Chứng thư bảo lãnh là gì?
1. Chứng thư bảo lãnh là gì?
Chứng thư bảo lãnh là một văn bản cam kết giữa hai bên là bên bảo lãnh (ngân hàng) và bên nhận bảo lãnh, được lập ra nhằm đảm bảo bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán nợ đúng hạn hoặc thanh toán nhưng không đầy đủ, không đúng thời hạn cho bên nhận bảo lãnh theo quy định trong hợp đồng bảo lãnh.
Theo Điều 24 Nghị định 34/2018/NP-CP quy định: “1.Bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh”
Trong đó:
– Bên bảo lãnh có thể là quỹ bảo lãnh tín dụng cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ, mới được thành lập
– Bên được bảo lãnh là các chủ thể được Qũy bảo lãnh tín dụng bảo lãnh về các khoản vay nợ của mình
– Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức cho vay được pháp luật công nhận như các ngân hàng, tổ chức tín dụng….
2. Nội dung của chứng thư bảo lãnh?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 34/2018/NP-CP về nội dung của một Chứng thư bảo lãnh gồm:
“2.Nội dung của Chứng thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
b) Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
c) Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
đ) Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
g) Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
h) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.”.
Trong trường hợp Chứng thư bảo lãnh cần sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ phải được sự thỏa thuận và thống nhất giữ các bên liên quan
3. Quy trình cấp chứng thư bảo lãnh
Để được cấp chứng thư bảo lãnh thì về cơ bản phải trải qua các bước cơ bản dưới đây như:
– Chủ thể có nhu cầu vay nợ sẽ ký kết hợp đồng với bên tổ chức cho vay, trong trường hợp hợp đồng yêu cầu phải có bên bảo lãnh thì chủ thể vay nợ cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến bên chủ thể bảo lãnh có thẩm quyền
– Hồ sơ đề nghị bảo lãnh sẽ gồm các loại giấy tờ như:
Bài viết liên quan:
- https://luatsumaithikimsa.com/dieu-kien-nhan-nhuong-quyen-thuong-mai/
- https://luatsumaithikimsa.com/nhung-tranh-chap-ve-kinh-doanh-thuong-mai-thuoc-tham-quyen-giai-quyet-cua-toa-an/
- https://luatsumaithikimsa.com/dich-vu-logistics-la-gi/
- https://luatsumaithikimsa.com/bao-lanh-ngan-hang-la-gi-co-may-loai-bao-lanh/
- https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-cap-bang-sang-che/
+ Văn bản đề nghị bảo lãnh được soạn theo mẫu pháp luật quy định
+ Văn bản chứng minh mình đủ điều kiện để được hưởng bảo lãnh theo quy định của quỹ tín dụng đó
+Sau khi chuẩn bị xong thì bên chủ thể được bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ đề nghị này đến Qũy bảo lãnh tín dụng nơi có thẩm quyền bảo lãnh cho chủ thể theo quy định của pháp luật
Nếu chủ thể được bảo lãnh là các doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành nộp đơn đề nghị này tại Qũy bảo lãnh tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thì Qũy bảo lãnh tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh lại hồ sơ
Nếu chấp thuận thì Qũy bảo lãnh và phía bên chủ thể được bảo lãnh sẽ ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh và cấp chứng thư bảo lãnh cho chủ thể được bảo lãnh
4. Rủi ro
Một số rủi ro có thể gặp trong chứng thư bảo lãnh như:
– Rủi ro đến từ việc các điều kiện thanh toán không khả thi, dễ xảy ra tranh chấp
Do bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh khi mà bên nhận bảo lãnh chứng minh được việc họ đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ trước đó nhưng không được, đồng thời chứng minh việc bên được bảo lãnh có hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, việc xác định có vi phạm hợp đồng hay không thì chỉ tòa án mới có quyền đưa ra phán quyết.
Nếu việc xác định vi phạm hợp đồng này chỉ xảy ra giữa hai bên, vậy thì bên thứ ba là bên bảo lãnh không thể xác định được là có hành vi vi phạm hay không. Do vậy bên bảo lãnh rơi vào tình trạng không thể thanh toán nợ bảo đảm cũng không thể “ép buộc” bên được bảo lãnh nhận khoản nợ được.
– Rủi ro gặp phải nữa đó là chủ thể ký phát hành bảo lãnh không đúng thẩm quyền, dẫn đến việc bên phát hành có thể đưa ra các căn cứ pháp luật đề từ chối bảo lãnh; Dễ xảy ra tình trạng giả danh người có thẩm quyền bên phát hành bảo lãnh bằng cách sử dụng con dấu và chữ ký giả;
– Bên bảo lãnh có thể gặp nguy cơ lớn khó được thanh toán khoản bảo lãnh trong trường hợp rủi ro khi doanh nghiệp được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản.
-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.
-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.