Ai là người thừa kế và các hàng thừa kế trong việc phân chia di sản?

Trong trường hợp một người có di sản mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các hàng thừa kế  tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định như sau:

“Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”.

A. HÀNG THỪA KẾ THỨ NHẤT

Có hai mối quan hệ thừa kế sau đây:  1. Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng; 2. Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con. 

1. Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: 

Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là là một quan hệ thừa mang tính hai chiều, theo đó khi bên này chết thì  bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại.

Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân, mà hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Do đó, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Vì thế vợ chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết , nếu vào thời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. 

Tuy nhiên, việc thừa nhận nam nữ có quan hệ hôn nhân để theo đó xác định họ là vợ chồng được hưởng di sản thừa kế sẽ khác nhau theo mỗi giai đoạn lịch sử. Cụ thể:

– Kể từ khi luật hôn nhân gia đình 1959 được ban hành (có hiệu lực kể từ ngày 13/01/1960) thì chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng được xác lập. Kể  từ thời điểm này, nam nữ ở chung với nhau bắt buộc phải đăng ký kết hôn với nhau mới được công nhận là có quan hệ vợ chồng.

– Còn từ thời điểm trước ngày 13/01/1960 luật HNGĐ có hiệu lực, do chế độ hôn nhân cũ vẫn tồn tại nên phải chấp nhận chế độ đa thê và phải thừa nhận giữa họ có quan hệ thừa kế di sản của nhau theo quan hệ hôn nhân.

Do đó, khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau:

2. Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con

Là quan hệ thừa kế giữa một bên là cha, mẹ với một bên là con cũng là quan hệ thừa kế mang tính hai chiều. Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ: 

a, Căn cứ vào quan hệ huyết thống thì đó là những người có cùng một dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau. Trong đó cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó và được pháp luật thừa nhận (Giấy khai sinh). Cho nên, người sinh ra con mình dù trong hay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết. Và ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thú nhất để hưởng di sản do cha, mẹ mình để lại.

b, Căn cứ theo quan hệ nuôi dưỡng thì đó là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó làm con nuôi theo quy định của pháp luật. Cha nuôi mẹ nuôi là những người thừa kế ở hàng thứ nhất của người con nuôi khi người con nuôi đó chết và ngược lại.

– Trường hợp một người vừa có con nuôi vừa có con đẻ thì thì họ vừa là hàng thừa kế thứ nhất của con đẻ và vừa là người thừa kế thứ nhất của người con nuôi khi những người con này chết. Ngược lại, một người đang là con nuôi của người khác thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ nuôi khi cha mẹ nuôi chết và vừa là người thừa kế thứ nhất của cha mẹ đẻ khi cha mẹ đẻ chết.

– Trường hợp người nhận nuôi con nhưng không đăng ký việc nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật thì  quan hệ thừa kế giữa họ không được công nhận.

– Lưu ý: Quan hệ nuôi dưỡng phải tồn tại cho đến thời điểm mở thừa kế. Nếu việc nuôi con nuôi chấm dứt trước thời điểm mở thừa kế thì họ không được hưởng di sản của nhau nữa.

B. HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI:

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm 2 mối quan hệ thừa kế: 1. Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu; 2. Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột.

1. Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu