VĂN PHÒNG LUẬT SƯ MAI THỊ KIM SA https://luatsumaithikimsa.com Thu, 15 Aug 2024 04:15:21 +0000 vi hourly 1 Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. https://luatsumaithikimsa.com/quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan/ https://luatsumaithikimsa.com/quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:21 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan.html

Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Để xây dựng nền tảng hôn nhân bền vững, ngoài việc hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thì việc tạo lập tài sản của vợ chồng là một trong những điều kiện để duy trì cuộc sống gia đình. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. 

Tình huống và giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tình huống: Năm 2009, tôi và vợ tôi kết hôn với nhau, sau đó cha tôi mất có để lại thừa kế cho tôi một căn nhà. Nay vì để kinh doanh làm ăn nên tôi quyết định bán căn nhà này để đầu tư kinh doanh, tuy nhiên vợ tôi không đồng ý. Vợ tôi cho rằng đây là căn nhà do cha tôi cho hai vợ chồng và là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cho nên tôi muốn bán phải được sự đồng ý của vợ tôi thì mới được. Luật sư cho tôi hỏi cha tôi để lại thừa kế cho tôi trong thời kỳ hôn nhân thì căn nhà trên là tài sản riêng của tôi hay là tài sản chung của vợ chồng tôi? Và chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo như tình huống bạn cung cấp, tôi xin được hướng dẫn như sau: 

Đầu tiên cần xác định được đây là tài sản do cha bạn để lại riêng cho bạn hay cho cả hai vợ chồng. Muốn xác định được bạn phải căn cứ vào các tài liệu giấy tờ như di chúc đứng tên người được hưởng di sản là ai (riêng bạn hoặc cả hai vợ chồng). Sau đó đăng ký cho ai là người đứng tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu?

Theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014: căn cứ xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng: 

“Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”.

“Điều 43: Tài sản riêng của vợ chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”.

Do đó có hai trường hợp: 

Trường hợp 1:Đây là tài sản riêng của bạn.

Căn cứ theoKhoản 1 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.

Căn cứ vào quy định trên, nếu di chúc và giấy quyền sở hữu căn nhà mà bạn được thừa kế từ cha của bạn ghi tên bạn thì căn nhà đó là tài sản riêng của bạn. Bạn có quyền sử dụng và định đoạt căn nhà đó mà không cần hỏi ý kiến của vợ. Tuy nhiên nếu sau khi nhận căn nhà bạn đã thực hiện thủ tục nhập tài sản riêng là căn nhà của bạn vào tài sản chung của vợ chồng thì đây đã là tài sản chung và bạn phải tuân thủ theo các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp 2: Đây là tài sản chung của hai vợ chồng

TạiĐiều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 

“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Căn nhà là một tài sản chung có giá trị lớn, việc bán căn nhà để lấy vốn làm ăn, theo quy định trên phải được vợ, chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận.

Nhưng nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được thì bạn có thể yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Lưu ý:

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Về quyền chiếm hữu, sử dụng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định.

Như vậy, về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng tài sản chung hoặc bởi vợ chồng mâu thuẫn về tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn độc lập về tài sản…

– Theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi thành Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân  phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây:

+  Lý do chia tài sản;

+  Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

+  Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;

+  Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

+  Các nội dung khác, nếu có.

– Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

 – Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung:

+ Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

+ Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

+ Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

+ Trong trường hợp Toà án cho chia tài sản chung theo quy định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Toà án có hiệu lực pháp luật.

– Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

Như vậy để đầu tư kinh doanh riêng, giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung, lập văn bản có chứng thực. Nếu không thỏa thuận được thì một bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

 


 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/quy-dinh-ve-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ky-hon-nhan/feed/ 0
Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú ở nhiều nơi như thế nào? https://luatsumaithikimsa.com/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao/ https://luatsumaithikimsa.com/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:18 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao.html

Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú ở nhiều nơi như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4,5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: 

“4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.”.

Theo đó, khi bạn muốn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tuy nhiên từng đăng ký thường trú ở nhiều nơi, thì bạn phải chứng minh được tình trạng hôn nhân hiện tại của bạn (độc thân, đã kết hôn, từng kết hôn và đã ly hôn,…). Trường hợp bạn không chứng minh được thì có quyền yêu cầu công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của bạn.

Bãi bỏ thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân - Công Ty Luật Miền Tây

(Ảnh minh họa)

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

Theo Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BTP nếu hết thời hạn mà UBND cấp xã được yêu cầu không trả lời kết quả xác minh thì cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình và phải chịu trách nhiệm về việc cam đoan đó.


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017  để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-khi-cu-tru-o-nhieu-noi-nhu-the-nao/feed/ 0
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:15 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con.html

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Xác định thẩm quyền việc đăng ký nhận cha, mẹ, con 

Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 thì: “Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

2. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con 

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con ( Luật hộ tịch 2014)

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

3. Xác minh mối quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của thông tư 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn thi hành một số điều Luật hộ tịch.

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

“1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

“2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

(Ảnh minh họa)

4. Xác định mối quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp xảy ra tranh chấp

Trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con xảy ra tranh chấp, một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc xác định cha, mẹ, con với các chứng cứ chứng minh liên quan tại Điều 11 của TT 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn thi hành một số điều Luật hộ tịch nói trên.

Hồ sơ khởi kiện bao gốm:
– Đơn khởi kiện.
– CMND, hộ khẩu nguyên đơn.
– Giấy khai sinh của bé.
– Các giấy tờ chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như nêu trên.
Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi bị đơn cư trú (nếu không có yếu tố nước ngoài).

Trên đây là thủ tục và giấy tờ để thực hiện việc xác nhận cha cho con.

Sau khi xác định cha, mẹ cho con thì cha/mẹ và con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và gia đình (Điều 68 – Điều 77; Điều 107 – Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014) và phát sinh quyền thừa kế giữa cha và con theo quy định của pháp luật về thừa kế được quy định từ Điều 609 – Điều 662 Bộ luật dân sự 2015.

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-dang-ky-nhan-cha-me-con/feed/ 0
Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn? https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon/ https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:10 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon.html

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn?

1. Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ Điều 33, khoản 2 và 3 Điều 59, Điều 60, 61, 63, 64 của Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn: Về nguyên tắc, tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi, tuy nhiên pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Bên cạnh đó còn phải xem xét yếu tố lỗi của mỗi bên có vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng mà phân chia di sản.

Vì vậy, các bên phải chứng minh được công sức tạo lập tài sản đến đâu, bên còn lại vi phạm nghĩa vụ như thế nào, để dựa vào những cơ sở đó Tòa án có sự phân chia công bằng, hợp lý; Tài sản của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì sẽ chia theo giá trị; Bên nào được chia tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn thì phải thanh toán phần chênh lệch cho bên còn lại.

2. Tranh chấp về xác định tài sản riêng của vợ chồng

Căn cứ theo Điều 43 của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Bên cạnh đó tài sản riêng khác của vợ chồng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP gồm: Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng”.

Đối với những tài sản mà một bên cho rằng đó là tài sản riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung” .

Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, Luật sư ly hôn, ly hôn nhanh

(Ảnh minh họa)

Lưu ý: Tranh chấp tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, đối với việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn thì tuân theo quy định pháp luật của nước nơi có bất động sản đó (khoản 3 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-ve-chia-tai-san-khi-ly-hon/feed/ 0
Kết hôn giả bị xử lý như thế nào? https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao/ https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:07 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao.html

Kết hôn giả bị xử lý như thế nào?

1. Kết hôn giả là gì?

Kết hôn giả hay kết hôn giả tạo là ngụ ý chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn. Thay vì những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu, kết hôn dựa trên sự tự nguyệ, sự kết tinh từ tình yêu… thì thay vào đó là một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân (về kinh tế, tài sản, địa vị xã hội, về cư trú, nhập cảnh…) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị. Trong nhiều trường hợp nó được gọi là hôn nhân giả tạo.

Kết hôn giả nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú. Tuy nhiên, khác ở chỗ, mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt được mục đích.

Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

…”

Chính vì không mang được ý nghĩa của việc kết hôn cho nên các trường hợp kết hôn giả tạo nhằm bất cứ mục đích gì đều bị cấm. Việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định.

2. Kết hôn giả có bị phạt không?

Hôn nhân giả tạo là một trong các hành vi cấm của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và khi có căn cứ vi phạm người kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính. Tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự có nêu rõ như sau:

“…4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác”.

Theo đó, người kết hôn giả tạo để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài… sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao/feed/ 0
Thủ tục ly hôn 2020 và toàn bộ hướng dẫn chi tiết nhất https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:15:02 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat.html

Thủ tục ly hôn 2020 và toàn bộ hướng dẫn chi tiết nhất

1. Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người

– Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ chồng không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra.

Đáng lưu ý là, chồng không được ly hôn với vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

            

                                                    (Ảnh minh họa)
2. Điều kiện để được yêu cầu ly hôn

Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng có thể chấm dứt nếu hai bên cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên.

Theo đó, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn.

* Điều kiện để ly hôn thuận tình:

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

* Điều kiện để đơn phương ly hôn:

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

3. Chia tài sản sau khi ly hôn thế nào?

Về nguyên tắc, ly hôn là sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Về tài sản sau khi ly hôn cũng tương tự như vậy. Nếu hai bên thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận về tài sản của hai người.

Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, Tòa sẽ giải quyết theo hướng chia đôi nhưng có căn cứ vào các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Quy định về chia tài sản khi ly hôn cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

                                                               (Ảnh minh họa)

4. Vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Một trong những vấn đề quan trọng không kém việc chia tài sản chính là vấn đề giành quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi ly hôn, hai vợ chồng thỏa thuận được về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó.

Ngược lại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Khi đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như: điều kiện kinh tế, tinh thần…

Lưu ý là, khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Ngoài ra, người nào không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

               

                                                (Ảnh minh họa)

5. Hướng dẫn chi tiết thủ tục ly hôn 2020

– Chuẩn bị các loại giấy tờ

Về cơ bản thì các loại giấy tờ dùng trong trường hợp đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.

Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức ly hôn này là ở nội dung của đơn ly hôn.

* Nếu đơn phương ly hôn thì sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

* Nếu thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.

                                                       (Ảnh minh họa)

– Nộp đơn ly hôn 2020 ở đâu?

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. 

* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

– Quy trình ly hôn:
+ Đối với ly hôn đơn phương: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện) => Hòa giải => Phiên tòa sơ thẩm

+ Đối với ly hôn thuận tình: Thụ lý đơn => Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn => Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình mới nhất

-Thời gian giải quyết ly hôn 2020 là bao lâu?

Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết của một vụ ly hôn thuận tình kéo dài khoảng 02 – 03 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.

Trong trường hợp đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết kéo dài hơn, có thể từ 04 – 06 tháng. Trên thực tế, do có thể phát sinh những tranh chấp về quyền nuôi con, về tài sản thì thời gian giải quyết còn có thể kéo dài hơn.

6. Vấn đề nộp án phí khi ly hôn

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:

– Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;

– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.

 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat/feed/ 0
Tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn và sau khi ly hôn https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon/ https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:58 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon.html

Tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn và sau khi ly hôn

Phân chia tài sản chung, tài sản riêng khi ly hôn cũng như sau khi ly hôn là những vấn đề mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng quan tâm khi vướng phải.  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ và chồng (khi ly hôn và sau khi ly hôn).

1. Tranh chấp về tài sản của vợ, chồng sau khi ly hôn

Khi giải quyết vụ việc ly hôn các bên đương sự có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Những tranh chấp tài sản khi ly hôn bao gồm một số vấn đề sau đây: 
– Tranh chấp về việc xác định tài sản riêng;
– Tranh chấp về việc chia tài sản chung;
– Tranh chấp về việc xác định nghĩa vụ tài sản;
– Các tranh chấp khác.

(Ảnh minh họa)

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn sẽ được giải quyết cùng với yêu cầu ly hôn hoặc được tách ra giải quyết ở một vụ án riêng. Việc chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng là trường hợp khi ly hôn vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung của hai người. do vậy, khi đã có quyết định, bản án cho ly hôn, một trong hai bên yêu cầu giải quyết, trình tự yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định Pháp luật tố tụng dân sự.

2. Giải quyết các tranh chấp về tài sản khi ly hôn

Đối với vụ án ly hôn mà tại thời điểm ly hôn hai vợ chồng đã có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng. Tranh chấp về tài sản chung có thể là tài sản mà vợ chồng thống nhất là tài sản chung nhưng không thống nhất được cách chia, tài sản mà họ không thống nhất được với nhau là tài sản chung như: tranh chấp do một bên cho rằng là tài sản chung, bên kia thì không…. Khi Tòa án giải quyết xong việc ly hôn với yêu cầu của các bên về phân chia tài sản chung, nếu trong thời hạn kháng cáo mà các bên không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị hoặc kháng cáo quá hạn mà không có lý do chính đáng thì khi Bản án đã có hiệu lực, các bên buộc phải tuân theo sự phán quyết của Tòa án.

3. Giải quyết tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn

Trường hợp là tranh chấp tài sản chung của “vợ chồng”, nhưng khi ly hôn, hai bên không yêu cầu phân chia tài sản chung. Khi đó, hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, hiện tại hai bên không còn quan hệ vợ chồng, việc tranh chấp về tài sản ở đây không phải là tranh chấp về hôn nhân gia đình. Trường hợp này, Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết như vụ án dân sự thông thường. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để hai bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp tài sản. Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục để đưa vụ án ra xét xử.

4. Các nguyên tắc giải quyết việc chia tài sản khi ly hôn

(Ảnh minh họa)

Căn cứ pháp luật và nguyên tắc việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn sẽ được tòa án giải quyết:

Căn cứ theo Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chông khi ly hôn được quy định như sau:

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên tự thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 củaLuật hôn nhân gia đình 2014.

– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

 


 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon/feed/ 0
Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:54 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc.html

Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước

1. Về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi

(Ảnh minh họa)

a, Về người nhận nuôi con nuôi: Phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi 2010:

 Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
 – Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
 – Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
 – Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
 – Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, cháu ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và không áp dụng quy định về có sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Những người sẽ không được nhận con nuôi nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
– Đang chấp hành hình phạt tù; 
– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
b, Điều kiện của người được nhận làm con nuôi
Về nguyên tắc, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc chỉ làm con nuôi của một cặp vợ chồng. Do đó, người được nhận làm con nuôi không thể vừa làm con nuôi của người này vừa làm con nuôi của người khác. Bên cạnh đó người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010: 
– Trẻ em dưới 16 tuổi;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
– Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi;
– Cha mẹ đẻ chỉ được cho con làm con nuôi sau khi con đã sinh ra ít nhất 15 ngày.
2. Về thủ tục nhận nuôi con nuôi
Người nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú hoặc nơi thường trú của người nhận con nuôi. Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định. Trường hợp nhận trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của trẻ đó.
Khi xét thấy có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký thủ tục nhận nuôi con nuôi, trường hợp từ chối đăng ký thì Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản cho người nhận nuôi con nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi
Đối với hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi do Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng cung cấp. Theo quy định tại Điều 18 của luật nuôi con nuôi thì hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
– Giấy khai sinh;
-Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc/feed/ 0
Quyền nuôi con được giải quyết như thế nào khi ly hôn? https://luatsumaithikimsa.com/quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon/ https://luatsumaithikimsa.com/quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:48 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon.html

Quyền nuôi con được giải quyết như thế nào khi ly hôn?

Khi ly hôn, ngoài việc chia tài sản thì giành quyền nuôi con là một việc rất quan trong đối với người cha, người mẹ. Vậy, cha hay mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn? Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Bạn có thể giành giành quyền nuôi con khi nào? 

1. Cha hay Mẹ có quyền nuôi con sau khi ly hôn?

(Ảnh minh họa)

– Đối với ly hôn thuận tình: Vợ chồng có thể thoả thuận với nhau để có quyền nuôi con.

– Đối với ly hôn được phương và tranh chấp quyền nuôi con thì xảy ra các trường hợp sau đây:

+ Khi con dưới 36 tháng tuổi thì theo nguyên tắc chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người bố sẽ có quyền nuôi con.

+ Khi con trên 36 tháng tuổi thì toà sẽ xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì toà sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó. (Trong trường hợp này 2 bên phải làm đơn giành quyền nuôi con).

2. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.

3. Người mẹ có thể giành quyền nuôi con khi nào?

Trường hợp 1:Bé trên 36 tháng tuổi

Người mẹ muốn nuôi con phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế

+ Công việc ổn định

+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)

+ … và các vấn đề khác.

Như vậy, phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của người mẹ phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

+ Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con

+ Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con. Vì vậy, nếu chị chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ…thì bạn sẽ giành lợi thế khi Tòa án phán quyền nuôi con.

Như vậy, để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con.

Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của toà thì chị sẽ có quyền kháng cáo sau 15 ngày hoặc có thể chỉ ra được (Chồng chị) không có đủ điều kiện về vật chất, đạo đức lối sống, tinh thần… ảnh hưởng đến con thì chị sẽ gửi đơn ra toà để toà giải quyết.

(Ảnh minh họa)

– Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.

Trường hợp bé dưới 36 tháng tuổi: Người mẹ phải chứng minh mình có đủ nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi thì người mẹ mặc nhiên có quyền nuôi con.

4. Người cha có thể giành quyền nuôi con khi nào?

Trong những trường hợp nhất định, người bố sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể, trong các trường hợp sau, tòa án sẽ quyết định bố là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn:

(Ảnh minh họa)

– Bố và mẹ thỏa thuận bố là người nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con. Quan hệ hôn nhân gia đình cũng là một quan hệ pháp luật dân sự nên khi giải quyết ly hôn, Tòa án tôn trọng thỏa thuận của các đương sự. Do đó, nếu vợ chồng đã thỏa thuận rõ bố nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con Tòa án sẽ ghi nhận điều này.

– Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là mẹ không đáp ứng đủ một hoặc cả hai điều kiện sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

+ Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình.

Trong trường hợp con trên 36 tháng tuổi:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Sẽ có hai trường hợp như sau:

Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.

Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ về mọi mặt của con. Trong trường hợp bên nào có yêu cầu nuôi con phải chứng minh được việc đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con.

Lá thư đứa con nhỏ gửi cho bố mẹ trước ngày ly hôn 

 


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon/feed/ 0
Kết hôn với người nước ngoài, muốn nhập khẩu cho con thì làm thế nào? https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-muon-nhap-khau-cho-con-thi-lam-the-nao/ https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-muon-nhap-khau-cho-con-thi-lam-the-nao/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:45 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-ket-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-muon-nhap-khau-cho-con-thi-lam-the-nao.html

Kết hôn với người nước ngoài, muốn nhập khẩu cho con thì làm thế nào?

Theo Điều 16 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam như sau:

– Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam

– Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

– Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

Nhập hộ khẩu cho con về nhà chồng khi vợ chưa nhập hộ khẩu về được

(Ảnh minh họa)

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Lưu ý: Giữa vợ chồng đã có thỏa thuận đồng ý con có quốc tịch và đăng ký nhập khẩu tại Việt Nam, nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú sẽ được xác định theo Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về thẩm quyền đăng ký thường trú:

– Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

– Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.


-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai-muon-nhap-khau-cho-con-thi-lam-the-nao/feed/ 0
THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-thuan-tinh/ https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-thuan-tinh/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:14:40 +0000 https://luatsumaithikimsa.com/page-hon-nhan/page-hon-nhan-thu-tuc-ly-hon-thuan-tinh.html

THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

Ly hôn là lựa chọn, giải pháp cuối cùng và không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân của mình khi các giải pháp khác không còn tác dụng, là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 

 

                                                (Ảnh minh họa)

Vậy trước những vấn đề về tình cảm hôn nhân rạn nứt, mâu thuẫn giữa vợ chồng ngày càng trầm trọng, không còn giải pháp nào dung hòa được và cả hai ̣hoặc một trong hai bên muốn giải thoát khỏi cuộc sống chung này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ về thủ tục cũng như trình tự để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn của mình. 

Bài viết dưới đây một phần nào sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề ly hôn cùng với thủ tục ly hôn.

Thứ nhất về Quyền và thủ tục ly hôn thuận tình

Theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Theo quy định của pháp luật thì những đối tượng trên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. (ngoại trừ trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn (người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn). 

Thứ hai về Điều kiện để tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng đồng thuận ly hôn thì có thể làm hồ sơ xin công nhận thuận tình ly hôn.

Lưu ý: Nếu hai bên không thỏa thuận được về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung

Thứ ba về Thủ tục thuận tình ly hôn

                                     (Ảnh minh họa)

– Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng (trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh).

– Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc, Toà án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn; 

– Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án (Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).

– Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Phiên họp giải quyết thuận tình ly hôn sẽ được tiến hành trong vòng 7 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp công khai để giải quyết việc thuận tình ly hôn.

– Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn (Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay).

Thứ tư về Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có: 

–  Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu).

–  Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). 

–  Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

–  CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực).

–  Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có).

–  Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao).

Trường hợp không giữ hoặc thất lạc Giấy chứng nhận kết hôn bản chính thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.

Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

 

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

 

 

 

 

]]>
https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-thuan-tinh/feed/ 0