Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Xác định thẩm quyền việc đăng ký nhận cha, mẹ, con 

Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 thì: “Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

2. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con 

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con ( Luật hộ tịch 2014)

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

3. Xác minh mối quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của thông tư 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn thi hành một số điều Luật hộ tịch.

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

“1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

“2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

(Ảnh minh họa)

4. Xác định mối quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp xảy ra tranh chấp

Trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con xảy ra tranh chấp, một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc xác định cha, mẹ, con với các chứng cứ chứng minh liên quan tại Điều 11 của TT 15/2015/TT-BTP Hướng dẫn thi hành một số điều Luật hộ tịch nói trên.

Hồ sơ khởi kiện bao gốm:
- Đơn khởi kiện.
- CMND, hộ khẩu nguyên đơn.
- Giấy khai sinh của bé.
- Các giấy tờ chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như nêu trên.
Nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi bị đơn cư trú (nếu không có yếu tố nước ngoài).

Trên đây là thủ tục và giấy tờ để thực hiện việc xác nhận cha cho con.

Sau khi xác định cha, mẹ cho con thì cha/mẹ và con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và gia đình (Điều 68 – Điều 77; Điều 107 – Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014) và phát sinh quyền thừa kế giữa cha và con theo quy định của pháp luật về thừa kế được quy định từ Điều 609 – Điều 662 Bộ luật dân sự 2015.