PHÂN BIỆT CƯỚP TÀI SẢN VÀ CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN
STT |
Tiêu chí |
Tội Cướp tài sản |
Tội Cưỡng đoạt tài sản |
1 |
CSPL |
Điều 168 BLHS 2015 |
Điều 170 BLHS 2015 |
2 |
Khách thể tội phạm |
Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân |
Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân |
3 |
Mặt chủ quan của tội phạm |
+Lỗi: cố ý trực tiếp +Tuổi: có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 12 quy định về độ tuổi). Đối với tội danh này độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi – điểm c khoản 2 Điều 12 BLHS 2015. +Mục đích (để phân biệt với các tội khác): phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản |
+Lỗi: cố ý trực tiếp +Tuổi: có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 BLHS 2015 quy định về độ tuổi) |
4 |
Mặt khách quan của tội phạm |
– Đối tượng tác động: tài sản và tác động lên người nạn nhân làm nạn nhân lâm vào tình trạng không chống cự được. +Các dạng hành vi thực hiện: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không chống cự được. – Cấu thành tội phạm cắt xén: tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện các hành vi nêu trên (mặc dù có cướp được tài sản hay không) |
– Đối tượng tác động: tài sản và tác động lên nạn nhân. +Các dạng hành vi thực hiện: đe dọa sẽ dùng vũ lực, có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. – Cấu thành tội phạm cắt xén: tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện các hành vi nêu trên |
Nhận xét:
+Giống nhau:
– Khác thể: của hai tội này là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, sự kết hợp của cả 2 mối quan hệ này mới phản ánh đúng tính chất nguy hiểm của hành vi do người phạm tội thực hiện.
– Cấu thành tội phạm: cắt xén nên tội phạm hoàn thành khi thực hiện hành vi và việc chiếm đoạt tài sản không phải là dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm nên tội phạm hoàn thành khi thực hiện các hành vi kể trên.
+Khác nhau:
- Tội Cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015)
– Cướp tài sản: là hành vi dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhầm chiếm đoạt tài sản
– Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm làm cho người này lâm vào tình trạng không thể chống cự được. (Hành vi này có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ phương tiện phạm tội nhưng phải nhầm vào chủ, người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng có khả năng cản trở việc chiếm đoạt)
Hành vi dùng vũ lực ở tội cướp tài sản phải thể hiện nguy hiểm mức độ có khả năng làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không chống cự được.
– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ đe dọa dùng vũ lực tức thời. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chỉ nhầm làm cho người bị đe dọa tin rằng việc dùng vũ lực đó là thực hiện sẽ xảy ra tức thời mà không cần biết người phạm tội có ý định đó hay không.
– Hành vi khác làm cho người khác bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi dùng mọi phương pháp, thủ đoạn khác nhau để làm cho nạn nhân không thể chống cự lại hành vi chiếm đoạt tài sản như cho nạn nhân uống thuốc độc, thuốc ngủ, thuốc mê, gây tê…
- Tội Cưỡng đoạt tài sản Điều 170 BLHS 2015:
– Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc người thân của họ nếu người này không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội như là không giao tài sản cho người phạm tội.
– Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị giết không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội, làm cho người phạm tội bị tê liệt ý chí.
*Đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực ở Tội cướp tài sản khác đe dọa sẽ dùng vũ lực của Tội cưỡng đoạt tài sản ở chỗ nó phải đe dọa ngay tức khắc và làm cho người bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Dấu hiệu này thể hiện sự nhanh chóng về mặt thời gian sức mạnh về hành vi đe dọa. (Để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực xảy ra ngay tức khắc hay không cần dựa vào nội dung, hình thức đe dọa, phương tiện đe dọa, tương quan lực lượng giữa hai bên, hoàn cảnh, không gian, thời gian phạm tội, tình hình trật tự xã hội).
Còn đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực của Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi sẽ dùng vũ lực và không diễn ra ngay tức khắc không làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí (có khoảng cách về thời gian, hành vi đe dọa chưa đủ sức mạnh làm cho người bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà chỉ có khả năng không chế ý chí của nạn nhân). Xét về mặt hoàn cảnh, điều kiện, nạn nhân vẫn còn khả năng để suy nghĩ cân nhắc trước khi quyết định hành động trong một thời gian nhất định.