Sơ lược về Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là gì? Vì sao cần phải kí kết hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Trong đó, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về các vấn đề như tiền lương, thời giờ làm việc, thười giờ nghỉ ngơi, các loại bảo hiểm,... để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Chính bởi vì hợp đồng lao động ghi nhận các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên nên khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng lao động chính là cơ sở để các bên đối chiếu, so sánh thực hiện nghĩa vụ của mình và quyền lợi mà mình được hưởng. Bên cạnh đó, hợp đồng lao động cũng chính cơ sở để Nhà nước có thể kiểm tra rà soát việc thực hiện pháp luật lao động.
2. Hình thức hợp đồng.
Theo quy định của BLLĐ 2019, hình thức hợp đồng phải được kí kết dưới dạng văn bản, mỗi bên kí kết giữ 1 bản. Bên cạnh đó, hiện nay, dưới sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, thì BLLĐ cũng đã có sự chấp nhận đối với phương thức kí kết thông qua phương tiện điện tử với hình thức thông điệp dữ liệu. Bên cạnh đó, một sự lưu ý rằng, hợp đồng bằng lời nói vẫn có được công nhận của BLLĐ nhưng chỉ áp dụng đối với hợp đồng có thười hạn dưới 01 tháng.
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
3. Nội dung của hợp đồng lao động
Nội dung của hợp đồng lao động bao gồm các điều khoản bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 21 như sau:
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Bên cạnh đó, nếu có sự thỏa thuận giữa các bên thì cũng có thể có các điều khoản tùy nghi xuất hiện như là tiền xăng xe, tiền ăn trưa, tiền tăng ca, thưởng... Những điều này tuy không bắt buộc có trong hợp đồng lao động nhưng khi được thỏa thuận, ghi vào hợp đồng lao động và được kí kết, nó sẽ trở thành sự ràng buộc mà người lao động, người sử dụng lao động phải làm.