quán, thông qua việc bố trí người trông giữ xe, ghi vé xe cho khách. Về bản chất đây được xem là một giao dịch dân sự được pháp luật quy định dưới dạng hợp đồng gửi giữ tài sản , cụ thể được quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 2015. Quán cafe sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình bao gồm cả việc trông xe trong suốt quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ trong quán.  Do đó, việc nhân viên hướng dẫn đậu đỗ xe, ghi vé xe đưa cho khách hàng được xem là hành vi giao kết hợp đồng gửi giữ xe giữa khách hàng và quán cafe. Chiếc vé gửi xe lúc này là một bằng chứng quan trọng để khách hàng có thể đòi bồi thường khi có việc mất trộm xảy ra. 

Tuyển Giữ Xe Theo Ca, Bao Ăn Ở, Có Tiền Boo Nhiều - 44029651

(Ảnh minh họa)

Khi xảy ra việc bị mất xe trong những trường hợp này, trách nhiệm đương nhiên sẽ thuộc về chủ quán. Bởi lẽ theo quy định tại khoản 1 và 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 thì chủ quán với vai trò là bên giữ tài sản sẽ phải có nghĩa vụ trông giữ và bảo quản chiếc xe và phải bồi thường cho khách hàng khi có thiệt hại, mất mát xảy ra.

“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

…..

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Như vậy, nếu xảy ra việc bị mất xe trong trường hợp quán có bố trí nhân viên trông giữ thì khách hàng có thể yêu cầu chủ quán bồi thường thiệt hại bằng với giá trị chiếc xe tại thời điểm mất xe. Nếu chủ quán không chấp nhận bồi thường thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Lưu ý rằng, khi phát hiện ra việc mất xe, khách hàng phải ngay lập tức báo cho phía chủ quán cafe biết sự việc. Đồng thời yêu chủ quán cầu hoặc chủ đông thông báo công an tới ghi nhận sự việc mất xe.

2. Trách nhiệm thuộc về khách hàng

Thực tế, hiện nay có một số trường hợp đặc biệt, do những điều kiện khách quan hoặc chủ quan nhất định mà chủ quán cafe không thể trông giữ xe cho khách hàng. Do đó, họ sẽ không bố trí nhân viên trông, giữ xe cho các khách hàng đến với quán của mình. Lúc này, nghĩa vụ trông giữ và bảo quản xe thuộc về khách hàng trong suốt quá trình thưởng thức cafe. Để tránh sự hiểu lầm của khách hàng, đối với các quán cafe không nhận trách nhiệm trông giữ xe thì phải thể hiện ý chí đó bằng việc treo bảng thông báo “Khách hàng tự bảo quản đồ đạc, phương tiện”. Đối với những trường hợp mất xe xảy ra khi quán đã treo biển thông báo khách hàng tự bảo quản thì khách hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và quán cafe sẽ không có nghĩa vụ phải đền bù cho khách hàng.

Xu-hướng-thiết-kế-nội-thất-quán-café-làm-việc-2018-2 - Nội thất Hà Thành

(Ảnh minh họa)

Nhưng như đã nói ở trên, do hầu hết tất cả các quán cafe hiện nay đều đảm nhận nghĩa vụ trông giữ, bảo quản và bố trí nhân viên trông giữ xe cho khách hàng. Bởi vậy, việc này được xem là một thông lệ. Một ví dụ điển hình cho việc chủ quán không có nghĩa vụ đền bù cho khách hàng khi bị mất xe đó là vụ việc xảy ra ở Tp. Hồ Chí Minh. Cả tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đều đồng quan điểm khi tuyên bản án quyết định chủ quán không có nghĩa vụ phải bồi thường cho khách hàng khi xảy ra việc mất xe mà chủ quán đã thông báo việc khách hàng tự bảo quản phương tiện bằng biển báo.


 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/mat-xe-o-quan-ca-phe-cua-hang-thi-ai-la-nguoi-chiu-trach-nhiem/feed/ 0
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng https://luatsumaithikimsa.com/can-cu-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong/ https://luatsumaithikimsa.com/can-cu-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong/#respond Thu, 15 Aug 2024 03:46:31 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-dan-su/can-cu-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong.html

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì 

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

+ Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
(Ảnh minh họa)

2. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại xảy ra không phải do vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”.

Theo đó, điều kiện xảy ra bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là:

– Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp)

– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác)

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

– Có lỗi của người thực hiện hành vi gây thiệt hại. 

Thực tiễn, không phải trường hợp nào gây thiệt hại cũng cần đầy đủ 04 điều kiện này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới phát sinh, mà có những trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh khi không có yếu tố lỗi. Điều 602 BLDS Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một ví dụ về bồi thường thiệt hại không cần xác định yếu tố lỗi “ Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.

Do đó, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần quan tâm đến yếu tố lỗi các bên. Lỗi của người vi phạm là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc.

(Ảnh minh họa)

3. Các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, căn cứ theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015:

Người chịu trách nhiệm bồi thường phải đền bù những khoản sau đây:

– Giá trị tài sản bị mất, bị hủy hoặc bị hư hỏng

– Giá trị phần lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút do hành vi gây thiệt hại

– Chị phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại

– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có)

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, căn cứ theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015:

Người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác phải bồi thường những khoản sau đây:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại hoặc mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

– Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc

– Khoản bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu theo thỏa thuận hoặc không quá năm mươi lần mức lương cơ sở

– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có).

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, căn cứ theo Điều 591 Bộ luật dân sự 2015:

Người xâm phạm đến tính mạng người khác phải có trách nhiệm bồi thường các chi phí sau đây:

– Tất cả chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như trên phần 2.2 bài viết

– Chi phí hợp lý do việc mai táng

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng (VD: con chưa thành niên của người bị chết)

– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc không quá 100 lần mức lương cơ sở. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này

– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có).

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, căn cứ theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015:

Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm các khoản chi phí sau:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại

– Thu nhập thực tế bị gảm sút của người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín

– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu theo thỏa thuận hoặc không quá 10 lần mức lương cơ sở

– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có).

Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm, căn cứ theo Điều 606 Bộ luật dân sự 2015:

Người có hành vi xâm phạm đến thi thể thì phải chịu bồi thường các chi phí sau đây:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại

– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết theo thỏa thuận hoặc không quá 30 lần mức lương cơ sở với mỗi thi thể bị xâm phạm. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.

Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm, căn cứ theo Điều 607 Bộ luật dân sự 2015:

Người có hành vi xâm phạm đến mồ mả thì phải chịu bồi thường các chi phí sau đây:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại

– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết theo thỏa thuận hoặc không quá 10 lần mức lương cơ sở. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/can-cu-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong/feed/ 0