THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH
Ly hôn là lựa chọn, giải pháp cuối cùng và không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân của mình khi các giải pháp khác không còn tác dụng, là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
(Ảnh minh họa)
Vậy trước những vấn đề về tình cảm hôn nhân rạn nứt, mâu thuẫn giữa vợ chồng ngày càng trầm trọng, không còn giải pháp nào dung hòa được và cả hai ̣hoặc một trong hai bên muốn giải thoát khỏi cuộc sống chung này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ về thủ tục cũng như trình tự để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn của mình.
Bài viết dưới đây một phần nào sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề ly hôn cùng với thủ tục ly hôn.
Thứ nhất về Quyền và thủ tục ly hôn thuận tình
Theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Theo quy định của pháp luật thì những đối tượng trên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. (ngoại trừ trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn (người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn).
Thứ hai về Điều kiện để tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng đồng thuận ly hôn thì có thể làm hồ sơ xin công nhận thuận tình ly hôn.
Lưu ý: Nếu hai bên không thỏa thuận được về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung
Thứ ba về Thủ tục thuận tình ly hôn
(Ảnh minh họa)
– Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng (trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh).
Bài viết liên quan:
- https://luatsumaithikimsa.com/ket-hon-gia-bi-xu-ly-nhu-the-nao/
- https://luatsumaithikimsa.com/tranh-chap-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon-va-sau-khi-ly-hon/
- https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-trong-nuoc/
- https://luatsumaithikimsa.com/quyen-nuoi-con-duoc-giai-quyet-nhu-the-nao-khi-ly-hon/
- https://luatsumaithikimsa.com/thu-tuc-ly-hon-2020-va-toan-bo-huong-dan-chi-tiet-nhat/
– Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc, Toà án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn;
– Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án (Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).
– Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Phiên họp giải quyết thuận tình ly hôn sẽ được tiến hành trong vòng 7 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp công khai để giải quyết việc thuận tình ly hôn.
– Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn (Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay).
Thứ tư về Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực).
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có).
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao).
Trường hợp không giữ hoặc thất lạc Giấy chứng nhận kết hôn bản chính thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.
Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.
-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.